Hôm nay,  

Biệt Động Quân, Thiết Giáp Sđ7: Trận Chiến Ơû Căm Bốt & Hà Tiên

04/06/199900:00:00(Xem: 6616)
* Kongpong Trach và những trận đánh lớn:
Konpong Trach là một thị trấn nhỏ của Căm Bốt ở về phía Bắc quận lỵ Hà Tiên, cách biên giới Việt-Căm Bốt 15 km về hướng Bắc. Về địa hình, thị trấn nằm trên một giao lộ giữa một vùng rừng rậm. Từ giữa năm 1970, sau khi lực lượng VNCH khởi động các cuộc hành quân yểm trợ Quân đội Cộng hòa Căm Bốt ngăn chận CSBV và Khmer đỏ, Quân đoàn 4 đã lập tại đây một căn cứ hành quân để kiểm soát một trong các trục lộ huyết mạch mà Cộng quân sử dụng để vận chuyển quân lương, vũ khí, đạn dược từ bên kia biên giới vào các tỉnh Hậu Giang.
Trận chiến tại đây đã bùng nổ khi một chiến đoàn Biệt động quân của Quân đoàn 4 đụng độ với trung đoàn 101 D CSBV, trận chiến đã kéo dài từ ngày 22 tháng 3 đến cuối tháng 4/1972, nhưng vẫn không lắng dịu.
Sau trận giao tranh đầu tiên, trận chiến đã mở rộng ở mức độ với sự tăng viện từ hai phía. Về phía Quân lực Việt Nam Cộng Hòa, một lực lượng hùng hậu đã được bộ Tư lệnh Quân đoàn 4 điều động khẩn cấp để tiếp ứng chiến trường, gồm 6 tiểu đoàn Biệt động quân, 4 chiến đoàn Thiết giáp, trong đó chiến đoàn Thiết giáp cơ hữu của Sư đoàn 7 Bộ binh là một trong những nỗ lực chính. Lực lượng đặc nhiệm này đã được điều động xuyên qua lãnh thổ Quân khu 4 từ vùng Đông Bắc cách xa trận địa hàng trăm cây số, và được sự yểm trợ của nhiều đơn vị Pháo binh và Công binh chiến đấu. Về phía Cộng quân, ban đầu chỉ có 3 tiểu đoàn của trung đoàn 101 CSBV với một số bộ phận yểm trợ của Công trường (sư đoàn) 1 CSBV. Nhưng ngay sau đó, Cộng quân buộc phải tung thêm 2 trung đoàn E44 và 52 vào trận địa. Hai trung đoàn CQ này đang trên đường từ bên kia bên kia biên giới di chuyển về Miền Tây Nam phần, đã được lệnh thay đổi hướng di chuyển để tiếp ứng cho trung đoàn 101 D CSBV.
Các trận giao tranh ác liệt đã diễn ra quanh khu vực Konpong Trach. Vẫn áp dụng chiến thuật biển người theo phương thức tiền pháo hậu xung, các trung đoàn Cộng quân tung ra các đợt tấn công vào đội hình của các đơn vị bộ chiến VNCH và các chi đoàn chiến xa. Trận chiến được các phóng viên chiến trường quốc tế và các quan sát viên mô tả là quá khốc liệt khi hai bên đã cố tung tất cả lực lượng với hỏa lực yểm trợ cao nhất. Theo phân tích của các chuyên viên tình báo, chiến trường Konpong Trach đã diễn ra tại một khu vực quá xa các trục tiếp vận bình thường của Quân lực VNCH, các giao lộ và thủy vận dẫn vào chiến trường đã bị giới hạn rất nhiều. Bộ Tư lệnh Quân đoàn 4 đã gặp khó khăn trong sự chuyển vận quân sĩ và quân dụng tiếp liệu để yễm trợ cho lực lượng tham chiến, vì rằng phần lớn các đơn vị yểm trợ của Quân đoàn 4 đều đồn trú tại Cần Thơ, tỉnh lỵ tỉnh Phong Dinh, một trung tâm điểm của miền Tây Nam phần.
Sau hơn 1 tháng giao tranh quyết liệt, Cộng quân bị thiệt hại rất nặng. Về phía lực lượng VNCH, tổn thất được ghi nhận là khá cao. Cuối cùng để bảo toàn lực lượng còn lại và để có quân tiếp ứng cho các chiến trường khác tại miền Tây, lực lượng Quân đoàn 4 đã triệt thoái khỏi Konpong Trach. Theo phân tích của các chuyên viên tình báo, chiến trường Konpong Trach đã làm thay đổi kế hoạch điều quân của Cộng quân, khi mà toàn bộ Công trường 1, đại đơn vị cấp sư đoàn duy nhất của CQ được bố trí hoạt động tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long, đã bị bắt buộc phải tung tất cả lực lượng và tiềm năng tác chiến cho mặt trận Konpong Trach. Sau khi trận chiến kết thúc, Công trường 1 CSBV phải mất một thời gian dài để tái chỉnh trang và bổ sung quân số. Nếu không xảy ra trận chiến trên đất Cam Bốt, sư đoàn CSBV này sẽ hiệp đồng với các trung đoàn chủ lực CSBV với các trận tấn công quy mô trên toàn miền Tây.
Cũng trong trận chiến tại Konpong Trach, hỏa lực của Thiết giáp VNCH và các trận "mưa oanh kích" do Không lực Việt-Mỹ thực hiện đã chận đứng các đợt tấn công biển người của Cộng quân, đồng thời triệt hạ tối đa lực lượng Công trường 1 CSBV, khiến lực lượng này bị tổn thất hơn 2/3 quân số, vũ khí, quân bị.

