Hôm nay,  

Trung Đoàn 54 Bb Bạch Hổ Tử Chiến Giữ Tuyến Tây Huế

07/05/199900:00:00(Xem: 26018)
* Phòng tuyến của Trung đoàn 54 Bộ binh ở Tây Huế:
Trước khi cuộc chiến Mùa Hè 1972 bùng nổ vào cuối tháng 3/1972, từ giữa tháng 3/1972, theo kế hoạch của bộ Tư lệnh Sư đoàn 1 Bộ binh, trung đoàn 54 Bộ binh (biệt danh là trung đoàn Bạch Hổ) do trung tá Nguyễn Thanh Hạnh, trung đoàn trưởng, chỉ huy, được điều động từ Nam và Tây Nam Thừa Thiên vào khu vực cận sơn quận Nam Hòa, nằm ở phía Tây Huế. Tuyến phòng thủ chiều ngang do trung đoàn 54 Bộ binh đảm trách chạy dài từ phía Bắc căn cứ Bastogne (cách Huế khoảng 12 km đường chim bay) đến phía Nam cao điểm 342 (Checkmate). Theo phối trí, bộ chỉ huy hành quân trung đoàn đặt tại căn cứ Birmingham (Bình Điền), tiểu đoàn 1/54 án ngữ cao điểm 342 và cụm điểm quanh căn cứ Checkmate, tiểu đoàn 2/54 phòng ngự căn cứ và vòng đai Bastogne, tiểu đoàn 3/54 và 4/54 phòng thủ chiều sâu, ban chỉ huy tiểu đoàn 3/54 đóng chung với bộ chỉ huy trung đoàn, tiểu đoàn 4/54 hành quân di động.
Về hoạt động của đối phương, từ đầu tháng 3/1972, tin tức tình báo ghi nhận các đợt chuyển quân của 3 trung đoàn 29, 803 và 812 thuộc sư đoàn 324 B từ phía Bắc vào thung lũng Ashau nằm ở hướng Tậy Thừa Thiên. Cùng lúc đó, trung đoàn 24 thuộc sư đoàn 304 CSBV cũng được ghi nhận là đã di chuyển khỏi mật khu Ba Lòng (Quảng Trị) và trên đường di chuyển về phía Nam. Từ giữa tháng 3/1972 đến đầu tháng 4/1972, trong khu vực trách nhiệm của trung đoàn 54 Bộ binh không có những trận giao tranh lớn, chỉ có những đợt pháo kích của Cộng quân ở mức độ nhỏ. mang tích cách thăm dò khả năng phản pháo của tiểu đoàn Pháo binh tăng phái cho trung đoàn.
* Tiểu đoàn 2/54 và hai tuần lễ cố thủ căn cứ Bastogne:
Trong 10 ngày đầu của tháng 4/1972, Cộng quân áp lực nặng tỉnh lộ 547 đi ngang khu vực phòng ngự của trung đoàn 54 Bộ binh. Cùng thời gian này, các đại đội tiền đồn của hai cứ điểm Bastogne và Checkmate đã phát hiện các cuộc chuyển quân của Cộng quân từ hướng Tây về hướng Đông, đồng thời tiểu đoàn 4/54 đang hành quân lưu động đã có những cuộc đụng độ nhỏ với các thành phần tiền sát của đối phương. Trong tuần lễ thứ hai của tháng 4/1972, việc tiếp tế bằng đường bộ cho hai tiểu đoàn 1/54 và 2/54 đã không thể thực hiện được do Cộng quân tổ chức các chốt chận trên lộ trình. Để các đơn vị nói trên có đủ lương thực và đạn dược để chiến đấu, bộ Tư lệnh Sư đoàn 1 Bộ binh đã điều động các phi đội trực thăng tăng phái thực hiện các phi vụ tiếp tế khẩn cấp cho quân trú phòng, tuy nhiên các nỗ lực tái tiếp tế này đã gặp nhiều khó khăn do pháo phòng không của địch đã bắn chận không cho trực thăng đáp xuống. Cuối cùng quân lương được thả bằng dù xuống căn cứ, nhưng hơn một nửa rơi ngoài căn cứ, lọt vào tay Cộng quân.
