Hôm nay,  

Cán Bộ Ưa Tiền ODA

16/01/201600:00:00(Xem: 3473)
Tiền ODA là tiền Trợ Giúp Phát Triển Chính Thức -- Official development assistance -- cũng là nguồn tiền cán bộ ưa thích bấu xé, cấu cào... vì không phải tiền của riêng ai, nên kiểm soát là chuyện lơ là.

Bởi vậy, khi bể chuyện... là kinh tế VN thê thảm. Vì thể chế là như thế.

Bản tin VnExpress nói rõ Việt Nam tổn thất ODA vì vụ quan chức đường sắt nhận lót tay...

Năm 2014, vốn vay ODA từ Nhật Bản chỉ đạt khoảng 850 triệu USD do những ảnh hưởng sau vụ việc các cựu quan chức ngành đường sắt nhận hối lộ từ nhà thầu JTC.

Bản tin ghi rằng khi phát biểu tại lễ ký công hàm chiều 15/1, Bộ trưởng Kế hoạch & Đầu tư Bùi Quang Vinh cho biết sự cố trong quá trình sử dụng, quản lý ODA giữa Việt Nam với Nhật Bản đã khiến nguồn vốn vay năm 2014 chỉ trên 100 tỷ yen (850 triệu USD). Theo vị tư lệnh ngành, đây là mức thấp trong quá trình hợp tác giữa hai nước từ trước đến nay.

Vụ quan chức nhận lót tay từ nhà thầu JTC khiến ODA từ Nhật Bản năm 2014 chỉ đạt 100 tỷ yen...

Bản tin ghi là vào tháng 3/2014, truyền thông Nhật Bản đưa tin Chủ tịch công ty tư vấn đường sắt JTC (Japan Transportation Consultants) thừa nhận công ty đã phải "lại quả" cho quan chức Việt Nam để đổi lấy một gói thầu trong dự án đường sắt đô thị Hà Nội. Vụ phanh phui này đã khiến quá trình giải ngân vốn bị đình trệ một thời gian để hai nước có những hành động cần thiết, xử lý nghiêm minh các cá nhân vi phạm, ngăn chặn tiêu cực, tham nhũng trong thực hiện các dự án giao thông vận tải.

Đến nay, 6 người trong vụ án lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thực hiện dự án đã bị xét xử. Bộ trưởng Vinh đánh giá quá trình xử lý các vi phạm đã diễn ra nghiêm túc nên năm 2015, Nhật Bản và Việt Nam thống nhất nâng nguồn vốn vay lên mức "hiếm có" là 300 tỷ yen (2,56 tỷ USD), gấp 3 lần năm 2014.

Cần ghi nhận rằng Nhật Bản chỉ là một nguồn ODA thôi, và rất nhiều tiền ODA từ Trung Quốc đã bơm vào VN, và chưa hề bể ra “sự cố hối lộ” nào, bởi vì các kỹ sư TRung Quốc cũng sống chung một thể chế với VN.

Bản tin VnExpress ngày 19-11-2015 kghi lời Ông Trương Trọng Nghĩa: 'Vay ODA Trung Quốc dễ há miệng mắc quai'...

Ông Nghĩa là đại biểu Quốc hội, đồng thời là luật sư. Dĩ nhien6, ông không sơ múi gì với ODA, nên mạnh miệng nói.

Bản tin ghi là trong phiên chất vấn ngày 17/11, ông từng đề nghị Chính phủ không nên vay tiền hay nhận viện trợ của Trung Quốc.


Sau đây là giải thích từ ông Nghĩa:

“Nhận viện trợ và vay vốn ưu đãi (ODA) nói chung khác với quan hệ thương mại đầu tư thông thường. Hợp tác đầu tư cần theo các nguyên tắc quốc tế chung như không phân biệt đối xử nước này với nước kia, trong nước và quốc tế… Với ODA, bên vay có quyền chọn lựa, xem xét trên nhiều yếu tố, phụ thuộc quan hệ các nước với nhau.

Yếu tố đầu tiên là lãi suất rẻ. Thứ hai thường là do các ràng buộc, mỗi nước đưa ra một tiêu chí khác nhau như sử dụng công nghệ, trang thiết bị của nước cho vay... nhưng thường không có yếu tố lao động. Trung Quốc thì ngược lại, họ đưa sang rất nhiều lao động với lý do người Việt chưa làm được.

