Hôm nay,  

Tình Hình Biển Đông 2015

31/12/201519:58:00(Xem: 4389)
TÌNH HÌNH BIỂN ĐÔNG 2015
 
Nguyễn Mạnh Trí

Trong năm 2015, tình hình Trung Đông vẫn sôi động với sự lớn mạnh và các cuộc khủng bố của tổ chức ISIS. Các nước Trung Đông và các đại cường đang tìm một thế cân bằng để giải quyết vấn đề. Có vài điểm sáng như Hiệp ước hạt nhân với Iran và thái độ hòa dịu trở lại của Nga. Dù bị lôi cuốn và vướng bận vào tất cả những vấn đề ấy, chính quyền Obama vẫn muốn tái xác định sự tiếp tục chú trọng đến khu vực Á Châu – Thái Bình Dương như chính sách đã tuyên bố từ năm 2011.

Quốc tế cũng bắt đầu tỏ thái độ về Biển Đông. Trong bản tuyên bố chung được công bố sau cuộc họp thượng đỉnh tại Đức, kết thúc 8/6/2015, các lãnh đạo nhóm G 7 (Anh, Đức, Pháp, Ý, Mỹ, Canada, Nhật ), tuyên bố mạnh mẽ chống lại mọi hành động đơn phương nhằm làm thay đổi nguyên trạng ở vùng Biển Đông, như việc “bồi đắp đảo với quy mô lớn”. Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon ngày 22/11/2015 đã thúc giục các bên kiềm chế sau khi Trung Quốc tuyên bố sẽ tiếp tục xây dựng các cơ sở quân sự cũng như dân sự trên biển Đông. Máy bay, tàu chiến của Mỹ, Úc đã riêng rẻ tuần tra Biển Đông. Có thể cả Nhật Bản, Ấn Độ cũng sẽ hiện diện ở khu vực này.


TRUNG QUỐC


Biển Đông là một ván cờ mà Trung Quốc nắm chắc lợi thế và Bắc Kinh đang có những bước tính toán rất chính xác. Tham vọng chiếm trọn Biển Đông vẫn mang tính thống nhất, xuyên suốt từ năm 1947 đến nay, dù thể chế hay cá nhân lãnh đạo có nhiều thay đổi. Trong năm 2015, hai điều quan trọng xảy ra là sự chậm lại của nền kinh tế Trung Quốc và nước này có thể xem như hoàn tất các đảo nhân tạo tại Trường Sa, 3 đường băng trên các đảo nhân tạo Chử Thập, Subi và Vành Khăn và 2 hải đăng trên các đảo Châu Viên và Gạt Ma. Các bước kế tiếp của Trung Quốc là đặt mọi nước trong vùng vào sự đã rồi về chủ quyền Trung Quốc tại Trường Sa (chiếm thêm các rặng san hô, các bãi ngầm còn trống, áp dụng hải phận 12 hải lý, phi trường quân sự trên các đảo nhân tạo, tuyên bố vùng nhận dạng phòng không ADIZ). Trong chuyến viếng thăm Hoa Kỳ từ 21 đến 26 tháng 9, 2015, dù rằng có những màn trình diễn như việc Trung Quốc mua 300 phi cơ của hảng Boeing và việc Chủ tịch Tập Cận Bình gặp gở gần 30 CEO của các đại công ty Hoa Kỳ nhưng không có một tuyên bố chung toàn diện Mỹ - Trung nào được đưa ra. Tổng thống Obama đã gởi một thông điệp mạnh mẽ tới Trung Quốc trong cuộc họp thượng đỉnh Mỹ-Trung ngày 25/9/2015 tại Nhà Trắng và trong lời phát biểu tại Đại hội đồng LHQ sau đó, nhấn mạnh đến nhu cầu duy trì các tiêu chí căn bản về quyền tự do hàng hải ở Biển Đông là một lợi ích của Washington và khuyến cáo chủ tịch Trung Quốc tìm giải pháp cho tranh chấp Biển Đông. Ông Tập Cận Bình cam kết giải quyết một cách ôn hòa và không quân sự hóa các đảo nhân tạo nhưng một ngày sau khi thăm viếng Việt Nam, ông Tập đã tuyên bố tại Singapore ngày 7/11 điều mà các quan chức cao cấp Trung Quốc nhắc lại nhiều lần “Các đảo trên Biển Đông là lãnh thổ Trung Quốc từ thời cổ xưa. Chúng tôi có quyền giữ gìn chủ quyền lãnh thổ của chúng tôi cũng như các lợi ích và quyền hợp pháp của chúng tôi trên biển”. Ngày 21/11, Trung Quốc lại tuyên bố sẽ tiếp tục xây dựng các cơ sở quân sự và dân sự trên các đảo nhân tạo mà quốc gia này xây dựng trên biển Đông, một ngày sau khi Tổng thống Obama kêu gọi ngưng quân sự hóa trên vùng biển tranh chấp. Ngoài ra, Trung Quốc đã tăng cường một số lượng không rỏ J-11 (tương đương Su-27 của Nga) tại đảo Phú Lâm trên quần đảo Hoàng Sa. Với vị trí mới này, Trung Quốc đã tăng cường tầm hoạt động xa hơn 223 hải lý (360 km).


