Hôm nay,  

Kể Chuyện Gia Đình/Chuyện Tình/Kỷ Niệm: Bà Xã Của Tôi...

13/02/201600:00:00(Xem: 5596)
Mời Tham Dự Kể Chuyện Tình, Chuyện Gia Đình, hay Kỷ Niệm, Hồi Ức

Kể Chuyện tình hay Chuyện Gia Đình là mảnh sân chung dành cho tất cả quí vị độc giả. Các bạn có thể kể chuyện tình, đời sống hôn nhân, hay chuyện gia đình, chuyện nuôi dạy con, kỷ niệm thời đi học, thời tuổi trẻ, tuổi thơ, những hồi ức… của bạn cho tất cả bạn đọc Việt Báo và Việt Báo Online cùng thưởng thức hay học hỏi từ chuyện tình/chuyện gia đình của bạn.

Có biết bao nhiêu chuyện để kể, tâm sự, chuyện vui, truyện ngắn, truyện dài… Mời bạn viết và gửi cho Việt Báo, hoặc eMail cho: giadinh@vietbao.com hay minanguyenha@yahoo.com

Trang Gia Đình/ Chàng&Nàng chờ chuyện tình hay chuyện gia đình của bạn.

Tuần này là chuyện kể của tác giả Út Long, San Diego, CA. Cám ơn chú Út Long đã gởi nhiều bài viết hay cho trang Gia Đình Việt Báo.

TUỔI GIÀ KỂ CHUYỆN VUI – BÀ XÃ CỦA TÔI

Không biết từ " Ông Xã Bà Xã" xuất phát từ đâu và ý nghĩa như thế nào. Nhưng theo tôi hiểu xã hội VN thời phong kiến, về địa lý tuỳ diện tích và dân số, các địa phương thường được tổ chức theo hệ thống: tỉnh, huyện, xã, ấp..., vị đứng đầu gọi là Trưởng. Riêng đơn vị Xã, vì diện tích trung bình, không rộng như Tỉnh, Huyện, dân số tương đối khá đông sống tụ họp gần gủi, dân chúng mỗi khi tiếp xúc với chánh quyền địa phương ở cấp Xã thường xuyên hơn, cái từ Ông Xã gần gũi với dân chúng nhiều hơn, thân mật hơn. Còn từ Bà Xã để gọi người vợ. Vì chỗ tình cảm thân thương, người dân miền Nam từ đó thường áp dụng từ Ông Xã Bà Xã để gọi thân mật người chồng hay người vợ của mình, thay vì dùng "Ông, Bà Nhà Tôi" như người miên Bắc. Bà Xã tôi (Long An) còn tôi (Sai Gon) sống ở miên Nam từ thuở ấu thơ cũng giống như những người khác, nên ngoài xưng hô Anh và Em bình thường trong nhà, nhưng chúng tôi vẫn thường gọi Ông Xã Bà Xã khi nói chuyện với người khác.

