Hôm nay,  

Từ Ba Đình Tới Biển Đông

26/01/201600:00:00(Xem: 5888)

Thân Tàu hay thân Mỹ? Đại hội 12 sẽ dẫn tới đâu? Lào quôc đâu rồi, thân Việt hay thân Tàu? Biển Đông sẽ ra sao, khi dân tộc Việt Nam vẫn bị kềm kẹp và các cơ hội kinh tế đang bị các quan chức và gia tộc vơ vét?

Một tin chú ý: Đặc phái viên của Tập Cận Bình thăm VN.

Bản tin BBC cho biết rằng Ông Tống Đào, đặc phái viên của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ thăm Lào và Việt Nam trong thời gian từ 26 đến 30/1, Tân Hoa Xã loan tin.

Cả Việt Nam và Lào đều có sự kiện chính trị quan trọng nhất trong tháng đầu tiên của năm, nhằm đưa ra dàn lãnh đạo mới dẫn dắt đất nước trong thời gian năm năm tới.

BBC nói, tuyên bố về chuyến thăm của ông Tống Đào được Tân Hoa Xã đưa ra vào đầu giờ hôm 25/1, trước lúc Đại hội Đảng 12 của Việt Nam đi vào hồi kịch tính nhất: bầu chọn danh sách các ứng viên chạy đua vào Ban Chấp hành Trung ương khóa mới.

Cũng nên nhắc rằng, Đại hội Đảng Nhân dân Cách mạng Lào mới bế mạc hôm 22/1, với chính khách 78 tuổi được bầu làm tân Tổng Bí thư.

Ông Bounnhang Vorachith vốn là Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Phó Chủ tịch nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. Trước đó ông từng giữ chức thủ tướng.

BBC viết:

“Trang Nikkei của Nhật Bản cho rằng ông Bounnhang là người có cách nhìn thân cận với Hà Nội, còn Phó Thủ tướng Somsavat Lengsavad, người đã mất chức sau kỳ Đại hội Đảng, "là người thân Trung Quốc và thạo tiếng Trung"....”

Trong khi đó, bản tin RFI cho biết “Ấn Độ-Việt Nam trêu gan Trung Quốc với vệ tinh quan sát Biển Đông...”

Bản tin RFI nói rằng:

“Thông tin Ấn Độ đặt trạm tiếp nhận hình ảnh vệ tinh tại Sài Gòn cho phép Việt Nam theo dõi tình hình Biển Đông và một phần lãnh thổ Trung Quốc đã được giới chức New Delhi xác nhận. Chưa rõ khi nào thì trung tâm bắt đầu hoạt động, nhưng mối quan hệ mật thiết giữa hai nước có xung khắc biên giới với Trung Quốc có thể làm Bắc Kinh tức giận, theo nhận định của giới phân tích.”

Bản tin nói, theo bản tin của Reuteurs ngày 25/01/2016, tuy ngày hoạt động vẫn chưa thông báo, nhưng qua đài tiếp nhận tín hiệu này, Việt Nam có được hình ảnh do vệ tinh cung cấp mà không cần xin phép New Delhi.

Về mặt lý thuyết, vệ tinh của Ấn Độ được mô tả là có nhiệm vụ khoa học, quan sát ruộng nương, môi trường, sông biển một vùng rộng lớn từ Ấn Độ cho đến Việt Nam. Tuy nhiên, do công nghệ không ảnh rất tiến triển của Ấn Độ, hình ảnh do vệ tinh cung cấp có thể được sử dụng cho mục tiêu quân sự.

RFI viết:

“Theo các chuyên gia quốc phòng, hợp tác Ấn Độ –Việt Nam sẽ mang lại lợi ích cho hai nước về mặt quân sự, như nhận định của Collin Koh, chuyên gia an ninh hàng hải của Singapore.

Ấn Độ và Việt Nam chia sẻ một mối lo âu. Cả hai đều có biên giới chung với Trung Quốc và xung khắc lâu năm với Bắc Kinh. Hà Nội cần công nghệ tân tiến để theo dõi hoạt động quân sự của Trung Quốc tại Biển Đông. Ấn Độ cần có một hệ thống vận hành tại châu Á mà trạm ở miền nam Việt Nam là «trung tâm» thứ năm bên cạnh các trạm ở đảo Anmadan trên Ấn Độ Dương, đảo Nocobar ở Brunei, đảo Biak ở miền đông Indonesia và quốc đảo Maurice tại Ấn Độ Dương.”


Trong khi đó, bản tin VOA ghi rằng Lào kêu gọi ASEAN đoàn kết trước Trung Quốc.

Baả tin VOA ghi lời Ngoại trưởng Mỹ John Kerry nói rằng Lào muốn chứng kiến các quyền tự do hàng hải được tôn trọng cũng như muốn tránh việc quân sự hóa ở biển Đông.

Ông Kerry cho biết như vậy hôm Thứ Hai, sau cuộc gặp với Thủ tướng Lào Thongsing Thammavong. Ông Thammavong cũng thúc giục sự đoàn kết trong ASEAN trước các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc tại vùng biển tranh chấp này.

Năm nay, Lào đảm nhiệm vị trí chủ tịch luân phiên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á gồm 10 thành viên, và cuối năm nay, sẽ tổ chức một hội nghị thượng đỉnh với sự tham dự của lãnh đạo Mỹ và Trung Quốc.

Ông Kerry nói: “Ông ấy cho thấy rõ rằng ông ấy muốn chứng kiến một ASEAN đoàn kết, và ông ấy muốn các quyền tự do hàng hải được tôn trọng, và ông ấy muốn tránh quân sự hóa và tránh xung đột ở [biển Đông]”.

