Hôm nay,  

SOS Đồng Bằng Sông Cửu Long

04/03/201600:00:00(Xem: 5814)

Tin VOA, dẫn tin của Indo Asian News Service (IANS) ngày 19/2 cho hay nhiều vùng ở đồng bằng sông Cửu Long bị hạn hán và nước mặn xâm lấn nghiêm trọng nhất trong gần 100 năm qua. Tai hoạ nhiễm mặn đã tàn phá nặng nề các vùng trồng lúa và cây ăn trái, các khu rừng, ảnh hưởng tới ngành nông nghiệp và chăn nuôi, cũng như gây ra nạn thiếu nước ngọt ở nhiều tỉnh thành phía Nam. Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát cho biết hạn hán và nước mặn xâm lấn đã phá hỏng nhiều đồng lúa, thiệt hại trị giá khoảng 1.000 tỷ đồng Việt Nam. Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam dự báo ngoại trừ thành phố Cần Thơ và hai tỉnh An Giang, Đồng Tháp, tất cả các địa phương ở đồng bằng sông Cửu Long sẽ bị nước mặn xâm lấn trong năm nay. Tại Kiên Giang, dù tỉnh này đã đầu tư gần 20 tỷ đồng để đào hàng chục con đê nhỏ ngăn chặn, nhưng nước mặn vẫn lấn ruộng lúa, phá hủy hơn 30.000 ha.

Bộ Nông nghiệp nói vùng đồng bằng sông Cửu Long cần nguồn ngân quỹ 4 tỷ đôla mới có thể đối phó hiệu quả với nạn hạn hán và nước mặn xâm lấn. VOA ghi thêm “Bộ Nông nghiệp nói vùng đồng bằng sông Cửu Long cần nguồn ngân quỹ 4 tỷ đôla mới có thể đối phó hiệu quả với nạn hạn hán và nước mặn xâm lấn.”

Tiến sĩ Mai Thanh Truyết, một chuyên gia theo sát tình hình ô nhiễm môi trường ở VN, từ Mỹ nói với VOA ngày 20/02/2016, “… Từ khi Việt Nam phát triển từ năm 1986, sự phát triển đó không đặt trọng tâm vào việc bảo vệ môi trường. Cho nên, sau 20 năm phát triển, những dòng sông từ Bắc chí Nam đều bị ô nhiễm, người dân càng ngày càng chịu áp lực nặng nề về nguồn nước sinh hoạt vì gia tăng dân số, gia tăng phát triển.” Tiến sĩ còn trưng dẫn thêm “tình trạng phá rừng làm nước không còn được thanh lọc tự nhiên từ trong rừng,… việc xây đập thủy điện, đập chứa nước vô tội vạ, không nghiên cứu tác động môi trường. Chính đó làm cho nguồn nước càng ngày càng tệ hại hơn. Nhưng cái quan trọng nhất là chính sách quản lý môi trường nước và quản lý môi trường nói chung, dù có trên luật, nhưng người thừa hành không thực hiện được vì qua cái cơ chế tạo ra một hệ thống không thể kiểm soát… Những nguy cơ về ô nhiễm nguồn nước và mực nước mặn gia tăng do lượng nước sông chảy ra biển không còn đủ để đẩy lùi nhiễm mặn, việc phá rừng đặc biệt là rừng tràm-rừng đước để nuôi tôm hay cá ba sa cùng tất cả các nguy cơ về nước hoặc rác phế thải đều được những nhà chuyên môn, giới khoa học ở Việt Nam cảnh báo, nhưng tiến độ giải quyết không thể đáp ứng được nhu cầu bảo vệ môi trường… miền Nam chẳng hạn, hạn chế việc phá rừng tràm rừng đước nuôi cá ba sa và nuôi tôm ở vùng ngập mặn. Hình ảnh vệ tinh năm 2008 cho thấy vùng đó bị tàn phá, bị khai thác hơn 250 ngàn mẫu, gần 100 ngàn mẫu đã trở thành những chấm đen sau 3-4 mùa nuôi tôm.

Tin mới đây, Thái Lan nước thượng nguồn Mekong mà VN là nước ở hạ nguồn, cũng tin VOA, cục Thủy lợi Hoàng gia Thái Lan đang nghiên cứu việc chuyển dòng cửa sông Loei, một nhánh của sông Mekong, để đưa nước đến các vùng nông nghiệp ở đông bắc nước này. Dự án sẽ mang lại an ninh nước cho Thái Lan trong mùa khô và ngăn nước không chảy vào sông Mekong quá nhiều. Khi hoàn thành, dự kiến 2 tỷ mét khối nước sẽ được chuyển dòng qua hầm dẫn mỗi năm, mang lại lợi ích cho 1,7 triệu hộ gia đình Thái Lan…Việt Nam, nước cuối nguồn sông Mekong, trong những năm gần đây đã gánh chịu hậu quả của việc các nước Trung Quốc, Lào, Thái Lan xây đập hoặc nắn dòng ở các vị trí cao hơn trên con sông chảy từ Trung Quốc qua 6 quốc gia. Ngay trong tháng 2, khu vực đồng bằng sông Cửu Long đã bị hạn hán và xâm nhập mặn nghiêm trọng, lên tới mức kỷ lục trong 100 năm qua.