blank


Hải đăng mà Trung Quốc xây trái phép ở đá Châu Viên. Ảnh: CCTV News


HOA KỲ


Năm 2015 đã có những bước đi mạnh mẽ của nước Mỹ trong chính sách xoay trục với Nhật là đồng minh cốt cán và các nuớc Đông Nam Á sẵn sàng chia sẻ trách nhiệm trong nỗ lực kiềm chế, đối trọng và cân bằng quyền lực với Trung Quốc. Trong một diễn  biến khá đặc biệt, bà đại sứ Mỹ tại ASEAN, Nina Hachigan cho biết lãnh đạo 10 quốc gia thuộc khối ASEAN sẽ tới Mỹ dự hội nghị thưởng đỉnh đặc biệt với Tổng thống Barack Obama dự trù vào tháng 2, 2016.


MẶT TRẬN KINH TẾ


Tình hình kinh tế Hoa Kỳ 2015 nói chung tiến tiển chậm nhưng vững chắc. Sản lượng dầu của Mỹ đang ở mức cao kỷ lục trong 45 năm, bất chấp những biến động của giá dầu thế giới trong thời gian vừa qua. Theo báo cáo của Tập đoàn Tư vấn Dầu khí Rystad Energy, nước Mỹ đang sản xuất được 9.65 triệu thùng dầu/ngày, cao nhất kể từ năm 1970. Mặc dù, số giếng khoan dầu tại Mỹ giảm kéo theo một lượng lớn nhân công ngành này bị sa thải, nhưng trung bình từ đầu năm 2015 sản lượng đã tăng 31% so với năm 2014. Ngày 21/12, Quốc hội Hoa Kỳ đã bỏ phiếu thông qua việc dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu dầu mỏ vốn tồn tại suốt 40 năm qua tại nước này. Quyết định này được nhìn nhận là sự thay đổi lịch sử về chính sách năng lượng của Mỹ, trong bối cảnh giá dầu thế giới giảm sâu xuống dưới 35 USD/thùng, mức thấp nhất trong hàng chục năm qua.


Một điều mọi người đang lưu ý là trong năm 2015, tăng trưởng kinh tế Trung Quốc chỉ còn 6.9% trong quý 3-2015, các công ty ngoại quốc tiếp tục rút ra khỏi Trung Quốc và chuyển qua các nước Đông Nam Á, thị trường chứng khoán bốc hơi hơn 3,000 tỷ USD trong tháng 7, nợ công khiến chính phủ Trung Quốc sẽ phải áp dụng hệ thống bảo hiểm cho hơn 100 ngàn tỷ Nhân dân tệ – tương đương 16,000 tỷ USD – trong hệ thống ngân hàng của mình và nguy cơ vỡ bong bóng địa ốc sẽ là điều mà Hoa Kỳ và đồng minh phải lưu tâm trong mặt trận kinh tế để đương đầu với Trung Quốc. Ngân hàng Morgan Stanley, nhận định nếu kinh tế Trung Quốc tiếp tục giảm tốc trong vài năm tới, tốc độ tăng trưởng của kinh tế thế giới có thể bị giảm xuống dưới mức 2% - ngưỡng được đánh giá là tương đương với tình trạng suy thoái trên toàn cầu. Đây sẽ là lần đầu tiên trong 50 năm qua kinh tế thế giới suy thoái mà không gắn liền với sự suy giảm của kinh tế Mỹ.