Một bản tin khác của VOA cho biết Việt Nam sẽ quan sát cuộc tập trận Hổ Mang Vàng'...

Việt Nam sẽ tham dự Hổ Mang Vàng (Cobra Gold), cuộc tập trận quân sự lớn nhất Châu Á, với tổng số 28 nước tham gia.

Ngoài Việt Nam, các nước Đông Nam Á khác cũng tham gia với vai trò quan sát gồm Lào, Brunei, Myanmar và Campuchia.

Một nguồn tin quốc phòng nói, cường độ và số lượng của các hoạt động tập trận tăng lên mặc dù Hoa Kỳ tiếp tục cắt giảm lượng vũ trang của mình.

VOA ghi nhận:

“Trích dẫn một tài liệu của Lực lượng Vũ trang Hoàng gia Thái Lan về cuộc tập trận “Cobra Gold” lần thứ 35 kéo dài 11 ngày bắt đầu từ ngày 9 tháng 2, các nguồn tin cho biết, có tổng cộng 8,564 nhân viên quân sự từ 7 quốc gia sẽ tham gia.

Các quốc gia được mời tham gia nhóm hoạch định đa quốc gia gồm Úc, Canada, Pháp, Anh, Ý, Bangladesh, Nepal, Mông Cổ và Philippines.

Hai quốc gia Trung Quốc và Ấn Độ sẽ tham gia các khóa tập tăng cường để cung cấp hỗ trợ nhân đạo và thiên tai.

Theo các nguồn tin, nhân viên quân sự của Malaysia sẽ tham gia các hoạt động lưu động trên không. Trong khi đó, các sĩ quan Singapore sẽ tham gia hoạt động cứu dân thường khỏi các khu vực xung đột và tập bắn đạn thật.

Mục tiêu của cuộc tập trận là để thúc đẩy quân sự giữa các nước liên quan, tăng cường năng lực trong các hoạt động quân sự và thực hành hướng dẫn chung cho các lực lượng đa quốc gia.

Các nguồn tin quân sự Thái Lan đã xác nhận rằng, cuộc tập trận sắp tới sẽ “dữ dội”.

Các sự kiện chính bao gồm lệnh chiến đấu và các bài tập huấn, hỗ trợ nhân đạo dân sự, kết hợp các bài tập bắn đạn thật cũng như sơ tán người không tác chiến.

Dựa trên các bài tập huấn luyện thực địa, một cuộc diễn tập đổ bộ sẽ được thực hiện tại các căn cứ hải quân ở bãi biển Had Yao, Thái Lan, ngày 12 tháng 2. Các nhân viên quân sự của Mỹ và Hàn Quốc sẽ tham gia.

Các bài tập kết hợp bắn đạn thật sẽ được tổ chức tại căn cứ hải quân ở Ban Chanthaklem vào ngày 19 tháng 2 và các nước Thái Lan, Mỹ, Hàn Quốc, Malaysia sẽ tham gia.”

Chỉ còn một câu hỏi: Biển Đông về đâu... nếu Ba Đình đã chào thua?

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
tác giả Đinh Xuân Quân sinh trong một gia tộc Miền Bắc theo Công Giáo từ vài thế kỷ, qua các thời kỳ Quốc-Cộng đảng tranh, Hoàng Đế Bảo Đại, TT Ngô Đình Diệm, Đệ Nhị Cộng Hòa, du học, về VN làm việc, vào tù cải tạo sau 1975, vượt biên, làm một số dự án LHQ giúp các nước nghèo (kể cả tại VN)
Một chiếc máy bay rớt tại South Dakota hôm Thứ Bảy làm thiệt mạng ít nhất 9 người, gồm phi công và 2 trẻ em.
Cảnh sát lập hồ sơ khởi tố Nguyen về tội bạo lực gia đình, say, và 2 tội gây nguy hiểm cho trẻ em. Nguyen được tạm rời nhà tù quận Polk County Jail vào sáng Thứ Sáu 29/11/2019.
Mười người đã bị bắn tại Khu Phố Pháp ở thành phố New Orleans vào sáng Chủ Nhật, 1 tháng 12, theo cảnh sát cho biết.
Diễn cẩn thận từng bước, hết sức chậm rãi đi xuống đồi do bờ triền dốc đứng. Hân đi sau tay phải ôm chặt tay trái Diễn và nửa thân xô nghiêng ép vào người anh.
Như chúng ta biết, đảng SPD (Đảng Dân chủ Xã hội Đức) đã tìm kiếm lãnh đạo mới từ sáu tháng nay. Vào mùa hè 2019, nhà lãnh đạo đảng trước đó Nahles đã từ chức sau các cuộc tranh giành quyền lực nội bộ. Có nhiều ứng cử viên nhưng sau cuộc bầu cử sơ bộ chỉ còn hai cặp vào chung kết.
Hàng triệu người nghèo có thể bị mất phiếu thực phẩm (food stamps) quan trọng theo những thay đổi luật lệ được đề nghị bởi chính phủ Trump.
Con sông Hoàng Hạ chảy xuyên qua trấn Hoàng Hoa quanh năm xanh biếc, nước từ miền tuyết lãnh tan ra nên tinh khiết vô cùng.
Lý do để viết bài này là vì bản thân người viết có sai lầm cần bày tỏ. Tuy rằng sai lầm đã hiệu đính, nhưng cũng cần nói ra, vì Đức Phật đã dạy rằng hễ sai thì nên tự mình bày tỏ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.