Hôm nay,  

HS Sẽ Học Cuộc Biến Biên Giới

25/02/201600:00:00(Xem: 2851)

Học sinh từ tiểu học sẽ được biết về cuộc chiến tranh biên giới phía bắc...

Báo Thanh Niên ghi lời Phó giáo sư Nghiêm Đình Vỳ, tổng chủ biên một số sách giáo khoa Lịch sử, nói như thế, khi vị này đưa ra những hình dung cần thiết phải bổ sung về cuộc chiến tranh xâm lược biên giới phía bắc Việt Nam của Trung Quốc.

Bản tin TN ghi lời Phó giáo sư Nghiêm Đình Vỳ nhận định:

“Hiện nay trong chương trình môn lịch sử phổ thông, cuộc chiến tranh xâm lược biên giới phía bắc Việt Nam của Trung Quốc (năm 1979) đã có. Cụ thể, ở bậc THCS, trong sách giáo khoa Lịch sử lớp 9, bài 32 với tên gọi “Xây dựng đất nước và bảo vệ tổ quốc” có một phần nói về cuộc đấu tranh bảo vệ biên giới phía Tây Nam và một phần nói về cuộc đấu tranh bảo vệ biên giới phía bắc. Đã có rồi nhưng nội dung đề cập đến còn chưa hết, chưa đầy đủ, chưa thỏa mãn không chỉ với người đọc, người học, mà chưa thỏa mãn kể cả với những người viết sách giáo khoa lịch sử chúng tôi. Tất nhiên, vì nhiều lý do khác nhau nên chúng tôi đã phải chấp nhận như vậy.”

Trong khi đó, Báo Một Thế Giới ghi lời GS Hồ Ngọc Đại cho biết: Bộ sách giáo khoa (SGK) do chính tay ông biên soạn đã đưa cuộc chiến tranh biên giới vào từ năm 1980. Tuy nhiên sau một thời gian dài bị lược bỏ, cuộc chiến này tiếp tục được đưa vào với nội dung cụ thể hơn từ vài năm nay.


Bản tin MTG ghi nhận ý kiến từ thầy Trần Trung Hiếu, giáo viên Lịch sử, Trường THPT chuyên Phan Bội Châu - Nghệ An:

“...Không thể nói việc đưa vào SGK các cuộc chiến này sẽ gây thù hằn dân tộc hay ảnh hưởng tới quan hệ ngoại giao 2 nước mà cần cho các em học sinh và người dân được biết để có được hòa bình thì dân tộc ta phải trả giá đắt là sự ngã xuống của cha ông. Ý thức, tinh thần tôn trọng quá khứ, tưởng nhớ tới người ngã xuống là ý thức "uống nước nhớ nguồn", "ăn quả nhớ kẻ trồng cây" mà chúng ta đang giảng dạy.

"Không thể trách các em học sinh vẫn tưởng nhầm khi nghĩ bộ đội nước ta vẫn đóng quân trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Nhưng sự thật thì sao? Sự thật thì quần đảo Hoàng Sa (thuộc địa phận Đà Nẵng) đã mất từ tháng 1.1974, còn quần đảo Trường Sa (thuộc địa phận tỉnh Khánh Hòa) đang mất dần vào tay người bạn 8 chữ vàng của chúng ta. Sách của chúng ta thiếu sự kiện thì phải bổ sung, sai thì phải sửa nhưng phải nói cho đúng sự thật. Vàng bạc, kim cương không phải thứ đắt nhất mà thứ đắt nhất là sự thật, sự thật lịch sử cần phải được coi trọng và ghi nhận. SGK phải đưa những cuộc chiến lịch sử của đất nước vào chương trình để các em học sinh tiếp cận một cách trung thực nhất"...”

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.