Lần đầu tiên sau gần 1 thập kỷ, cục dự trữ Liên bang Mỹ FED ngày 16/12 đã quyết định tăng lãi suất khỏi mức gần 0%. Mức lãi suất cơ bản được xác định sẽ dao động từ 0.25-0.5%. Ảnh hưởng trong trường hợp lãi suất chỉ đạo của Mỹ tăng cao thì vốn đầu tư trên thế giới sẽ ồ ạt đổ về Hoa Kỳ. Tuy nhiên, hậu quả kèm theo là đồng đô la Mỹ sẽ tăng giá, bất lợi cho lãnh vực xuất khẩu.


MẶT TRẬN KINH TẾ - HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (TPP)

Ngày 5/10/2015, Mỹ, Nhật và 10 nước Vành đai Thái Bình Dương khác cuối cùng đã đạt thỏa thuận về hiệp định tự do mậu dịch khổng lồ giúp giảm bớt các rào cản và đề ra các quy định thương mại cho 40% kinh tế thế giới. Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương được hoàn tất ở thành phố Atlanta, bang Georgia miền Nam nước Mỹ, đỉnh điểm của 7 năm đàm phán gai góc sau khi vượt qua các rào cản thương mại cuối cùng đối với các mặt hàng nông nghiệp và các sản phẩm từ sữa, xe hơi mới, các tiện ích công nghệ mới nhất, các loại thuốc tiên tiến và nhiều mặt hàng khác kèm theo những quy định về môi trường và lao động. Thỏa thuận này phải được phê chuẩn bởi cơ quan lập pháp quốc gia của 12 nước trong khối. Hoa Kỳ hy vọng hiệp ước này sẽ được thông qua trong năm 2016.

MẶT TRẬN NGOẠI GIAO

Liên quan đến vấn đề biển Đông, Hoa Kỳ cho rằng những khác biệt trong quan điểm giữa Mỹ và Trung Quốc không thể cản trở quan hệ hai nước nhưng Hoa Kỳ đã có những lời tuyên bố cứng rắn về những hành động đòi chủ quyền đơn phương gây mất ổn định tại khu vực từ Trung Quốc:

  • Tổng thống Barack Obama trong chuyến công du Jamaica ngày 9/4, đã thẳng thừng tuyên bố: "Điều chúng tôi lo ngại về Trung Quốc là nước này không tuân theo các quy định và thông lệ quốc tế. Trung Quốc đang sử dụng sức mạnh và quy mô thực sự của mình để ép các nước nhỏ vào vị trí thấp hơn, dễ bị bắt nạt hơn". Tại  hội nghị thượng đỉnh tại Philippines vào giữa tháng 11, tổng thống Obama đã  tuyên bố sẽ tăng cường năng lực an ninh hàng hải của các đồng minh để giúp họ ứng phó với các mối đe dọa trong vùng biển của mình, đồng thời cung cấp một môi trường hàng hải an ninh hơn trên toàn khu vực.

  • Trong năm 2015, trong các hội nghị, các buổi điều trần, thăm viếng Việt Nam cũng như các quốc gia Đông Nam Á, văn thư gởi hành pháp, các nhân vật lập pháp như Thượng nghị sĩ John McCain, bà Nancy Pelosi, thủ lãnh Đảng Dân chủ tại Hạ viện Mỹ,  các Thượng nghị sĩ trong Ủy ban Quân vụ Thượng viện cũng như các nhân vật cao cấp của hành pháp và quân đội như Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry, Bộ trưởng Quốc phòng Ash Carter, các ông Daniel Russel, Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao và ông David Shear, Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng phụ trách khu vực Đông Á-Thái Bình Dương, Đô đốc Samuel Locklear, chỉ huy Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của Hoa Kỳ, Đô đốc Harry Harris,Tân Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của quân đội Mỹ, Đô đốc Scott Swift, Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ, Đô đốc Thad Allen, Tư Lệnh lực lượng Tuần Duyên Hoa Kỳ, đã có những chuyến thăm viếng Việt Nam, tuyên bố tố cáo các hành vi gây mất ổn định của Trung Quốc tại Biển Đông cũng như các biện pháp của Hoa Kỳ để giúp đỡ các quốc gia Đông Nam Á. Ngày 20/7, Đô đốc Scott Swift, tân Tư lệnh hạm đội Thái Bình Dương, đích thân tham gia một phi vụ trinh sát ở Biển Đông nhằm nêu bật sự quan tâm của quân đội Mỹ đối với tình hình trong khu vực chiến lược này.