Bà Xã tôi năm nay ngoài 60 tuổi. Dù cật lực với công việc hằng ngày, lo việc mưu sinh, lo cơm nước gia đình, may mắn sức khỏe tương đối ổn định, bình thường. Diện mạo trung bình không cao, không thấp, không mập, không ốm. Sắc đẹp tuy đã ngoài sáu bó, vẫn chưa đến đổi nào, dù chưa lần nào nhờ Viện Thẩm Mỹ sửa chửa sắc đẹp.. Miệng nhỏ, mủi vừa, mắt to, nước da trắng trẻo, xem vẫn được được. Trình độ học thức thấp, mặc dù xuất thân gia đình trung lưu giàu có. Mẹ giàu có trong vùng, cha học trường Chasseloup Laubat Saigon, đậu bằng Brevet và Sư Phạm được bổ nhiệm về làm Hiệu Trưởng trường Tiểu Học Công Lập Long An. Thời ấy, ngành Sư Phạm giáo dục rất ít người, được dân chúng, phụ huynh học sinh kính nể và trọng vọng, dù chỉ là một giáo viên, hoặc hơn nữa là Hiệu Trưởng, với khả năng, đạo đúc học đường làm ưu tiên một. Thầy tận tụy dạy, trò chăm chỉ học trong tinh thần tương thân tương ái, tôn trọng với nhau. Tiên học lễ, hậu học văn, kính thầy mới được làm thầy, học sinh từ nhỏ được dạy đạo đức làm đầu. Cha mẹ Bà Xả, người giàu có, người học giỏi sau thời gian quen biết, kết hôn với nhau. Và sinh ra đều đều sơ sơ 13 đứa con, không thèm sinh nữa. Bà Xã là thứ 14, con gái út, bé tí teo, được cha mẹ thương chìu, nâng niu như trứng vịt lộn. Các đứa con lớn đều được chăm sóc học hành tương đối đàng hoàng, còn cô gái út học hành chưa đến đâu, không may mắn, chiến tranh xảy ra. Về sau vừa đi học, vừa vật lộn với cuộc sống.

Tình hình chiến sự càng ngày càng lan rộng. Ở vùng nông thôn, VC lén lút xâm nhập trà trộn với dân chúng, gây mất an ninh trong vùng.. Chúng ép buộc dân chúng đóng thuế, giết hại viên chức chánh quyền, bắt cóc, khủng bố dân lành. Các gia đình giàu có trong vùng thường được chúng xem là cường hào ác bá, mục tiêu chúng phải tiêu diệt hàng đầu, và thường được đem ra đấu tố.

Cha của Bà Xã bất ngờ đột tử sau một cơn tăng huyết áp. Mẹ của Bà Xả, chồng chết, còn lại một mình với đàn con còn nhỏ nheo nhóc, không biết làm thế nào xoay trở với hoàn cảnh hết súc khó khăn. Một ý nghĩ lo sợ VC khủng bố trước sau gì chúng sẽ đem gia đình ra hành xử, nên vội vả kín đáo đưa từ từ gia đình về Saigon lánh nạn, bỏ lại hết nhà cửa tài sản, sống với một người thân quen biết.

Bà Xã lúc đó còn nhỏ,lẻo đẻo theo mẹ, sung sướng đâu chẳng thấy, bắt đầu sống cuộc đời cơ cực. Vì là con gái út, nên được đặc trách lo phần nuôi dưởng mẹ già, sau thời gian bị khủng hoảng tinh thần trước đây, bị lẩn trí, thỉnh thoảng la hét, nói năng lảm nhảm, đập phá đồ đạc. Lúc bình thường thì rất tình cảm, nói những lời thương yêu, trìu mến bồng bế các cháu.

Riêng tôi, 10 năm lính, 9 năm tù, khi về "trên răng dưới bình xăng" không còn gì cả. Được qua Mỷ theo diện HD4 ((trong số 5 RD chương trình do Mỷ tuyển chọn ưu tiên được định cư qua Mỷ trước, thành phân mà VC cho là ác ôn, phản động nhất ) sau đợt cứu xét cho những tù cải tạo có thân nhân gia đình bên Mỷ. Dạo tôi cải tạo về, phong trào dân chúng. vượt biên chạy ra nước ngoài lánh nạn Cộng Sản vẫn còn rần rộ tiếp diển. Gia đình riêng thất lạc, tan nát hết, bạn bè thất tán, dân đói khổ lầm than, không nhà nằm lê lết lạnh lẻo ở lề đường, lòng tôi xúc động vô ngần. Ban ngày trầm tư mặc cảm, đi lang thang ngoài đường không muốn nói chuyện với ai. Công An yêu cầu tôi trình diện mỗi ngày báo cáo trong ngày làm gì, gặp ai, ở đâu, nói chuyện gì, ai có ý định phản động không. Dần dần hằng tuần, hằng tháng, kêu họp không định trước phải trình diện. Thỉnh thoảng bất ngờ bắt cóc chở đi trình diện Quận hỏi tra tin tức. Những sự việc chung kể trên làm tâm thần tôi khủng hoảng trầm trọng,trí nhớ tơ lơ mơ, khi nhớ khi quên. Ban đêm nghe tiếng cửa kẻo kịt, chạy ra ngoài miệng la bài hải: "Ăn trộm ăn trộm" Gia đình tôi lo ngại đưa tôi vào Bệnh Viên Chợ Quán chữa trị. Nhưng may phúc, một vài tháng sau, tôi trở lại bình tỉnh, dù trí óc cũng ảnh hưởng một phần.


