Hôm nay,  

Bầu Cử 2004: Lá Phiếu Đen

07/06/200400:00:00(Xem: 4744)
Người Mỹ gốc Phi Châu có mặt ở Mỹ đã mấy trăm năm, suốt dòng lịch sử Mỹ. Người Mỹ gốc Việt mới có mặt ở nước này chưa đầy ba chục năm. Cả hai được các nhà xã hội học liệt vào nhóm sắc tộc thiểu số. Thiểu số theo định nghĩa cũng của Xã Hội Học có hai đặc tính: chủng tộc, sắc tộc khác biệt và vị thế xã hội thiệt thòi so với khối đa số (Society, The Basics, Chapt 9. Macionis). Lịch sử của người Mỹ gốc Phi Châu, tiếng bình dân gọi là Mỹ Đen, một phần lớn là cả một sự đấu tranh dai dẳng cho bình đẳng trong xã hội Mỹ. Người Việt gốc Mỹ may mắn hơn ít bị phân biệt chủng tộc, như người Trung Hoa bị xem là Họa Da Vàng trong thời Đại Khủng khoảng, người Nhựt bị lùa đi Trại Tập Trung trong Đệ nhị Thế chiến, nhờ đến sau nên được hưởng những thành quả đấu tranh của những sắc dân đến trước.

Thành quả đấu tranh đó cũng không lâu lắc gì đâu. Thí dụ như mới năm 1954 đây, Tối Cao Pháp Viện Mỹ mới tuyên phán cấm các trường học Mỹ không được phân biệt đôi xử chủng tộc. Đó là kết quả của một vụ án gọi là Browns kiện Học khu Topeka. Năm mươi năm trước đây, vào mùa tựu trường, tại Thánh phố Topeka, tiểu bang Kansas, vị mục sư người Mỹ Đen dẫn con gái tên Linda Brown đến trường cách nhà 4 khu phố để xin vào học. Nhân viên nhà trường từ chối và theo qui định của Học khu Topeka, yêu cầu cháu đến học một trường khác cách xa trường này hơn hai dặïm nữa. Điều đó có nghĩa, mỗi ngày cháu phải đi bộ ra trạm xe bus mơi đến trường được, và gặp lúc thời tiết xấu cháu phải chịu gió, chịu mưa. Một hôm cháu Linda trên đường ra và chờ xe bus, cháu bị mắùc mưa ướt đẩm nên phải lội bộ trở về nhà, run lập cập. Trong cơn lạnh quá sức chịu đụng của một bé gái tuổi học trò, Linda Brown hỏi cha me,ï tại sao cháu không được đi học trường gần nhà. Một câu hỏi khó trả lời cho các bậc phu huyng Da Đen đối với con gái ngây thơ đáng thương. Vì rằng màu da và định kiến xã hội Mỹ ở Miền Nam đã biến cháu thành loại công dân hạng 2 ngay trên quê cha đất tổ Mỹ này của chúng. Bất công phân biệt chủng tộc của trường học đối với trẻ em Mỹ Đen đã khiến gia đình Browns và cộng đồng người Mỹ Da Đen đoàn kết lại, kiện Học khu Topeka, nhơn danh Brown và các trẻ em Mỹ Da Đen khác. Vào khoảng thời gian nửa tháng Năm này, 50 năm về trước, Tối Cao Pháp Viện Mỹ đồng thanh tuyên phán trường học không được kỳ thị chũng tộc và phân biệt đối xử, hủy bỏ các bản án trước kỳ thị trá hình trước đây, xác định giáo dục "bình đẳng" (equal) nhưng "tách biệt" (separate). Quyết định đồng thuận của Tối Cap Pháp viện Mỹ,năm 1954 đã tạo một bước ngoăïc hướng thượng trong tiến trình giáo dục Mỹ đối với người Mỹ Đen nói riêng và đối với người Mỹ thiểu số nói chung ở Mỹ.