* Công trường 1 CSBV sau trận chiến Konpong Trach:


Sau trận chiến khốc liệt tại Konpong Trach, trung ương cục miền Nam của CSBV (cục R) đã thu gom tất cả lực lượng trừ bị để bổ sung quân số cho 3 trung đoàn của Công trường 1 CSBV. Vào ngày 18 tháng Năm 1972, nhiều thành phần thuộc trung đoàn 52 D và trung đoàn 101D của Công trường 1 CSBV đã tấn công vào chi khu Kiên Lương, một quận lỵ trên hướng Bắc tỉnh lỵ Rạch Giá, cách Hà Tiên 20 km về hướng Đông Nam. Đây là trận tấn công đầu tiên của các đơn vị Công trường 1 sau khi bị thảm bại trên chiến trường Konpong Trach.
Khởi đầu, các toán đặc công CSBV đã xâm nhập vào khu vực nhà máy xi măng Hà Tiên và cùng vài khu phố quanh chợ quận Kiên Lương. Địch quân đã nhanh chóng tổ chức khu vực nói trên thành những cụm điểm kháng cự và cố thủ vững chắc. Để giải tỏa áp lực địch, lực lượng Biệt động quân Quân khu 4 và Thiết kỵ đã được điều động khẩn cấp đến trận địa. Chiến đoàn tiếp ứng này đã phối hợp với các đơn vị Địa phương quân và Nghĩa quân tấn công đánh đuổi Cộng quân ra khỏi các khu vực bị tạm chiếm. Trận chiến đã diễn ra ác liệt khi các đơn vị bộ chiến VNCH mở các đợt xung phong đánh thẳng các vị trí phòng thủ của địch. Tại nhiều cụm điểm, các chiến binh Mũ Nâu đã đánh cận chiến với địch. Các trận giao tranh kéo dài đến 10 ngày, cuối cùng lực lượng bộ chiến VNCH đã tái chiếm được khu vực nhà máy xi măng Hà Tiên và khu phố chợ quận Kiên Lương, buộc địch quân phải rút khỏi 2 khu vực này rút về bên kia biên giới Việt Nam-Căm Bốt. Đối phương để lại trận địa hàng trăm xác chết và vũ khí đủ loại.
Sáu tháng sau, vào tháng 11/1972, hai trung đoàn 52 và 101 D/Công trường 1 CSBV đã xâm nhập vào hướng Tây sông Hậu Giang, và đã thiết lập các binh trạm hậu cần, căn cứ địa tại vùng Hà Tiên và Thất Sơn. Nhận được tin tức tình báo về các hoạt động của địch, lực lượng Biệt động quân thống thuộc Biệt khu 44 đã hành quân khẩn cấp, tấn công chớp nhoáng vào hai khu vực nói trên. Chiến đoàn Mũ Nâu đã khám phá nhiều kho chứa quân lương và đạn dược, triệt phá nhiều cơ sở hậu cần và gây thiệt hại nặng cho các đơn vị thuộc hai trung đoàn 52 và 101 D/Công trường 1 CSBV. Theo cung từ của một tiểu đoàn trưởng thuộc trung đoàn 52 CSBV ra đầu hàng, tiểu đoàn của anh ta đã bị tan do các trận phục kích và các đợt oanh tạc của lực lượng VNCH, cuối cùng tiểu đoàn này chỉ còn 30 người sống sót.