MẶT TRẬN QUÂN SỰ

  • Ngày 10/4, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter ngày 10/4 khẳng định Mỹ đang chuyển qua châu Á các loại vũ khí tối tân nhất, trong đó có loại máy bay ném bom tàng hình và các đơn vị chuyên trách chiến tranh tin học. Hải quân Hoa Kỳ có kế hoạch triển khai thêm 2 tàu hộ tống khác đến Yokosuka vào năm 2017, nâng tổng số chiến hạm Mỹ hiện diện tại đây lên 14 chiếc. Một động thái tinh tế khác là hải quân Mỹ đang xem xét bãi bỏ hoặc nới lỏng ranh giới hành chính phân chia địa bàn hoạt động của Hạm đội 7 với Hạm đội 3. Hạm đội 7 vốn phụ trách từ Hawaii đến phía Tây Thái Bình Dương, trong khi Hạm đội 3 hoạt động từ Hawaii về phía lục địa Mỹ. Mục đích điều chỉnh này chắc chắn là nhằm gia tăng áp lực lên Trung Quốc.

  • Website chính thức của Hải quân Mỹ cho biết tàu USS Forth Worth (LCS-3) của Mỹ vào giữa tháng 5 đã thực hiện chuyến tuần tra kéo dài 7 ngày tại vùng biển và không phận quốc tế ở Biển Đông, gần khu vực quần đảo Trường Sa. Mọi động thái của tàu USS Fort Worth trong chuyến tuần tra này đều được tàu hộ vệ tên lửa Yancheng (Type 054A) Trung Quốc theo dõi chặt chẽ. Một nhóm phóng viên của kênh truyền hình CNN hôm 20/5 đã chứng kiến cảnh hải quân Trung Quốc cảnh cáo tám lần khi máy bay do thám P8-A Poseidon của Mỹ bay trên khu vực Đá Chữ thập trong quần đảo Trường Sa, nơi Trung Quốc đang tiến hành việc xây dựng đảo nhân tạo.

  • Phát biểu tại Malaysia hôm 17/3/2015, Phó Đô đốc Robert Thomas,Tư lệnh Hạm đội 7 của Mỹ đã kêu gọi các quốc gia Đông Nam Á thành lập một lực lượng hải quân hỗn hợp để tuần tra tại vùng Biển Đông, nơi đang tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc đang càng lúc càng căng thẳng. Tư lệnh Hạm đội 7 công nhận rằng vấn đề này “nói thì dễ, nhưng làm thì khó hơn”, nhưng nếu các quốc gia ASEAN đi đầu trong việc này, thì Hạm đội 7 của Hoa Kỳ sẽ sẵn lòng hỗ trợ. Hội nghị đầu tiên giữa lực lượng lính thủy đánh bộ Mỹ và quan chức quân sự đến từ 23 nước diễn ra tại Hawaii từ ngày 18/5 nhưng không có sự hiện diện của Trung Quốc. Hơn một nửa trong số các quốc gia tham dự đến từ châu Á, trong đó có những nước đang có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc.