* Tiểu đoàn 4/54, lực lượng xung kích tiếp tế đêm cho hai căn cứ bị địch bao vây:
Sau khi đã khống chế về tiếp vận, đến giữa tháng 4/1972, Cộng quân tăng quân bao vây và khởi động các đợt tấn công thăm dò vào hai cứ điểm Bastogne và Checkmate, đồng thời pháo kích dồn dập vào cụm tuyến phòng ngự của hai tiểu đoàn 1/54 và 2/54 tại hai căn cứ này. Trong thời gian từ 15 đến 27/4/1972, tất cả các đợt tấn công của Cộng quân đều bị lực lượng trú phòng đẩy lùi. Vào đầu tuần lễ thứ ba, bộ chỉ huy Trung đoàn 54 Bộ binh nhận được báo cáo khẩn là lương thực dự trữ tại căn cứ Bastogne đã gần cạn, trong khi đó tại căn cứ Checkmate, tình hình lương thực tuy không nguy khốn như tại căn cứ Bastogne, nhưng cũng chỉ đủ để dùng tối đa là 3 ngày.
Trước hiện trạng đó, để quân trú phòng yên tâm cố thủ, bộ chỉ huy trung đoàn 54 Bộ binh quyết định sử dụng tiểu đoàn 4/54 làm nỗ lực chính vận chuyển quân lương cho hai căn cứ. Theo kế hoạch, tiểu đoàn chia thành 2 cánh quân, cánh quân tiếp tế cho Bastogne do thiếu tá Trần Công Đài, tiểu đoàn trưởng, chỉ huy, cánh thứ hai do tiểu đoàn phó điều động. Kế hoạch tái tiếp tế được thực hiện vào ban đêm, cả tiểu đoàn xuất phát từ vòng đai ngoài của căn cứ Bình Điền và tiến về hướng Tây. Trên lộ trình hành quân tiếp tế, mỗi cánh quân có hai thành phần: thành phần mở đường để triệt hạ các chốt chận của địch trên lộ trình, thành phần đi sau, mỗi binh sĩ mang đầy lương thực tiếp tế đủ cho 2 binh sĩ đơn vị bạn đủ ăn trong một chu kỳ 5 ngày. Trong hai đêm liên tiếp, tiểu đoàn 4/54 đã hoàn thành xuất sắc cuộc hành quân tiếp tế, nhờ kế hoạch rất linh động và táo bạo này, trung đoàn 54 BB Bạch Hổ đã kịp thời tiếp ứng lương thực cho các hai tiểu đoàn đang bị địch bao vây.
* Cuộc triệt thoái khỏi căn cứ Bastogne và Checkmate:
Chiều ngày 28 tháng 4/1972, hai cánh quân thuộc hai trung đoàn 29 và 803 thuộc sư đoàn 324B CSBV đồng loạt tấn công cường tập vào căn cứ, dù bị áp đảo về quân số, nhưng tiểu đoàn 2/54 do đại úy Hà Văn Khâm, tiểu đoàn phó xử lý thường vụ tiểu đoàn trưởng, chỉ huy, đã chận được các đợt tấn công của Cộng quân trong hai giờ đầu. Trong khi đó, từ căn cứ hỏa lực Bình Điền, tiểu đoàn Pháo binh tăng phái cho trung đoàn 54 điều động các khẩu đội, tác xạ tập trung vào quanh Bastogne để bảo vệ căn cứ khỏi bị Cộng quân tràn ngập. Nỗ lực của tiểu đoàn Pháo binh chỉ làm giảm tốc độ tấn công của đối phương thêm một thời gian ngắn, vì cùng với cuộc tấn công bằng bộ binh, Cộng quân đã pháo hỏa tập dữ dội vào căn cứ này.

Khoảng 8 giờ tối ngày 28/4/1972, qua hệ thống truyền tin, bằng ám danh và ngụy hóa đàm thoại, đại úy Hà Văn Khâm đã báo cáo cho trung tá Nguyễn Thanh Hạnh, trung đoàn trưởng trung đoàn 54 BB tình hình nguy kịch của căn cứ và xin được triệt thoái. Đại úy Khâm cũng cho biết sẽ “im lặng vô tuyến” với trung đoàn để bảo mật trên lộ trình rút quân. Sau vài lời dặn dò, trung tá Hạnh cho phép đại úy Khâm được tùy nghi hành động, cố gắng mở đường máu để vượt thoát khỏi vòng vây của địch. Trước khi tắt máy, đại úy Khâm nói với vị trung đoàn trưởng của mình: 71 yên tâm, con cháu sẽ cố về nội! (71: ám số truyền tin để chỉ trung đoàn trưởng trung đoàn 54.)