Năm mươi năm sau, sau gần 4 năm hết lòng lấy lòng người Mỹ Đen, TT Bush tái ứng cử, đến Topeka dự lễ Kỷ niệm lần thứ 50 Phán quyết của Tối cao Pháp viện Mỹ ấy. Cuộc vận động người Mỹ Đen của TT Bush có vẻ chưa thành công lắm. Trong cuộc bầu cử năm 2000, Bush được 9% phiếu của người Mỹ gốc Phi châu. Thăm dò cho thấy tỷ lệ ấy không tăng trong kỳ bầu cử năm 2004, dù 4 năm qua Bush cố gắng không ngừng lấy lòng người Mỹ Đen nhiều. Giúp đỡ các cơ sở từ thiện do các nhà thờ do người Mỹ Da Đen bảo trợ. Đưa ra Luật Giáo dục Không Để Trẻ Em Phiá Sau nhằm giúp cho các trường tại các khu có lợi tức thấp. Cấp phiếu đóng học phí cho các gia đình nghèo chọn đi học trường tư. Đi Phi Châu giúp hàng chục triệu bạc cho các nước chống bịnh AIDS. Cử hai người Mỹ Da Đen, Colin Powell lãnh đạo ngành ngoại giao Mỹ, Codoleeza Rice đứng đầu Hội Đồng An ninh Quốc Gia. Nhưng người Mỹ Đen đáp ứng chưa đúng mong mỏi của TT Bush và chánh quyền Đảng Cộng Hoà . It ủng hộ Chiến tranh Iraq vì tin tổn phí chiến tranh sẽ làm giảm kinh phí trợ cấp xã hội, ảnh hưởng tớøi người Mỹ Đen đa số là nghèo. Xem một số chống đối của TT Bush đối với các biện pháp nâng đỡ, hạn chế dân quyền vì lý do chống khủng bố, cắt giảm thuế làm ngân sách thiếu hụt sẽ cắt giảm các loại trợ cấp an sinh của người nghèo, người Mỹ Đen là đa số. Kinh tế có phục hồi nhưng chưa đến với người Mỹ Đen.Thất nghiệp Mỹ nói chung có giảm xuống 5,6% trong tháng Tư, nhưng thất nghiệp Mỹ Đen vẫn còn 9.7%.

Nhưng vấn đề đặt ra là, lá phiếu của người Mỹ gốc Phi châu quan trọng thế nào đối với ứng cử viên tổng thống Cộng hoà và Dân chủ. Lịch sử bầu cử chỉ rõ, không phải là lá phiếu then chốt đối với ứng cử viên tổng thống Cộng hòa. Nixon, Reagan, Bush Cha, Bush Con của Đảng Cộng hoà thắng cử chỉ với dưới 10% tổng số phiếu của người Mỹ Đen. Nhưng đối với ứng cử viên tổng thống Dân chủ, là lá phiếu then chốt. Đa số ứng cử viên Dân Chủ không được đa số phiếu như ứng cử viên Cộng hoà. 90% số phiếu còn lại của người Mỹ Da Đen dành cho ứng cử viên Dân Chủ đã giúp Carter, Clinton thắng cử vì ứng cử viên tổng thống Dân Chủ. Do vậy Cộng Hoà cố gắng tối đa làm thế nào chẻ được số phiếu người Mỹ Đen, giảm số phiếu 90% của người Mỹ Đen đã dành cho Dân Chủ xuống còn khoảng 85%, là Cộng hoà gây được đại họa cho ứng cử viên DC.

Nhìn người lại nghĩ đến ta, cùng thân phận thiểu số như người Mỹ Đen, liệu người Mỹ gốc Việt có ảnh hưởng gì được trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ hay không. Trong một bài sau chúng tôi sẽ cố gắng phân tích lá phiếu vàng của người Mỹ gốc Việt, trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2004, là năm người Việt đến Mỹ gần 30 năm.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.