Tôi bắt đầu đi thăm một vài người quen, đồng thời rà soát lại những "Người Yêu của Lính" của tôi ngày xưa, nhưng hầu hết các nàng đều đã lập gia gia đình, người nào cũng 2, 3 con. Tôi buồn buồn, nhưng không trách ai cả. Đời lính và tù, hi sinh hơn hưởng thụ, cực khổ hơn sung sướng, cho nhiều hơn nhận, miễn là người khác được an vui, hạnh phúc, lấy niềm vui đó làm niềm vui của mình. Trong số những người tôi đến hỏi thăm có một cô cháu ruột gọi Bà Xã tôi bằng Dì. Cô ấy trước là Nữ sinh trường Trung học Long An, nhân dịp nghỉ hè, thường về thăm người Dì ở Gò Vắp và thăm người Chị chủ quán ăn ở Bình Dương, hậu cứ tạm của đơn vị hành quân nghỉ dưởng quân. Cô ấy thích Văn nghệ, tôi mê đàn ca, nên thường đến quán ăn uống,cà phê, đệm đàn ca hát, rồi tình cảm nẩy nở. Nhưng lúc đó, cô ấy phải trở về đi học, tôi lính xa nhà, chiến tranh liên miên, nên hiếm khi được phép về thăm gia đinh. Mối tình chỉ là mối tình trong sáng học trò qua thư từ, hình ảnh, những bản nhạc tình ca truyền cảm lãng mạn "Em hậu phương, Anh hậu tuyến". Câu thơ tôi gửi kèm theo thư "Áo nàng vàng, anh vê yêu hoa cúc. Áo nàng xanh, anh mến lá sân trường" Nàng đáp lại " Sợ thư tinh không đủ nghĩa yêu thương Em pha mực cho vừa màu áo tím"..Mối tình ngày xưa giữa anh chàng lính chiến với cô nữ sinh, phần đông đều trân quý, thơ mộng. Nhiều khi yêu nhau một vài năm trời, vì chinh chiến xa nhà, sống chết không biết lúc nào, tiền bạc vật chất nghèo nàn, nên ít khi được lên xe hoa cùng người yêu.

Tôi đến nhà người Dì mà trước đây, những dịp nghỉ hè cô ấy thường đến ngụ, để hỏi thăm tin tức. Được biết thời gian tôi đi tù cải tao, cô ấy đã lập gia đình và đã có 2 con. Tôi hơi buồn buồn, nhưng không trách ai. Không ai có thể chờ đợi một người tù không biết ngày nào trở về. Dù vậy, những ngày buồn còn lại, tôi vẫn tiếp tục đến nhà người Dì nói chuyện bâng quơ vui đùa để tìm sự lảng quên. Qua những lần nói chuyện, lúc ấy, nàng đã ngoài 30 tuổi, gương mặt khả ái, nước da trắng trẻo, nói năng nhã nhặn, đàng hoàng, nó len lén vào lòng tôi sự cảm tình dìu dịu.Tôi biết nàng cũng có cảm tình với tôi nên đã tiếp nồng hậu vui vẻ khi tôi đến nhà. Ô hay !! mới gặp nhau không bao lâu, hai mặt đá lông nheo, tiếng sét ái tình nổ đôm đóp, có phải "tình cháu duyên dì" hay không??!!' "Que sera sera" biết ra sao ngày sau, mình tù cải tạo về, trên răng dưới bình xăng, không có cóc khô gì cả, còn gì đắn đo nữa. Dịp may hiểm có, cho tới luôn. Vài hôm sau, tôi mời nàng đi ăn, đợi lúc vui vẻ, tôi liền ca bài " I love you " du dương, ngỏ ý. Nàng chần chừ một chút bảo vài hôm nữa suy nghĩ sẽ trả lời sau. Tôi ra về với niềm hy vọng, dù thân phận người tù cải tạo vừa về, chưa có công ăn việc làm, còn nghèo khổ, nhà cầm quyền đối xử bạc đải, nhưng dưới mắt người dân Miền Nam, họ la người học thức đàng hoàng vẫn luôn được hầu hết dân chúng cảm tình nồng hậu. Và sau đó, nàng chấp thuận lời cầu hôn của tôi.

