Hôm nay,  

CSTQ Khen Nguyễn Phú Trọng

29/01/201600:00:00(Xem: 3616)

HANOI -- Trong khi Bắc Kinh hoan hô Nguyễn Phú Trọng giữ ghế Tỗng Bí Thư thêm một thời gian, nhiều người Việt lo ngại đất nước sẽ rơi vào sâu thêm ảnh hưởng Tàu cộng.

Bản tin VOA kể rằng ông Tập Cận Bình, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc kiêm chủ tịch nước này, đã gửi ngay lời chúc mừng tới ông Nguyễn Phú Trọng sau khi ông được bầu lại vào chức vụ lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam.

Tại một cuộc họp báo thường kỳ hôm nay, phát ngôn viên Hoa Xuân Oánh dẫn lời ông Tập nói rằng “Trung Quốc và Việt Nam là láng giềng hữu nghị, sông liền sông, núi liền núi, cùng hệ thống chính trị và có đường hướng phát triển tương tự nhau” nên “số phận hai bên càng ngày càng thắt chặt”.

Nữ phát ngôn viên nói rằng ông Tập nhấn mạnh rằng Trung Quốc và Việt Nam có “số phận chung với ý nghĩa chiến lược lớn”, và “Trung Quốc hết sức coi trọng quan hệ với Việt Nam”.

“Trung Quốc sẵn lòng hợp tác với Việt Nam để thúc đẩy mối quan hệ đối tác chiến lược một cách bền vững, lành mạnh và ổn định”, bà Hoa trích lời ông Tập nói.

Trong khi đó, bản tin RFI ghi lời Ông Nguyễn Phú Trọng ca ngợi chế độ độc đảng của Việt Nam là dân chủ.

Vừa tái đắc cử tổng bí thư thêm một nhiệm kỳ, ông Nguyễn Phú Trọng trong buổi họp báo ngày 28/01/2016 đã bác bỏ những chỉ trích về chế độ độc đảng hiện nay của Việt Nam. Theo ông, chế độ tập thể lãnh đạo «dân chủ hơn hẳn» so với những nước tổ chức phổ thông đầu phiếu.

Hãng tin AP trích tuyên bố của ông Nguyễn Phú Trọng: «Một đất nước không có kỷ cương thì sẽ rối loạn, mất ổn định… Dân chủ phải đi liền với kỷ cương, đừng nhấn mạnh, tuyệt đối hóa mặt nào sẽ thất bại».

RFI ghi theo AP co biết, các quan chức Mỹ cho rằng Việt Nam đã tỏ ra kềm chế hơn, ít bắt bớ, trấn áp các nhà ly khai trong năm ngoái; tuy nhiên còn phải nỗ lực hơn nữa để xúc tiến nhân quyền. Cũng theo các viên chức trên, số lượng tù nhân lương tâm trong năm 2015 khoảng 100 người.

Phe ông Trọng tố cáo ông Dũng là tham nhũng và quản lý tồi, nhưng các nhà phân tích cho rằng cáo buộc này là lời biện minh cho cả một hệ thống tham nhũng sâu rộng lâu nay, và khó thể biến mất trong ngày một ngày hai, sau khi ông Nguyễn Tấn Dũng ra đi.


RFI cũng ghi nhận:

“Hãng tin Mỹ nhận định, dù có tiếng là thân Trung Quốc, nhưng khó có khả năng ông Trọng hoàn toàn thần phục Bắc Kinh, vì như vậy có nguy cơ gây phẫn nộ cao độ đối với những người dân Việt Nam bình thường, vốn không ưa Trung Nam Hải và luôn cảnh giác trước những hành vi bành trướng của Trung Quốc tại Biển Đông.

Tuy nhiên những người theo dõi chính trường Việt Nam gần đây đã đặt dấu hỏi trước hai sự kiện. Đầu tiên là chuyến thăm Bắc Kinh bất thường (từ ngày 23 đến 27/12/2015) của ông Nguyễn Sinh Hùng, chủ tịch Quốc hội Việt Nam, sau Hội nghị trung ương 13. Tiếp đến là việc ông Tống Đào, trưởng ban đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đi thăm Việt Nam vào cuối tháng này, dưới danh nghĩa đặc phái viên của Tập Cận Bình.

Bên cạnh đó, trước khi diễn ra Đại hội Đảng 12 của Việt Nam, Trung Quốc gia tăng áp lực trên Biển Đông và thông qua dự luật chống khủng bố, cho phép đưa quân ra nước ngoài nếu được nước sở tại đồng ý.

Theo The Diplomat, phải chăng có một sức ép nào đó từ phía Bắc Kinh lên vấn đề nhân sự của Việt Nam? Một số báo chí nước ngoài trước Đại hội 12 cũng đã đặt ra nghi vấn này. Việc ông Nguyễn Tấn Dũng chấp nhận rời bỏ cuộc chơi, trong khi con trai ông là Nguyễn Thanh Nghị vẫn được bầu làm ủy viên trung ương khiến người ta cho rằng có thể đã có một thỏa hiệp nào đó - dư luận vẫn cho là Bắc Kinh khó thể chấp nhận việc ông Dũng trở thành tổng bí thư.”

Bản tin VOA cũng ghi lời ông Nguyễn Minh Thuyết, cựu đại biểu quốc hội Việt Nam, rằng sẽ khó có “đột biến” ở Việt Nam trong những năm sắp tới. Ông nói thêm:

“Theo dõi tình hình Việt Nam hàng chục năm nay, nếu có tiến thì chỉ tiến từng bước một, nhích lên từng tí thôi, còn nếu mà nói có phát triển đột biến gì thì tôi cũng chưa nhìn thấy, bởi vì đọc trong các cương lĩnh và báo cáo chính trị trình ra đại hội đảng thì tôi cũng chưa thấy có ý kiến, tư tưởng có tính đột phá. Còn về các vị lãnh đạo mới, tôi nghĩ rằng họ sẽ thực hiện tốt nhiệm vụ của mình nếu như họ lấy mục tiêu chính là vì đất nước, vì người dân để mà đưa ra các quyết sách và họ chịu khó lắng nghe các ý kiến tham mưu tốt.”

Ý kiến bạn đọc
29/01/201621:44:31
Khách
Nguyễn Phú Trọng rất xứng đáng được TC khen vì có tài bợ đít đội đầu giặc cướp nước ! TC ngoài mặt thì khen nhưng trong lòng thì khinh bỉ và có thể thủ tiêu khi đã đạt được mục đích bởi vì trên thế gian nầy không có ai mà không khinh bỉ kẻ ác với dân hèn với giặc!
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.