Hôm nay,  

CSVN Mở Cho Du Học Ở Lại?

06/01/201600:00:00(Xem: 7231)

Trong chánh trị, chung mà không có riêng thì chung sẽ vô hồn, riêng mà không có chung thì khó thành chuyện lớn. Cả chục năm nay số học sinh và sinh viên VNCS du học tốt nghiệp rồi không về nước là một phong trào ngày càng tăng. Một thiệt hại lớn cho nhà cầm quyền, một sự xuất huyết não của xã hội VN mà ít có bộ trưởng, thứ trưởng của chánh phủ, đại biểu nhân dân nào của Quốc Hội đảng cử dân bầu đặt thành vấn đề cho ra đầu, ra đuôi cả.

Trên phương diện đầu tư nhân sự mà Ông Hồ bắt chước các thầy Tàu nói, “trồng cây lợi ích mười năm, nhưng trồng người lợi trăm năm là một thiêt hại rất lớn. Xuất tiền tỷ ngoại tệ quí hiếm của gia đình cho đi du học tự túc hay công qũy cho đi du học học bổng hay tu nghiệp hoặc du khảo mà không về là mất vốn lẫn lời, làm mọi cho ngoại quốc hưởng.

VNCS tuy nghèo nhưng lại chơi trội, không những cho sinh viên đi du học mà còn cho học sinh du học nữa kèm theo một thân nhân làm bảo mẫu. Đối với Mỹ thì có lợi cho CSVN vô cùng vì số học sinh du học này được hoàn toàn miễn phí, được cấp sách, ăn trưa, được xe trường chở đi học chẳng tốn kém gì cả như học sinh công dân Mỹ hay thường trú nhân vậy.

Du học của VN là một phong trào hầu hết đại sứ Mỹ ở VN rất khen CSVN và niềm tự hào của sứ quán Mỹ ở VN là đã giúp cho VNCS tăng số sinh viên lên ba bốn lần.

Hiện thời theo nhóm công tác Giáo dục và Đào tạo thuộc Diễn đàn doanh nghiệp thường niên VBF 2015, Việt Nam hiện có hơn 110.000 học sinh và sinh viên du học với mức học phí từ 30.000 đến 40.000 mỹ kim mỗi năm cho sinh viên. Nhà Nước và gia đình VN như vậy mỗi năm chi gần 3 tỷ mỹ kim cho việc du học.

Theo Open Doors 2014 của Viện Giáo dục Hoa Kỳ, chỉ tính số lượng sinh viên VN đang học tại các cơ sở giáo dục của Mỹ trong năm học 2013 – 2014 đã là 16.579 sinh viên, tăng gấp 3% so với cùng kỳ năm ngoái. Chính con số này đã đưa VN lên hàng thứ bảy trên thế giới về số lượng sinh viên du học tại Mỹ. Tiến sĩ Mark Ashwill, nguyên đại diện tại Việt Nam của Viện Giáo dục quốc tế (IIE, trụ sở New York) nhận định: “Nếu xu hướng du học Mỹ vẫn tiếp tục, chắc chắn Việt Nam sẽ vượt qua cả Nhật Bản để trở thành nước xếp thứ sáu về số lượng du học sinh tại Mỹ. Trong giai đoạn từ tháng 10/2014 đến tháng 2/2015, tổng số du học sinh Việt Nam tăng 11%, cao nhất trong top 10 các nước và vùng lãnh thổ”.

Số thanh niên trên nguyên tắc mong mỏi sẽ là rường cột của nước nhà, thành phần ưu tú của xã hội tương lai, số tiền tỷ Mỹ kim quí hiếm của gia đình và nhà nước chắt chiu như vậy, mà lâu nay rất ít những giới chức thẩm quyền liên quan đến giáo dục, đến nhân dụng nào chánh thức lên tiếng về sự uổng dụng nhân tài và phí phạm kiến thức và tiền bạc của đất nước và nhân dân.

Mới đây vào ngày 28/12/2015 năm cùng tháng cạn, Quốc Hội Đảng cử dân bầu mới có một cơ hội nghe Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Duy Thăng điều trần. Ông Thứ Trưởng này thực thà khai báo chuyện con nhà Ông học xong ở lại ngoại quốc không về và biện hộ cho việc ở lại ngoại quốc của số sinh viên du học. Thứ Trưởng Thăng nói, "Tôi nghĩ con em nhiều người ngồi ở đây cũng không về. Cá nhân gia đình tôi cũng vậy, 2 đứa không về.” Ông báo cáo đa số các trường hợp đi du học từ cấp phổ thông và đại học không về. Ông đặt vấn đề "Bây giờ tạo việc làm thế nào, thu hút ra làm sao, chúng tôi sẽ có báo cáo Chính phủ để xem lại chính sách." Trả lời về chính sách thu hút nhân tài của Nhà Nước, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Duy Thăng cho biết: “Việc thu hút nhân tài cho các địa phương hiện được thực hiện qua nhiều hình thức như khuyến khích về lương, phụ cấp, nhà ở, chính sách vay vốn,…Tuy nhiên thu hút về rồi nhưng sử dụng thế nào là một vấn đề. Luật cán bộ công chức thẩm quyền tuyển dụng, sử dụng giao cho Bộ trưởng các bộ, cơ quan TƯ, Chủ tịch UBND tỉnh. Thu hút vào, sử dụng ra sao, môi trường thế nào để phát huy tài năng của họ cần phải tiếp tục được hoàn thiện”.


