Hôm nay,  

Sửa Soạn Làm Xa Lộ Đường Hầm Qua Thủ Thiêm

13/02/200000:00:00(Xem: 4775)
SAIGON.- Ngân hàng Hợp Tác Quốc Tế của Nhật JBIC, vào tháng 3 -2000 sắp tới, sẽ ký kết hiệp định cho VN vay vốn để mở đại lộ Đông-Tây Saigon, dào đường hầm qua Thủ Thiêm, vừa nới rộng trung tâm thành phố vừa mở xa lộ tối tân về Đồng Bằng Sông Cửu Long. Đây là một phương án đã được đề ra tại miền Nam từ thời Đệ Nhất Cộng Hòa thập niên 60’, nhưng mãi đến nay mới có cơ thực hiện, nhờ sự hợp tác của chính phủ Nhật.

Từ trung tâm Saigon, đường Hùng Vương hiện là lối đi duy nhất về các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Nhưng trong vòng sáu năm nữa, sẽ có một đại lộ Đông - Tây Sài Gòn mở rộng lối về miền Tây. Đại lộ này sẽ là một tuyến đường bộ và đường hầm hiện đại vào những năm đầu thế kỷ 21.

Theo tin báo Người Lao Động trong nước, Tiến sĩ Lê Quả, Tổ trưởng Tổ Đối tác SAPROF (Hỗ trợ đặc biệt để hình thành dự án), cho biết: “Ngay sau khi dự án được hai Chính phủ Việt Nam và Nhật Bản phê duyệt, Bộ Tài chính Việt Nam và JBIC (Ngân hàng Hợp tác Quốc tế của Nhật Bản) sẽ ký hiệp định vay vốn. Nếu không có gì thay đổi, lễ ký kết sẽ diễn ra vào tháng 3-2000.”

Ông Lê Quả cũng giải thích, theo dự án, vị trí của hầm qua Thủ Thiêm và đường nối đến Quốc lộ 1 bắt đầu từ cầu Calmette ven kênh Bến Nghé, theo hướng Đông đi ngầm dưới sông Sài Gòn, và trồi lên mặt đất tại ấp Cây Bàng 1, phường Thủ Thiêm, quận 2. Đoạn tiếp theo là trục đại lộ số 13 theo quy hoạch nối tiếp với đường hầm theo hướng Đông - Đông Bắc đến khu chợ Cầu Giồng Ông Tố, theo đường Liên Tỉnh lộ 25 đi ngã ba Cát Lái nối với xa lộ Hà Nội. Có hầm qua Thủ Thiêm sẽ giảm bớt căng thẳng trong giao thông trên cầu Sài Gòn như hiện nay.


Các chuyên gia giao thông vận tải đã tính toán: Các loại phương tiện lưu thông trong thành phố sẽ tăng tốc độ với giả thiết 50% thời gian sẽ được sử dụng vào sản xuất. Lợi ích kinh tế do tốc độ lưu thông bình quân được tăng lên vào năm 2010 là 215 tỷ đồng. Con số này tăng gấp đôi mười năm sau đó.

Đối với đoạn từ hầm qua Thủ Thiêm đến Quốc lộ I, tiện ích đầu tiên đối với mọi người là qua sông bằng con đường ngắn nhất. Chẳng hạn, từ quận 1 sang quận 2, qua cầu Sài Gòn 10,8 km, qua hầm: 6 km; từ quận 4 sang quận 2 qua cầu 13,5 km, qua hầm 6,9 km. So sánh việc qua sông bằng hầm với qua sông bằng cầu, chi phí tiết kiệm được 31,482 tỷ đồng. Đương nhiên, do xây dựng hầm và tuyến nối, giá nhà, đất trong khu vực sẽ tăng lên, chủ yếu ở hành lang dọc hai bên khoảng 200 m theo 6 km đường nối từ hầm vào xa lộ Hà Nội. Những công trình, các khu dân cư sẽ “mọc” lên theo tuyến đường.

Tờ báo Người Lao Động, ngoài việc mô tả tương lai tươi đẹp, không đề cập tới tổng số vốn sẽ vay cho dự án trên là bao nhiêu, đồng thời cũng lơ luôn việc sẽ phải giải tỏa nhiều khu dân cư, hàng ngàn nhà cửa để thực hiện dự án.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.