  • Bắt đầu từ tháng 5 rằng, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter đã chỉ đạo thuộc cấp “xem xét các lựa chọn, bao gồm phái tàu chiến và máy bay tuần thám của Hải quân Mỹ giám sát đối với quần đảo Trường Sa và cử các tàu hải quân Mỹ tiến vào phạm vi 12 hải lý quanh các rạn san hô mà Trung Quốc đã bồi đắp và và tuyên bố chủ quyền tại khu vực được gọi là quần đảo Trường Sa”. Ngày 27/10, hải quân Hoa Kỳ đã phái Khu trục hạm Lassen cùng các máy bay trinh sát tuần tra sâu vào khu vực 12 hải lý của 2 bãi đá thuộc diện nữa chìm nữa nổi Subi và Vành Khăn. Tiếp đó, trong đêm ngày 8-9/11và 10/12, máy bay ném bom B-52 của Hoa Kỳ "đã bay trong khu vực" quần đảo Trường Sa. Sau cuộc họp song phương với Tổng thống Philippines Benigno Aquino bên lề hội nghị thượng đỉnh APEC ở Manila giữa tháng 11, Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama cho rằng cần có “những bước táo bạo” để giảm thiểu những mối căng thẳng ở Biển Đông. Phải cần một thời gian để hiểu ý định thật sự của Hoa Kỳ khi tuyên bố câu này.


VIỆT NAM


2015 đánh dấu một năm bận rộn và khích lệ về mọi phương diện cho Việt Nam. Về ngoại giao, TBT Nguyễn Phú Trọng thăm viếng Hoa Kỳ vào đầu tháng 7 và Nhật Bản vào tháng 9. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang ngày 25/9 tại Đại hội đồng LHQ đã có bài phát biểu dài hơn 7 phút, nói với nguyên thủ các nước rằng “Việt Nam đang nỗ lực cùng các nước ASEAN và các nước liên quan duy trì, củng cố hòa bình, an ninh trong khu vực nhằm tạo thuận lợi cho phát triển bền vững, trong đó có an ninh, an toàn và dự do hàng hải, hàng không trên biển Đông”. Trong chuyến viếng thăm Việt Nam của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ngày 5/11, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã đề nghị Trung Quốc không theo đuổi mục tiêu quân sự hóa ở Biển Đông. Ngày 18/11, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trả lời chất vấn của Quốc hội về Biển Đông, nhấn mạnh tới 3 điểm: Thứ nhất, Việt Nam chân thành, làm hết sức mình để tăng cường quan hệ hữu nghị hợp tác, bình đẳng, cùng có lợi, cùng phát triển với Trung Quốc trên tất cả lĩnh vực. Thứ hai, Việt Nam kiên quyết đấu tranh bảo vệ độc lập, chủ quyền lãnh thổ quốc gia theo đúng theo luật pháp quốc tế. Thứ ba, đồng thời với phát triển kinh tế - xã hội phải tăng cường quốc phòng- an ninh, phải tăng cường khối đại đoàn kết và sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc; phải tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của cộng đồng quốc tế.


KINH TẾ & TÀI CHÁNH: Năm 2015, kinh tế Việt Nam có khá nhiều mãng sáng. Việt Nam đạt tỉ lệ tăng trưởng đến 6.68% trong năm 2015, có tỉ lệ tăng trưởng tổng sản phẩm nội địa cao nhất Đông Nam Á so với 5.98% trong năm 2014 và 5.42% năm 2013, vượt chỉ tiêu đề ra và là tỉ lệ cao nhất kể từ 8 năm qua nhờ xuất khẩu tăng mạnh, đầu tư nước ngoài kỷ lục và tiêu thụ nội địa ổn định. Tỉ lệ lạm phát của năm 2015 là 0.63%, thấp nhất kể từ 14 năm qua. Những thập kỷ trước đây, Việt Nam phải chịu đựng nạn lạm phát phi mã, cho đến tháng 8/2008 tỉ lệ lạm phát vẫn lên đến 28.3%. GDP bình quân đầu người năm 2015 ước đạt  2,109 USD (Purchasing Power Parity-PPP: 5,370 USD). Đến năm 2020, GDP bình quân đầu người dự kiến đạt 3,670 – 3,750 đôla, đưa Việt Nam tiếp cận danh sách quốc gia thu nhập trung bình. So với năm 2014, đầu tư trực tiếp của nước ngoài từ đầu năm đến thời điểm 15/12/2015 thu hút 2,013 dự án được cấp phép mới với số vốn đăng ký đạt 15.58 tỷ USD, tăng 26.8% về số dự án và giảm 0.4% về số vốn. Vốn đăng ký lẫn giải ngân đều tăng cao, trong đó vốn giải ngân cao kỷ lục với 14.5 tỉ USD, tăng 17.4%. Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu năm 2015 cũng ước đạt 162.4 tỷ USD, tăng 8.1%. Đóng góp chính vào mức tăng chung chủ yếu là nhóm hàng của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài với tỷ lệ 68%. Tổng kim ngạch hàng hóa nhập khẩu năm 2015 ước đạt 165.6 tỷ USD, tăng 12% so với năm trước. Việt Nam đã nhận được 12.3 tỷ USD kiều hối trong năm nay, chiếm tương đương khoảng 8% GDP, tăng từ mức 12 tỷ đô la của năm 2014. Lượng kiều hối do người Việt hải ngoại gửi về chiếm 30% kể cả số tiền đầu tư còn 70% do các người lao động nước ngoài. Nợ xấu hiện đã được kéo xuống mức chỉ vào khoảng 2.7% so với 3.79% năm 2013, 3.25% năm 2014.