Thứ Trưởng Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Hoàng Văn Thắng cách đây ít ngày nói với báo giới Việt Nam rằng nguyên nhân dẫn đến tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn kỷ lục này là do hiện tượng suy thoái các con sông. Ông khẳng định thủ phạm của sự suy thoái đó chủ yếu là do quá trình phát triển hồ chứa ở thượng nguồn. Theo Thứ trưởng Thắng, đây là vấn đề lâu dài nhưng phải gấp gáp tìm giải pháp, nếu không 1-2 năm nữa nước sẽ về ít, mặn sẽ vào rất sâu. Thêm vào đó, khi mực nước hạ thấp, không lấy nước đưa sang các vùng nông nghiệp sẽ gây tác động rất lớn đối với Đồng bằng sông Cửu Long.

Báo chí Việt Nam những ngày gần đây đưa tin cho thấy một số vị trí dọc theo khu vực ven biển của đồng bằng, từ sông Vàm Cỏ cho đến sông Tiền, sông Hậu, rồi khu vực Miền Tây, nước mặn đều vào sâu hơn từ 30 km đến 50 km, độ mặn cao hơn từ 4-7g/lít.

Hôm 17/2, trong cuộc họp khẩn về tình hình hạn hán, ngập mặn ở ĐBSCL, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đổ tội cho Ông Trời, nói đó là thiên tai đặc biệt nghiêm trọng. Ông chỉ đạo Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, các ngành, địa phương gấp rút làm các công việc cụ thể để ngăn mặn. Tuy nhiên đến nay không thấy báo chí Việt Nam đưa tin đã có giải pháp, biện pháp cụ thể nào cả về ngắn hạn lẫn dài hạn được đề nghị hay thực hiện.

Giới chuyên môn trong ngoài nước nhu Giáo sư Võ tòng Xuân của Đại Hoc Cần thơ VNCH được lưu dung và mốt số chuyên gia của VNCH từ Mỹ, Úc, Pháp đã từng cảnh báo rằng do nằm ở hạ nguồn sông Mekong, Việt Nam đang đứng trước nguy cơ phải gánh chịu tác động to lớn, chưa thể lường trước từ các dự án thủy điện và đập ở thượng nguồn: bao gồm thiếu hụt nguồn nước ở hạ lưu; xâm nhập mặn nghiêm trọng; suy giảm lượng phù sa bồi đắp cho đồng bằng từ 26 triệu tấn/năm xuống còn 7 triệu tấn/năm; tổn hại nguồn lợi thủy sản từ 500 triệu đôla đến 1 tỉ đôla mỗi năm.”

Miền Tây có thể nói là cái nôi của văn minh Miệt Vườn với Sông Tiền, Sông Hậu hai nhánh của Sông Cửu Long. Con người và cuộc sống có một lối sống thật là dễ dàng, êm đềm và giản dị như người nông dân sau bữa cơm trưa ngoài đồng, gồm cá rau mát ruột, nằm dưới bóng cây mé vườn, gió hiu hiu “làm một giấc”, ngái o o, vô cùng sản khoái, sung sướng. “Nhớ xưa ta sống một đời/ Dễ dàng, ăn thiệt chỉ làm mà chơi/ Như dòng sông Hậu trôi mơ mộng/ Như đất Miền Tây rộng thành thơi”.

Nhưng bây giờ Đồng Bằng Sông Cửu Long hay Miền Tây của văn minh Miệt Vườn, món quà của hai sông Tiền, sông Hậu – ôi nay còn đâu. Từ lâu tai hoạ đã đến cho dân Miền Tây. Xin lấy phóng sự, thông tin, hình ảnh của Anh Nam Nguyên trên Đài Á châu Tự do ngày 27-07-2012 để minh hoạ nỗi buồn áo não cho Miền Tây, cảnh khốn khổ của đồng bào Miền Tây Nam Việt.

Những con số nhói tim, những lời đứt ruột. Phóng sự viết người dân Miền Tây “tư bề khốn khó” [chữ dùng của câu chủ đề của phóng sự] bần cùng trên vựa lúa của cả nước. Mồ hôi của nông dân, bàn tay bàn chưn chay của nông dân tạo nên tên tuổi cho Việt Nam thành nước xuất cảng gạo hạng nhì trên thế giới, mà dân Miền Tây đâu có được hưởng gì. Nông dân Miền Tây có làm mà chẳng có ăn. “Khu vực ĐBSCL dân số gần 18 triệu nơi cung cấp 90% lượng gạo và 60% lượng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam.” Nhưng cuộc sống vô cùng khó khổ. Sự khốn khó của của ĐBSCL được báo Saigon Giải Phóng Online ghi nhận “đầu tư quốc gia vào vùng ĐBSCL chỉ chiếm 13,6% tổng đầu tư quốc gia. Vốn tín dụng thấp, tổng dư nợ chỉ đạt 9% so với cả nước. Chính “Ông Trần Thanh Mẫn bí thư Tỉnh ủy Cần Thơ báo cáo thực trạng bi đát” ấy./.(VA)

Ý kiến bạn đọc
05/03/201602:31:08
Khách
Đất nước trong tay đám khỉ Trường Sơn !
04/03/201616:48:50
Khách
Would like to invite Tiến sĩ Mai Thanh Truyết to drive down to San Diego
for an interview on the situation of đồng bằng sông Cửu Long.
The video is to broadcast on YouTube for everybody to view.
Please ask Tiến sĩ Truyết to contact me @ Giao (858) 210-2137.

San Diego, California - USA
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.