Hôm nay,  

Úc, Nhật Vào Biển Đông

22/03/201600:00:00(Xem: 6622)

Như thế là đông vui... Có vẻ như càng đông càng tốt, vì mỗi khi có quốc gia nào nói tới Biển Đông, hay đưa tàu chiến vào là Bắc Kinh nhảy nhổm lên.

Nhưng Trung Quốc vẫn không ngừng hung hăng.

Bản tin Reuters cho biết nhà chức trách Indonesia bắt 8 ngư phủ Trung Quốc bị tố cáo xâm phạm ngư trường thuộc hải phận của Indonesia.

Thế nhưng, viên chức Trung Quốc khẳng định ngư thuyền của họ chỉ khai thác ngư trường truyền thống của mình.

Hôm Thứ Hai, Bộ trưởng hải vụ Susi Pudjiastuti lên án sự can thiệp trong tranh chấp ngư trường gần Natuna Islands – 8 ngư phủ Trung Quốc bị bắt giữ với tàu đánh cá đang hoạt động tại hải phận kinh tế của Indonesia tại Biển Đông hôm chủ nhật.

Duyên Phòng Trung Quốc can thiệp, giành lại con tàu.

Bộ trưởng Susi tuyên bố: Trung Quốc không nên cư xử như thế, vì chính quyền không nên bênh vực sự đánh cá bất hợp pháp, không báo cáo.

Beijing tự tuyên bố chủ quyền với hầu hết biển, đảo tại Biển Đông, nhưng không thách thức quyền của Indonesia tại Natuna Islands.

Thông tấn Reuters đưa tin: ĐS Sun Weide của Trung Quốc khẳng định ngư thuyền của Trung Quốc hoạt động tại ngư trường truyền thống, kêu gọi Indonesia thương luợng và đối thoại.

Tại Beijing trong tháng này, bộ trưởng tư pháp Trung Quốc Zhou Qiang loan báo tại khoá họp thường niên cùa QH: sẽ thành lập trung tâm tài phán hàng hải.

Nghĩa là gì? Nghĩa là, lấy luật Trung Quốc để áp đặt tàu bè nước khác ở Biển Đông.

Hung hăng còn thêm một bậc nữa: bản tin RFI cho biết Trung Quốc đã đòi Nhật Bản không bàn Biển Đông tại hội nghị G7.

RFI nói, nếu Nhật Bản đưa vấn đề Trung Quốc tranh chấp Biển Đông với các nước Đông Nam Á vào chương trình nghị sự của nhóm G7 thì điều này sẽ gây tác hại cho quan hệ song phương. Trên đây là cách thức gây áp lực của Bắc Kinh, nhưng đã bị Tokyo khước từ.

Theo các nguồn tin ngoại giao được Kyodo và Japan Times ngày 21/03/2016 trích dẫn thì nhân cuộc họp cấp thứ trưởng ngoại giao ngày 29/02, tại Tokyo, trợ lý ngoại trưởng Trung Quốc Khổng Huyễn Hựu (Kong Xuan You) đã tỏ ra rất bực bội vì Tokyo công khai lên án chính sách của Bắc Kinh tại Biển Đông.

Ông Khổng Huyễn Hựu kêu gọi đồng nhiệm Nhật Bản Shinsuke Sugiyama là không nên đưa hồ sơ này ra thảo luận với nhóm G7 vì Nhật «không có liên can gì » với vùng biển mà Trung Quốc gọi là Nam Hải. Nếu Nhật Bản từ chối thì tiến trình cải thiện quan hệ hai bên, đang căng thẳng vì tranh chấp ở Senkaku/ Điếu Ngư trong biển Hoa Đông, sẽ bị tác hại.

Tuy nhiên, Tokyo đã từ khước yêu cầu của Bắc Kinh với lý do là cộng đồng quốc tế không thể chấp nhận Trung Quốc bồi đắp, mở rộng các đảo đá ngầm xây dựng căn cứ và quân sự hóa Biển Đông.