* Sơ lược về lực lượng Biệt động quân Quân khu 4:
Trước 1973, lực lượng Biệt động quân tại Quân khu 4 gồm có 1 liên đoàn Biệt động quân tiếp ứng (liên đoàn 4) và 8 tiểu đoàn Biệt động quân biên phòng được phối trí như sau:
Liên đoàn 4 Biệt động quân: lực lượng tổng trừ bị, xung kích phản ứng cấp thời của Quân đoàn 4. Trong thời gian từ 1968-1970, liên đoàn này có đến 5 tiểu đoàn gồm: tiểu đoàn 32, 41, 42, 43 và 44. Đầu năm 1972, tiểu đoàn 32 BDQ được chuyển sang Liên đoàn 7 Biệt động quân vừa được thành lập (lực lượng trừ bị thuộc quyền điều động của Bộ Tổng tham mưu). Tháng 4/1972, liên đoàn 4 Biệt động quân được tăng viện cho chiến trường Quảng Trị. Giữa tháng 5/1972, liên đoàn này được trở về Quân khu 4, tiếp tục nhiệm vụ của một binh đoàn tổng trừ bị tiếp ứng của Quân đoàn 4.
-Về lực lượng Biệt động quân Biên phòng: từ tháng 8/1970, theo kế hoạch của Bộ Tổng tham mưu, các đơn vị Dân sự chiến đấu do các sĩ quan Lực lượng đặc biệt chỉ huy được cải tuyển sang binh chủng Mũ Nâu để thành lập các tiểu đoàn Biệt động quân biên phòng. Tại Quân khu 4, trước 31 tháng 8/1970, có tất cả 9 trại Biên phòng: Tô Châu, Thanh Trị, Tuyên Nhơn, Cái Cái, Bình Thành Thôn, Chi Lăng (A-432 và B43), Mộc Hóa, Ba Xoài, Vĩnh Gia. Sau ngày 31 tháng 8/1972, trại Mộc Hóa đóng cửa, quân sĩ của 8 trại còn lại được cải tuyển để thành lập 8 tiểu đoàn Biên phòng: có 5 tiểu đoàn: 66 (Tô Châu), 67 (Thanh Trị), 75 (Tuyên Nhơn), 76 (Cái Cái) 85 (Chi Lăng), 86 (Bình Thạnh Thôn), 93 (Vĩnh Gia) và 94 (Ba Xoài). Trong 8 trại cải tuyển sang Biệt động quân Biên phòng có 5 trại thuộc tỉnh Châu Đốc và 3 trại thuộc tỉnh Kiến Tường.

Kỳ sau: Trung đoàn 10 và Biệt động quân trên chiến trường Châu thổ sông Cửu Long.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao tại Việt Nam đã đề nghị ngưng thi hành án lệnh hành quyết với tử từ Hồ Duy Hải để điều tra lại vụ án này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do cho biết hôm 2 tháng 12.
Tuần báo OC Weekly đã viết twitter cho biết đóng cửa sau khi chủ nhân là công ty Duncan McIntosh Company đóng cửa tuần báo giấy một ngày trước Lễ Tạ Ơn.
Cha mất rồi. Em buồn lắm, vì không về thọ tang Cha được. Em đang xin thẻ xanh. Sắp được phỏng vấn. Vợ chồng em định năm sau, khi em đã thành thường trú nhân, sẽ về thăm Cha Mẹ. Ngày tạm biệt Cha lên đường đi Mỹ du học bốn năm trước, đã thành vĩnh biệt.
Tôi khẳng định những việc tôi làm là đúng đắn và cần thiết để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Những gì tôi làm không liên can đến vợ con và gia đình tôi. Vì thế, tôi yêu cầu công an Hồ Chí Minh chấm dứt ngay việc sách nhiễu, khủng bố gia đình tôi.
Brilliant Nguyễn là một thanh niên theo trường phái cấp tiến và chủ thuyết Vô Thần (*). Chàng ta không tin ma quỷ đã đành mà cũng chẳng tin rằng có thần linh, thượng đế. Để giảm bớt căng thẳng của cuộc sống, theo lời khuyên của các nhà tâm lý và bạn bè, chàng ta đến Thiền Đường Vipassana ở Thành Phố Berkeley, California để thực hành “buông bỏ” trong đó có rất nhiều cô và các bà Mỹ trắng, nhưng không một ý thức về Phật Giáo
Có những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mà chẳng xưa chút nào. Có những chuyện hôm nay mà sao nó xa xưa vời vợi. Chuyện ngày xưa... Có một ngôi chùa ở vùng quê thanh bình, trước mặt là đồng lúarì rào, cánh cò chao trắng đồng xanh. Trong chuà có vị hoà thượng già hiền như ông Phật, lông mày dài bạc trắng rớt che cả mắt...
Ông Gavin Newsom, Thống đốc tiểu bang California, đã tuyên bố ân xá cho hai người đàn ông từng dính vào hai vụ hình sự khác nhau khi họ mới 19 tuổi và đang mong muốn không bị trục xuất về Việt Nam.
Hoang Nguyen, 43 tuổi, bị bắt và bị truy tố về tội trộm sau khi bị cho là đổi nhãn giá trên hơn ba mươi chai rượu vang tuần trước, theo hồ sơ tòa.
Bé ngọc ngà của Mẹ cố thở chút không khí ít oi còn trong buồng phổi. Giây phút cuối. Để ngàn sau dân Hong Kong sống xứng đáng Con Người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.