Hôm nay,  

Biển Đông Quốc Tế Hóa?

12/01/201600:00:00(Xem: 5318)

Thêm nhiều nước cờ mới cho Biển Đông, trong khi áp lực Trung Quốc vẫn không giảm.

Các báo Philippines cho biết chính phủ Manila sẽ yêu cầu Hoa Kỳ tiếp tục đi tuần Biển Đông để bảo đảm tự do lưu thông khu vực này. Yêu cầu này sẽ đưa ra trong hội nghị cấp bộ trưởng vào Thứ Ba ở Washington.

Cac1 phân tích gia nói có thể Mỹ sẽ tăng chuyến đi tuần, nhưng sẽ không đi tuần chung như Mnaila mong muốn.

Trong khi đó, báo SZ Energy News đưa ra lời bình rằng chính phủ Bắc Kinh có thể sẽ lập lại lời chiêu dụ Việt Nam, rằng các công ty dầu khí VN và TQ nên hợp tác chung để khai thác dầu Biển Đông.

Mặt khác, thông tấn RFI ghi nhận rằng Hải quân Nhật tập trung giám sát Biển Đông nhiều hơn.

RFI ghi rằng vào hôm 11/01/2016, báo Yomiuri Shimbun của Nhật loan tin, bộ Quốc phòng Nhật đã quyết định đưa các máy bay tuần tra loại P-3C đang làm nhiệm vụ tuần tra chống cướp biển ở ngoài khơi Somali về nước để tập trung vào nhiệm vụ giám sát vùng Biển Đông.

Theo nguồn tin trên, các máy bay trinh sát P-3C sẽ được điều động tăng cường các hoạt động giám sát trên các khu vực đang có tranh chấp biển đảo giữa Trung Quốc và những nước trong khu vực Đông Nam Á như Philippines hay Việt Nam.

Trước đây các máy bay P-3C thuộc lực lượng hải quân Nhật vẫn tham gia vào lực lượng đa quốc gia trong lĩnh vực chống cướp biển ngoài khơi Somali. Cứ 3 tháng một lần máy bay Nhật lại cất cánh làm nhiệm vụ giám sát ở vùng biển Châu Phi.

Vẫn theo báo Nhật, thì trước đây các máy bay của nước này vẫn tiếp nhiên liệu ở các căn cứ tương đối xa khu vực Biển Đông như Singapore hoặc Thái Lan. Giờ đây có thể các máy bay Nhật sẽ chọn việc tiếp nhiên liệu ở các cơ sở xung quanh Biển Đông như ở Việt Nam, Philippines và Malaysia.

RFI ghi thêm:

“Tờ báo cũng nhắc lại, trong chuyến thăm Việt Nam của Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Nakatani hồi tháng 11 năm ngoái, hai bên đã thỏa thuận cho phép tàu của hải quân Nhật được ghé cảng Cam Ranh. Chuyến đi này đã thúc đẩy quan hệ quốc phòng giữa hai nước.

Bên cạnh đó một số căn cứ của Philippines và Malaysia cũng được hải quân Nhật nhắm chọn làm điểm ghé qua trong các hoạt động tuần tra trong tương lai.”

Nghĩa là, Hải quân Nhật Bản trở thành bạn của VN và Philippines kịp thời...

Trong khi đó, Hải quân Mỹ như dườngc hưa xả hết tốc lực vào Biển Đông?

Trong khi đó, BBC ghi rằng Trung Quốc tuyên bố đã thông báo trước cho Việt Nam về các chuyến bay thử đến Đá Chữ Thập ở quần đảo Trường Sa, nhưng Việt Nam không hồi âm.

Bộ Ngoại giao Việt Nam đã phản đối máy bay dân sự Trung Quốc vài lần thử nghiệm hạ cánh trên Đá Chữ Thập, nơi có đường băng mà Việt Nam nói là Trung Quốc xây dựng phi pháp.

Ngoài ra, ngày 8/1 Cục Hàng không Việt Nam gửi thông báo cho Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế (ICAO) nói Trung Quốc đã thực hiện 46 chuyến bay vào vùng thông báo bay Hồ Chí Minh (FIR Hồ Chí Minh) để tới đá Chữ Thập.