Ông Thứ Trưởng mặc thị biện hộ, “Quan điểm của cá nhân tôi là cần phải có tư duy thoáng ra. Không phải không về nước là không đóng góp cho đất nước. Không phải không về nước là không yêu nước. Đây là sự cống hiến chung cho nhân loại. Có những trường hợp đưa hình ảnh Việt Nam lên rất cao, ví dụ như giáo sư Ngô Bảo Châu,” theo tường thuật của báo Vietnamnet

Thất bại này trong việc sinh viên du học đi thì có về thì không là do phản ứng của cá nhân sinh viên, gia đình sinh viên và xã hội VN đối với chế độ CSVN. Cá nhân sinh viên về nước khó kiếm việc làm thích hợp, muốn vào công sở hay cơ quan phải có quen biết, có người nâng đỡ, phải hối lộ. Có việc làm thì lương bổng hay thù lao quá ít, khó chịu với cấp chỉ huy, không thể tiến thân vì CS chủ trương hồng hơn chuyên.

Ở lại ngoại quốc dầu làm lậu cũng nhiều tiền, sống tiện nghi, giúp gia đình được và đặc biệt là sống trong môi trường tự do, dân chủ hơn ở nước nhà. Có nhiều cơ hội để hợp thức hoá tình trạng di trú, kiếm vốn lập cơ sở để hưởng qui chế visa đầu tư, có chồng hay vợ công dân Mỹ.

Gia đình cho con du học là để trốn nền giáo dục quá chậm tiến về khoa hoc kỹ thuật, nặng về chánh trị một chiều vô bổ, ra trường không kiếm được việc làm, số cử nhân, cao học thất nghiệp ngày càng nhiều ở VN. Đa số phụ huynh khi cho con đi du học đều mong muốn con mình ở lại sau khi học xong.

Chính đại cán CS, đại gia ăn theo CS cũng tính cho con cái du học xong ở lại lập đầu cầu cho gia đình có chỗ để tẩu tán tài sản khi thu vén cuối đời. Chỉ cần bỏ nửa triệu USD hay 1 triệu thì có thể hợp thức hoá tình trạng di trú theo qui chế nhập cư đầu tư. Chỉ cần có chồng, có vợ với người có quốc tịch, cái giá khoảng 40.000 USD thôi là sẽ được nhập tịch trong vòng 3 năm theo qui chế vợ chồng.

Về xã hội, tâm lý chung của người Việt ty nạn CS bây giờ đã bớt khắt khe với du học sinh. Người Việt nghĩ đâu có ai chọn được cha mẹ sanh ra mình. Những đoàn thể đấu tranh không thấy sinh viên du học chống lại công cuộc đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền VN. Nhiều sinh viên du học có bà con với người tỵ nạn CS. Nên có giúp đỡ cho sinh viên làm chui, chỉ cách học sao cho đỡ tốn thời gian và tiền bạc nữa. Nên sinh viên du học thường thich chọn những trường gần cộng động người Mỹ gốc Việt.

Còn về nước thì như lIlY ngõ ý trên web zing.vn,:”Mình đã từng là du học sinh ở Mỹ, đi học bằng học bổng do tự mình xin được, đã từng ở lại làm việc 3 năm và có chút ít kinh nghiệm, nhưng vì hoàn cảnh gia đình nên buộc mình phải trở về dù không muốn. Về làm trong một tập đoàn kinh tế của nhà nước nhưng có nhiều chuyện phức tạp mà mình không thể nói được, đành an phận các bạn ạ. Nói thật lòng sau này con mình nếu được đi du học mình sẽ khuyến khích con mình không về nếu còn kiểu cơ chế như hiện nay, sự thật mất lòng, ai ném đá mình nhận./.(VA)