Tôi và nàng bàn bạc đồng ý sẽ làm một đám cưới đơn giản, chỉ gia đình và một vài người thân tham dự và sẽ không có đám hỏi, để đở tốn kém. Nhưng sau đó gia đình nàng lại bảo con gái chưa yêu ai bao giờ, đã định tổ chức đám cưới thì hãy làm luôn lễ hỏi cho đủ lễ, đời người có một lần, tốn kém thêm một ít cũng không sao.

Tôi về mời các Anh Chị Em họp mặt gia đình. Nhờ sự thương yêu, thông cảm hoàn cảnh khốn cùng của một người tù cải tạo vừa về, tất cả các Anh Chị Em đều đồng ý san sẻ chi phí đồng đều cho mỗi người để giúp đở chu tất cho việc tổ chức đám hỏi và đám cưới. Cả đám cháu hơn 70 đứa mà ngày còn bé, khi tôi có dịp được phép về thăm gia đình, tôi đều ăn uống vui đùa với các cháu, nên tụi nó lớn lên thấy hoàn cảnh của tôi chúng cũng tận tình giúp đở.

Đám hỏi tổ chức trước đó 3 tuần, còn đám cưới được chọn vào ngày đám giổ ba của nàng, tự biên tự diển, cây nhà lá vườn, một công hai việc cho đở tốn kém. Riêng ở bên tôi, mấy đứa cháu, đứa thì cho mượn xe hơi làm xe hoa, đứa thì mua bông kết hoa cưới, đứa mua trầu cau bánh trái, đứa cho mượn quần áo vét, một số lớn lái xe gắn máy chạy theo xe hoa, hơn một trung đội rần rần rộ rộ, theo “chiến thuật biển người" tấn công tràn ngập mục tiêu. Trong bàn tiệc rất rộn rả, vui vẻ. Cũng nên nói thêm mẹ của tôi sinh đẻ cũng không thua gì đối phương 13 đứa con. Tôi là út trai, còn đứa út gái thứ 14, ghê chưa! Đủ sức đối địch. Bên đối phương có Cô 8, bên đây cũng có Cô 8, bên kia có Chú Thiếm 9, Anh Chị 9, Anh Chị 10, Anh Chị 12, Anh Chị 13.... Bên đây cũng có Chú Thiếm 9, Anh Chị 9, Anh Chị 10, Hai Em 12, Hai Em 13,.... Hai bên đều có toàn những vị kinh nghiệm đã từng tham dự nhiều trận chiến trước đây. Sau đó, hai bên chuyển quân về nhà tôi tiếp tục chiến đấu dữ dội hơn nữa. Súng BIA 33 nổ liên hồi, gần tàn cuộc bên đối phương mệt mỏi rút quân về. Kết quả: Địch: 1 số bị thương ngất ngư không rõ. Ta: tổn thất không đáng kể, bắt được 1 Nữ Tù Binh đầu não quan trọng. Đương sự bị tống giam 30 năm (8 năm ở VN và 22 năm ở Mỹ, được hưởng chế độ khoan hồng đặc biệt, đối xử tử tế. Người đó tên: Võ thị Bạch Vân.

