Hôm nay,  

Nhiều Người Việt Xử Thế Kiểu Kỳ Dị, Chen Lấn, Xô Đẩy

29/02/201600:00:00(Xem: 6382)

SAIGON -- Lâu nay, dù ở trong nước hay ra nước ngoài, nhiểu người Việt vẫn có những cách ứng xử “kỳ quặc” trước mắt người nước ngoài cũng như đồng bào mình, như: xả rác bừa bãi, chen lấn xô đẩy và chưa hình thành thói quen xếp hàng,

Để nhận diện rõ hơn tệ nạn này, báo Tuổi Trẻ (TTO) làm đợt khảo sát với 200 bạn trẻ (từ 15-30 tuổi) là học sinh THPT, sinh viên, công nhân và giới nhân viên văn phòng ở Sài Gòn để tìm hiểu xem họ đánh giá thế nào về những ứng xử nơi công cộng, nhất là ý thức xếp hàng của người Việt mình.

Khi được hỏi về các ứng xử thường thấy của người Việt tại những nơi công cộng, các bạn trẻ trong mẫu khảo sát (200 người) đã nêu lên ba lối ứng xử không đẹp thường có nhất của người Việt nơi công cộng, đó là “xả rác bừa bãi” (79%), “nói chuyện ồn ào” (74%) và “không xềp hàng, chen lấn xô đẩy” (70,5%).

Theo TTO, vứt rác bừa bãi nơi công cộng quả thật là một thói quen đã có từ lâu của người Việt, thói quen này có thể là kết quả từ quan niệm không gian công cộng là chung, không phải là không gian của riêng mình nên cần gì phải giữ cho sạch sẽ. Hệ quả của tâm lý này là người Việt hay có thói quen quét nhà và đẩy rác ra đường, đường đầy rác, đường dơ bẩn cũng được, miễn sao nhà của mình, sân của mình sạch là được. Từ thói quen tưởng là nhỏ đó dần dần hình thành nên tâm thức không xem trọng việc giữ gìn vệ sinh nơi công cộng là một điều có thể hiểu được.

blank
Chỉ xếp hàng ở những nơi có quy định phải xếp hàng (Ảnh chụp ở cổng vào dinh Thống Nhất, Q.1 Sài Gòn).

Kế đó, nói chuyện ồn ào cũng là một nét rất dễ thấy nơi người Việt, từ những buổi nhậu người ta tranh nhau hô “dzô dzô” cho to hơn bàn khác, đến việc các hành khách nước ngoài khó chịu vì người Việt nói chuyện ồn ào trên máy bay...

Đến chuyện “không chịu xếp hàng” thì kết quả khảo sát cho thấy chỉ có 27% số người được hỏi cho rằng việc xếp hàng của người Việt đã thành thói quen, trong khi có đến 65.5% cho rằng người Việt chỉ xếp hàng khi bị bắt buộc, tức là chỉ xếp hàng ở những nơi có quy định phải xếp hàng.

Như vậy, chưa đến 1/3 số người được hỏi cho biết việc xếp hàng đã trở thành thói quen. TTO nhận định rằng điều này là dễ hiểu vì để trở thành một thói quen cần một thời gian dài và nên bắt đầu bằng những quy định mang tính pháp quy buộc người ta phải biết xếp hàng. Chẳng hạn như tại Philippines có ban hành quy định yêu cầu mọi người phải xếp hàng lên xe và không được chen lấn.

Mặt khác, tất cả các nơi từ cơ quan công quyền, trường học, bệnh viện... phải thực hiện nguyên tắc “đến trước được phục vụ trước” vì đây là một nguyên tắc được ngầm hiểu ở tất cả các nước văn minh.

TTO còn nêu một thực tế rất tiêu cực, đó là ở trong nước có không hiếm trường hợp mọi người đang chờ đến lượt nhưng người đến sau lại được phục vụ trước do có quen biết hay do có quyền lực hay có nhiều tiền, và điều này làm cho việc xếp hàng dần trở nên vô nghĩa trong mắt mọi người.

Nhưng vì sao người Việt ít có thói quen xếp hàng? Về câu hỏi này, kết quả khảo sát ghi nhận đa số những người được hỏi cho rằng người Việt ít chịu xếp hàng là vì phải “chờ đợi lâu” (62%), đứng ở vị trí thứ hai là vì “người Việt chưa có thói quen xếp hàng” (55%) và thứ ba là vì “thấy ai cũng không xếp hàng” (46,5%).

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.