Nhân hội nghị 7 cường quốc kinh tế thế giới G7 (không có Trung Quốc) tại thành phố Mie, Nhật Bản ngày 26 và 27 tháng 5, thủ tướng Shinzo Abe quyết tâm nhấn mạnh đến vai trò «thượng tôn pháp luật» của Nhà nước vào bản tuyên bố chung của thượng đỉnh G7 sau khi toàn nhóm sẽ thống nhất quan điểm về an ninh ở Biển Đông nhân cuộc họp cấp ngoại trưởng vào tháng 4.

RFI ghi thêm:

“Cũng theo nguồn tin của Kyodo, Trung Quốc sẽ theo dõi sát thượng đỉnh G7 và xem đây là trắc nghiệm “thiện chí” của Tokyo cải thiện quan hệ với Bắc Kinh.

Nhóm các nước G7 gồm có: Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Ý, Canada và Nhật.”

Mặt khác, một bản tin VOA cho thấy Australia sẽ tiếp tục cử tàu và máy bay đến Biển Đông. Nghĩa là Biển Đông sẽ đông hơn, vui hơn.

VOA cho biết Bộ trưởng Quốc phòng Australia Marise Payne hôm 21/3 nói Canberra sẽ tiếp tục cử tàu và máy bay đến Biển Đông nơi có nhiều tranh chấp để bảo đảm tự do hàng hải và hàng không ở vùng biển.

“Chúng tôi hết sức nhất quán khi nói các hoạt động của chúng tôi sẽ tiếp tục với việc đưa các tàu và máy bay của chúng tôi đến khu vực đó trên thế giới, phù hợp với pháp quyền. Chúng tôi chưa hề thay đổi quan điểm”, bà Payne phát biểu sau khi họp với người đồng nhiệm Malaysia Hishammuddin Hussein ở Kuala Lumpur.

Ông Hishammuddin nói ông dự định sẽ gặp các bộ trưởng quốc phòng của Việt Nam và Philippines để thảo luận về sự củng cố quân sự của Trung Quốc ở Biển Đông. Ông cho hay: “Malaysia không thể tự mình đối mặt với tính phức tạp của vấn đề Biển Đông. Chúng tôi nhìn vào tính nhất quán và các sự việc thực tế… nhưng trước khi chúng tôi xác định có chuyện gì không ổn, chúng tôi cần biết chính xác về các sự việc trên thực tế”.

Tuy nhiên, ông nói các cuộc gặp phải chờ cho đến khi Việt Nam bổ nhiệm bộ trưởng quốc phòng mới cũng như sau khi Philippines tiến hành bầu cử tổng thống.

Gần đây, Malaysia đã có quan điểm cứng rắn hơn về vấn đề Biển Đông sau khi các tàu của Trung Quốc xâm nhập ngày càng thường xuyên vào vùng đặc quyền kinh tế của Malaysia. Thậm chí tàu Trung Quốc còn xua đuổi các tàu cá của nước này khỏi bãi san hô Nam Luconia, ảnh hưởng đến đời sống của các ngư dân, buộc Malaysia không thể làm ngơ.

VOA ghi thêm:

“Các nhà quan sát cho rằng việc Malaysia nhẫn nhịn với Trung Quốc không đem lại các kết quả tốt đẹp ở Biển Đông. Họ chỉ ra rằng có những bằng chứng cho thấy sự kiên nhẫn của Malaysia dường như chỉ khuyến khích Trung Quốc lấn tới hơn nữa.”

Ai cũng nhẫn nhịn với TQ, có thê gọi là quá mức rồi.

Riêng Việt Nam, giây phút này về phe với Mỹ-Nhật-Úc... là tuyệt vời nhất. Không cần “kết nghĩa chữ vàng kiểu anh Tàu” nhưng hẳn là cần liên minh.

Nếu không liên minh, sẽ bị bóp mũi chết vậy. Lúc đó, bảo sao số phận sao lại giống Tây Tạng.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.