San Diego, CA

ÚT LONG

Ý kiến bạn đọc
04/06/201600:37:03
Khách
Cứ viết thật ,vậy là đủ vui vho kỷ niệm ....nghèo,đâu cần văn hay ,chữ tốt...
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Bốn người được báo cáo đã bị giết chết hôm Thứ Năm sau một vụ cảnh sát rượt đuổi qua nhiều quận đã kết thúc trong trận đấu súng trên đường Miramar Parkway theo sau một tên cướp có vũ khí tại Coral Gables, tiểu bang Florida.
Mỗi năm lên tuổi già đi, tưởng đâu đã được an nhàn, nào ngờ đảng Cộng sản Việt Nam vẫn phải tối mắt đấu tranh để tồn tại vì các chứng nan y: Suy thoái tư tưởng; Đạo đức xuống cấp; Tham nhũng; và, Lợi ích nhóm trong trong cán bộ,đảng viên.
Bản thông báo của cảnh sát đưa ra hôm Thứ Năm ngày 5 tháng 12/2019, cho biết cô bé mất tích tên Lara Nguyen, 12 tuổi, cư dân thị trấn Menda. Lần cuối cô bé được nhìn thấy là tại nhà cô bé này ở đường Coppice Street, khoảng 8 giờ sáng hôm Thứ Tư ngày 4 tháng 12/2019.
Sài Gòn: Trong 11 tháng kiều hối đạt 4,3 tỷ USD, dự kiến cả năm 2019 dự kiến 5,3 tỷ USD, tăng trên 9% so với năm 2018. Kiều hối về đã giúp sản xuất kinh doanh, giải quyết khó khăn đời sống người thân, giải quyết việc làm, tạo điều kiện cho kinh tế Tp SG phát triển.
Do dự đoán thời tiết sẽ có 40-50% cơ hội mưa rào vào Thứ Bảy tới, 7 tháng 12 - ngày sự kiện ‘Winter in the Grove’, Thành phố sẽ dời sự kiện này đến ngày thứ Năm tuần sau, vào ngày 12 tháng 12, và chương trình sẽ bắt đầu lúc 5:00 giờ chiều đến 8:00 giờ tối
Tại nhà hàng Diamond 3, Westminster, Nam California, Tối thứ Sáu, ngày 29 tháng 11 năm 2019, Hội Đồng Hương Quảng Nam – Đà Nẵng (QNĐN) đã tổ chức buổi tiệc tri ân các mạnh thường quân và các ân nhân đã ïđóng góp cho chương trình cứu trợ Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa Quảng Nam Đà Nẵng.
Hôm biểu tình 17/11, lãnh tụ trẻ Joshua Wong hô lớn khẩu hiệu "Hồng-kông là Bá-linh mới !" trước đông đảo dân Hồng-kông tụ tập tại Công trường Edimbourg trong khu phố doanh thương.
Chính phủ Trump đang thắt chặt các đòi hỏi làm việc đối với một số người nhận phiếu thực phẩm, một sự thay đổi dự kiến sẽ loại bỏ các lợi ích của Chương Trình Hỗ Trợ Dinh Dưỡng Bổ Sung (SNAP) cho 688.000 người lớn.
Tổng Thống Donald Trump hôm Thứ Tư đã đột ngột bãi bỏ cuộc họp báo đã được lên lịch trình để kết thúc chuyến đi đầy tranh cãi tới Anh cho cuộc họp năm thứ 70 của Tổ Chức Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương gọi tắt là NATO.
Có 422.9 triệu khẩu súng đang lưu hành, khoảng 1.2 khẩu cho một người Mỹ, và 8.1 tỉ dây đạn được bán vào năm ngoái, chứng tỏ súng là phổ biến tại Mỹ, theo National Shooting Sports Foundation cho biết.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.