Gần 10 giờ đêm 28/4/1972, sau khi họp với ban chỉ huy tiểu đoàn 2/54 và các đại đội trưởng để phổ biến lệnh triệt thoái, đại úy Hà Văn Khâm đã cùng tiểu đoàn mở đường máu vượt thoát vòng vây của địch. Ra khỏi căn cứ được khoảng 1 giờ di chuyển trong đường núi, đại úy Khâm và toàn ban tham mưu, một số đại đội trưởng, trung đội trưởng và hơn một nửa tiểu đoàn bị địch chận bắt.
Bastogne thất thủ, tuyến phòng ngự của tiểu đoàn 1/54 tại căn cứ Checmate đã bị địch cô lập. Để tránh tổn thất, đêm 29/4/1972, sau khi liên lạc với thiếu tướng Phạm Văn Phú, tư lệnh Sư đoàn, trung tá Nguyễn Thanh Hạnh, trung đoàn trưởng trung đoàn 54, ra lệnh cho thiếu tá Nguyễn Phú Thọ, tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 1/54, điều động toàn tiểu đoàn triệt thoái. Trên lộ trình rút quân, tiểu đoàn 1/54 bị chận đánh, một số sĩ quan, và gần 1/3 tiểu đoàn bị địch bắt. Riêng vị tiểu đoàn trưởng, tiểu đoàn phó và một số sĩ quan ban chỉ huy tiểu đoàn vượt thoát được, về tuyến sau an toàn.
Dù hai tiểu đoàn 1/54 và 2/54 bị tổn thất nặng trong cuộc triệt thoái, nhưng với hai tiểu đoàn còn lại 3/54 và 4/54, trung đoàn 54 Bộ binh đã phối hợp với trung đoàn 1 Bộ binh tăng viện, giữ vững phòng tuyến Tây Huế trong mùa Hè 1972.
* Tái chiếm Bastogne và Chekmate:
Ngày 15 tháng 5/1972, để tái chiếm một vị trí trọng yếu đã bị rơi vào tay Cộng quân, tướng Phú đã tổ chức một trung đội cảm tử quân gần 40 chiến binh do một thiếu úy chỉ huy, được trực thăng vận nhảy ngay xuống căn cứ Bastogne và tấn kích ngay vào bộ chỉ huy của Cộng quân. Bị tấn công bất ngờ và bị một phi đội trực thăng chiến đấu oanh kích quanh vòng đai phòng thủ căn cứ nên Cộng quân bỏ chạy. Chỉ trong vòng nửa giờ, trung đội cảm tử quân của Sư đoàn 1 đã làm chủ trận địa. Tin chiến thắng báo về, được sự ủy nhiệm của tổng tham mưu QL/VNCH, tướng Phú đã thăng cấp trung úy thực thụ tại mặt trận cho sĩ quan trung đội trưởng cảm tử quân. Tất cả các hạ sĩ quan và binh sĩ thuộc trung đội này cũng được đặc cách thăng 1 cấp. Một tuần sau, hai tiểu đoàn của trung đoàn 1 Bộ binh đã tái chiếm cao điểm 342.
* Câu chuyện về căn cứ hỏa lực Bastogne:
Căn cứ Bastogne nguyên là một trong những căn cứ hỏa lực do các đơn vị của Quân đoàn 24 Hoa Kỳ thiết lập và phụ trách phòng ngự. Từ đầu năm 1970 đến năm 1972, Sư đoàn 101 Kỵ Binh Hoa Kỳ thống thuộc quân đoàn nói trên đã bàn giao các căn cứ hỏa lực và căn cứ tiếp vận, hậu cứ cho Sư đoàn 1 Bộ binh VNCH. Đầu năm 1972, Sư đoàn 1 Bộ binh VNCH tiếp nhận căn cứ Giạ Lê và dời bộ Tư lệnh cùng toàn bộ các đơn vị yểm trợ và hậu cứ một số tiểu đoàn, trung đoàn Bộ binh về đây.