Việt Nam và Trung Quốc cùng nhận chủ quyền tại khu vực này.

Cục Hàng không Việt Nam nói diễn biến này “uy hiếp an toàn bay vùng thông báo bay Hồ Chí Minh”.

BBC nhắc rằng:

“Trước đó, thông báo của Cục Hàng không Việt Nam nói từ ngày 1 đến 8/1, Trung Quốc đã thực hiện 46 chuyến bay vào vùng thông báo bay Hồ Chí Minh để tới Đá Chữ Thập.

Việt Nam cũng tuyên bố từ 28/12/2015, các cơ quan quản lý bay của Việt Nam không nhận được bất kỳ thông báo bay nào của phía Trung Quốc liên quan đến hoạt động bay đến Đá Chữ Thập.”

Khó hiêủ vô cùng... Có phải TQ đã thông báo trước các chuyến bay?

Biển Đông sẽ ra sao sau bầu cử Tổng Thống 2016?

Đây là câu hỏi được RFI nêu lên với Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng.

Bản tin RFI tựa đề “Quan hệ Mỹ-Việt 2016 trong tam giác chiến lược Mỹ-Việt-Trung” nhắc lại một bản tin trên nhật báo Mỹ New York Times ngày 02/01/2016, thì một chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Mỹ Barack Obama ngay vào tháng 5 là một điều hoàn toàn có thể diễn ra. Còn đối với khối Đông Nam Á, thì vào ngày 15-16 tháng 2 tới đây, một Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-ASEAN sẽ mở ra tại California, Hoa Kỳ.

Giáo sư chính trị học Nguyễn Mạnh Hùng, trường Đại Học George Mason, tiểu bang Virginia, Hoa Kỳ nói với RFI rằng nếu không có sự cố gì nổi bật, thì quan hệ Mỹ-Việt sẽ tiếp tục chiều hướng “tăng tiến” như đã được ghi nhận trong năm 2015, cả trong lãnh vực quốc phòng lẫn kinh tế, thương mại. Ẩn số quan trọng sẽ chi phối đà phát triển đó tuy nhiên lại đến từ Việt Nam: Đó là chính sách của giới lãnh đạo mới tại Việt Nam, sẽ được cử ra nhân Đại hội Đảng lần thứ 12 trong tháng Giêng này.

Bản tin RFI có các đoạn vấn đáp đáng chú ý như sau:

“RFI: Bầu cử Mỹ liệu có ảnh hưởng đến quan hệ Mỹ-Việt Nam và quan hệ Mỹ-ASEAN?

Nguyễn Mạnh Hùng: Có ảnh hưởng bởi vì làm cho Mỹ phải dồn tất cả cố gắng của mình vào cuộc bầu cử đó, và bớt đi sự chú ý trên những vấn đề khác, trừ những vấn đề thật nóng cần phải giải quyết. Đó là một ảnh hưởng gây chậm trễ hay trì hoãn. Nhưng mà nhìn vào dàn lãnh đạo mới (ở Mỹ), dù ai lên, thì chính sách đối với Trung Quốc cũng đều mạnh mẽ hơn. Ông Obama thì hòa hoãn nhiều hơn.

RFI: Mới đây, Chủ tịch Hạ viện Mỹ Paul Ryan có đòi tăng cường lực lượng Hải quân. Có thể nghĩ là đảng Cộng Hòa có quan điểm cứng rắn hơn với Trung Quốc hay không?

Nguyễn Mạnh Hùng: Không hẳn! Đảng Cộng hòa hay Dân chủ như nhau. Bà Clinton cũng vậy. đường lối và hành động từ xưa đến nay của tất cả những người đó đều cho thấy là họ sẽ mạnh dạn hơn ông Obama trong việc đối phó với Trung Quốc. Cả Dân chủ lẫn Cộng hòa!”(ngưng trích)

Đành chờ vậy. Biển Đông êm nhé...

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.