Ý kiến bạn đọc
11/01/201616:19:11
Khách
Đi du học rồi không về thì cũng là một thái độ lựa họn hợp lý cho bản thân du sinh, cho gia đình và cho tương lai của con cái ho sau này. Tuy nhiên có rầt nhiều người ở lại mà miệng cứ luôn ca tụng Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam và luôn luôn tìm cách để đánh phá Cộng Đồng Việt Nam Tị Nạn Công Sản bằng nhiều cách. Cũng như có những thành phẩn trí thức "yêu nước" sau 75 không thèm đi Mỹ nhưng để vợ con đi gởi tiền về cho minh xài và dùng thì giờ ăn không ngồi rồi để chửi Mỹ và tâng bốc chế độ. Kết luận là chúng ta phải cẩn thận!
Yêu Dollar không có nghĩa là yêu Tự Do. Chọn thái độ ở lại Mỹ không có nghĩa họ là một thành phần của Người Việt Tự Do!
06/01/201616:22:37
Khách
Về nước để sớm hay muộn sẽ bị đồng hóa thành dân Tàu à ?!
06/01/201616:17:27
Khách
chink choong ping peng nên biết là học phí tại Đại Học Sorbonne ở Paris
chỉ là 1000.00 dollar / 1 năm , nhưng mà chất lượng thì hơn các trường Mỹ tới 1000 lần !!!
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Bốn người được báo cáo đã bị giết chết hôm Thứ Năm sau một vụ cảnh sát rượt đuổi qua nhiều quận đã kết thúc trong trận đấu súng trên đường Miramar Parkway theo sau một tên cướp có vũ khí tại Coral Gables, tiểu bang Florida.
Mỗi năm lên tuổi già đi, tưởng đâu đã được an nhàn, nào ngờ đảng Cộng sản Việt Nam vẫn phải tối mắt đấu tranh để tồn tại vì các chứng nan y: Suy thoái tư tưởng; Đạo đức xuống cấp; Tham nhũng; và, Lợi ích nhóm trong trong cán bộ,đảng viên.
Bản thông báo của cảnh sát đưa ra hôm Thứ Năm ngày 5 tháng 12/2019, cho biết cô bé mất tích tên Lara Nguyen, 12 tuổi, cư dân thị trấn Menda. Lần cuối cô bé được nhìn thấy là tại nhà cô bé này ở đường Coppice Street, khoảng 8 giờ sáng hôm Thứ Tư ngày 4 tháng 12/2019.
Sài Gòn: Trong 11 tháng kiều hối đạt 4,3 tỷ USD, dự kiến cả năm 2019 dự kiến 5,3 tỷ USD, tăng trên 9% so với năm 2018. Kiều hối về đã giúp sản xuất kinh doanh, giải quyết khó khăn đời sống người thân, giải quyết việc làm, tạo điều kiện cho kinh tế Tp SG phát triển.
Do dự đoán thời tiết sẽ có 40-50% cơ hội mưa rào vào Thứ Bảy tới, 7 tháng 12 - ngày sự kiện ‘Winter in the Grove’, Thành phố sẽ dời sự kiện này đến ngày thứ Năm tuần sau, vào ngày 12 tháng 12, và chương trình sẽ bắt đầu lúc 5:00 giờ chiều đến 8:00 giờ tối
Tại nhà hàng Diamond 3, Westminster, Nam California, Tối thứ Sáu, ngày 29 tháng 11 năm 2019, Hội Đồng Hương Quảng Nam – Đà Nẵng (QNĐN) đã tổ chức buổi tiệc tri ân các mạnh thường quân và các ân nhân đã ïđóng góp cho chương trình cứu trợ Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa Quảng Nam Đà Nẵng.
Hôm biểu tình 17/11, lãnh tụ trẻ Joshua Wong hô lớn khẩu hiệu "Hồng-kông là Bá-linh mới !" trước đông đảo dân Hồng-kông tụ tập tại Công trường Edimbourg trong khu phố doanh thương.
Chính phủ Trump đang thắt chặt các đòi hỏi làm việc đối với một số người nhận phiếu thực phẩm, một sự thay đổi dự kiến sẽ loại bỏ các lợi ích của Chương Trình Hỗ Trợ Dinh Dưỡng Bổ Sung (SNAP) cho 688.000 người lớn.
Tổng Thống Donald Trump hôm Thứ Tư đã đột ngột bãi bỏ cuộc họp báo đã được lên lịch trình để kết thúc chuyến đi đầy tranh cãi tới Anh cho cuộc họp năm thứ 70 của Tổ Chức Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương gọi tắt là NATO.
Có 422.9 triệu khẩu súng đang lưu hành, khoảng 1.2 khẩu cho một người Mỹ, và 8.1 tỉ dây đạn được bán vào năm ngoái, chứng tỏ súng là phổ biến tại Mỹ, theo National Shooting Sports Foundation cho biết.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.