Một lý do nữa mà tôi kiến nghị thận trọng là Trung Quốc có thêm yếu tố các nước khác không có: Họ đã chiếm một phần lãnh thổ của Việt Nam. Do đó, quan hệ với Trung Quốc là hết sức nhạy cảm...

...Với Trung Quốc, tôi không chỉ nói về riêng ODA mà là cả quan hệ kinh tế nói chung, quan hệ đấu thầu, mua sắm thiết bị... Qua trao đổi với các chuyên gia, tôi được biết dự án họ làm tưởng rẻ nhưng lại hóa đắt. Nhiều nơi nhà thầu họ không đủ năng lực, đòi tăng vốn, thậm chí bỏ về nửa chừng...

...Tại không ít dự án ODA Trung Quốc, doanh nghiệp trong nước cho biết rất khó tham gia, không chỉ từ thiết kế, thi công mà đến lao động phổ thông, cung cấp thiết bị... Đến cái đinh ốc họ cũng làm. Trong khi đối với các dự án nhận ODA các nước khác, thì tỷ lệ công việc mà người Việt tham gia vào rất cao....”(ngưng trích)

Thế nhưng, trên Báo Mới, mghi rằng theo nghiên cứu của Tiến sĩ kinh tế Từ Thuý Anh và Tiến sĩ Nguyễn Bình Dương (Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách - VEPR, Đại học Quốc gia Hà Nội), một trong những nguyên nhân chính khiến thâm hụt thương mại của Việt Nam với Trung Quốc tăng cao là do sự áp đảo của các nhà thầu Trung Quốc trong các dự án lớn ở Việt Nam. Có đến 90% dự án công nghiệp nặng như các công trình điện, khai khoáng, dầu khi, luyện kim, hoá chất… của Việt Nam đều do Trung Quốc đảm nhiệm, với giá trị trúng thầu hàng trăm triệu cho đến hàng tỷ USD mỗi dự án.

Nghĩa là, với dự án ODA của Nhật, cán bộ đòi hối lộ và bị lộ... Còn với ODA từ Trung Quốc, chưa từng nghe chuyện cán bộ nào bị lộ...

Thế là, đất nước này giao hêt cho TQ rồi chăng.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
tác giả Đinh Xuân Quân sinh trong một gia tộc Miền Bắc theo Công Giáo từ vài thế kỷ, qua các thời kỳ Quốc-Cộng đảng tranh, Hoàng Đế Bảo Đại, TT Ngô Đình Diệm, Đệ Nhị Cộng Hòa, du học, về VN làm việc, vào tù cải tạo sau 1975, vượt biên, làm một số dự án LHQ giúp các nước nghèo (kể cả tại VN)
Một chiếc máy bay rớt tại South Dakota hôm Thứ Bảy làm thiệt mạng ít nhất 9 người, gồm phi công và 2 trẻ em.
Cảnh sát lập hồ sơ khởi tố Nguyen về tội bạo lực gia đình, say, và 2 tội gây nguy hiểm cho trẻ em. Nguyen được tạm rời nhà tù quận Polk County Jail vào sáng Thứ Sáu 29/11/2019.
Mười người đã bị bắn tại Khu Phố Pháp ở thành phố New Orleans vào sáng Chủ Nhật, 1 tháng 12, theo cảnh sát cho biết.
Diễn cẩn thận từng bước, hết sức chậm rãi đi xuống đồi do bờ triền dốc đứng. Hân đi sau tay phải ôm chặt tay trái Diễn và nửa thân xô nghiêng ép vào người anh.
Như chúng ta biết, đảng SPD (Đảng Dân chủ Xã hội Đức) đã tìm kiếm lãnh đạo mới từ sáu tháng nay. Vào mùa hè 2019, nhà lãnh đạo đảng trước đó Nahles đã từ chức sau các cuộc tranh giành quyền lực nội bộ. Có nhiều ứng cử viên nhưng sau cuộc bầu cử sơ bộ chỉ còn hai cặp vào chung kết.
Hàng triệu người nghèo có thể bị mất phiếu thực phẩm (food stamps) quan trọng theo những thay đổi luật lệ được đề nghị bởi chính phủ Trump.
Con sông Hoàng Hạ chảy xuyên qua trấn Hoàng Hoa quanh năm xanh biếc, nước từ miền tuyết lãnh tan ra nên tinh khiết vô cùng.
Lý do để viết bài này là vì bản thân người viết có sai lầm cần bày tỏ. Tuy rằng sai lầm đã hiệu đính, nhưng cũng cần nói ra, vì Đức Phật đã dạy rằng hễ sai thì nên tự mình bày tỏ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.