Tháng 3/1972, như đã trình bày ở phần trên, tiểu đoàn 2/54 do đại úy Hà Văn Khâm - tiểu đoàn phó xử lý thường vụ tiểu đoàn trưởng - chỉ huy, được giao trách nhiệm phòng thủ căn cứ Bastogne (căn cứ này còn có tên Việt Nam là căn cứ Phú Xuân do bộ Tư lệnh Sư đoàn 1 đặt). Trước khi căn cứ Bastogne bị CSBV chiếm, khoảng 1 tuần trước đó, Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu đã bay thị sát chiến trường Trị Thiên, khi nghe tướng Phú trình bày tình hình căn cứ Bastogne và căn cứ Checkmate (do tiểu đoàn 1/54 trú phòng) và tinh thần quyết chiến của 2 tiểu đoàn nói trên trong suốt gần một tháng, Tổng thống Thiệu đã quyết định thăng cấp cho hai sĩ quan chỉ huy 2 tiểu đoàn 1 và 2/54. Thiếu tá Nguyễn Phú Thọ, tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 1/54, được thăng trung tá thực thụ và đại úy Hà Văn Khâm, xử lý thường vụ tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 2/54, được thăng thiếu tá thực thụ. Tuy nhiên, vì đang hành quân, nên trung tá Nguyễn Thanh Hạnh, trung đoàn trưởng trung đoàn 54 Bộ binh quyết định chờ tình hình chiến sự lắng xuống sẽ cho trực thăng bốc 2 sĩ quan nói trên về bộ chỉ huy để gắn cấp bậc mới. Do đó khi bị CSBV bắt, anh Hà Văn Khâm vẫn còn mang cấp đại úy. Anh được trao trả vào tháng 3/1973 tại bờ sông Thạch Hãn cùng với các chiến hữu tiểu đoàn 2/54 bị bắt trong mùa Hè 1972. Ngày trở về, anh bị thâu hồi cấp bậc thiếu tá đã được thăng tại mặt trận, vài tháng sau, anh được giải ngũ. Sau 30 tháng 4/1975, anh bị CQ giam giữ ở tổng trại Kỳ Sơn và đã chết trong trại tù vào khoảng thời gian 1977-1978. Anh Hà Văn Khâm xuất thân khóa 16 Sĩ quan Trừ bị Thủ Đức, trước khi nhập ngũ, anh là giáo sư trung học.

Kỳ sau: Những trận đột kích của trung đoàn 3 BB và liên đại đội Hác Báo ở Đông Trường Sơn.

Ý kiến bạn đọc
25/06/201312:45:41
Khách
Sau khi đình chỉ tiếp tế cho Bastogne bằng dù từ C119 ( vi đĩnh Bastogne quá nhỏ,hầu hết hàng tiếp tế bay ra ngoài đất địch), để cứu vãn tình trạng thúc thủ của quân trú phòng, hai chiếc Trực thăng vỏ trang (Gunhip) của tr/tá Nguyễn Anh Toàn và Tr/ uy Huỳnh hữu Nghi, Phi doàn 213/Sư đoàn 1 KQ nắm ở biệt đội Dạ Lê, tháo bỏ Rocket và giãm bớt đạn dược của những khẩu Minigun để trở thành hai chiếc tiếp tế (slick) và dã hoàn thành đáp xuống Bastonge luc 5 giờ chiều ngày cuối tháng 4/1972. Ngày hôm sau lợi dụng sương mù hai gunhip của anh H H Nghi và anh Tài ( thay thế Tr/ta Toàn ) yễm trợ 4 chiếc slick chuyễn hàng tiếp tế dến Bastogne lúc 6 giờ sáng. Một tuần lể sau nữa có 1 trực thăng khác chuyễn 1 tiểu đội BB nhảy vào tăng cường cho căn cứ. Nhờ đó Bastogne mới giử vửng đến giờ phút cuối trước khi triệt thoái. Xem bài Con đường Thiên Lý trên báo Lý Tưỡng Không Quân hay Gunhip trên lưới lửa Bastogne trong Những trận đánh không tên trong quân sừ QL/VNCH.
24/04/201313:58:39
Khách
HÔM NAY TÌNH CỜ ĐỌC ĐƯỢC NHỮNG TRANG VIẾT VỀ NGƯỜI CHA CỦA MÌNH TÔI THẬT SỰ XÚC ĐỘNG VÀ BIẾT ƠN NHỮNG NGƯỜI LÍNH VIỆT NAM CỘNG HOÀ ĐÃ HY SINH TRONG TRẬN CHIẾN BẢO VỆ THÀNH HUẾ NĂM 1972.
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo trang Reuters đưa tin vào 8 tháng 5 năm 2023.
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.