  • Ngày 25/6, Quốc hội Việt Nam thông qua chủ trương xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành với tổng kinh phí là 16.03 tỷ USD, gần 2 tỷ USD ít hơn so với dự trù ban đầu. Chi phí cho giai đoạn 1 là 5.45 tỷ USD.


blank


  • Tổng công ty hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines - VNA) đã tiếp nhận máy bay thế hệ mới A350-900 XWB của hãng Airbus. Đây là chiếc đầu tiên trong số 14 chiếc (10 chiếc mua và 4 chiếc thuê) với giá $304 triệu USD mổi chiếc. Tổng trị giá thương vụ này là $4.26 tỷ USD. Ngày 6/7, Vietnam Airlines và Boeing cũng đã tổ chức lễ bàn giao chiếc máy bay Boeing 787-9 Dreamliner đầu tiên của hãng tại sân bay quốc gia Ronald Reagan ở thủ đô Washington, dưới sự hiện diện và chứng kiến của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Cũng tại sự kiện này, 2 công ty Vienam Airlines và Vietjet của Việt Nam đã ký hợp đồng trị giá 13 tỷ để mua máy bay của hảng Boeing.

  • Trước thềm Hội nghị cấp cao Mekong-Nhật Bản lần thứ 7, diễn ra ngày 3/7, khi đề cập đến Cộng đồng Kinh tế ASEAN sắp ra đời vào cuối năm nay, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhận định rằng "Việt Nam có thể trở thành cầu nối các doanh nghiệp của Nhật Bản với một thị trường xuất khẩu rộng lớn với 600 triệu dân". Cũng trong chuyến viếng thăm Hoa Kỳ của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Việt Nam hy vọng trở thành đối tượng thay thế hấp dẫn có thể giúp nền kinh tế Mỹ trở nên ít phụ thuộc vào nhập khẩu từ Trung Quốc hơn.

  • John D. Forbes, Cố vấn cấp cao Phòng Thương mại Mỹ tại Philippines cho hay Đông Nam Á là một khu vực kinh tế đang phát triển nhanh chóng và quốc gia thu hút FDI mạnh nhất trong khu vực chính là Việt Nam. Việt Nam cũng là nhà xuất khẩu lớn nhất trong khu vực vào thị trường Hoa Kỳ và đang nhận được dòng dịch chuyển đầu tư lớn từ Trung Quốc sang. Thái Lan cũng đang lo ngại rằng Việt Nam đang làm lu mờ hình ảnh cơ sở sản xuất trong khu vực của Thái Lan giữa bối cảnh một số công ty nước ngoài đang chuyển hướng hoạt động sản xuất từ Thái Lan sang Việt Nam, một phần vì lý do hậu cần.

  • Theo Phòng Thương mại và Đầu tư Anh Quốc, Việt Nam được dự báo sẽ trở thành một trong 10 nền kinh tế phát triển nhanh nhất trong một vài thập kỷ tới. Trong báo cáo tiêu đề “Những làn gió thương mại” do Ngân hàng HSBC công bố ngày 24/11, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam dự báo đạt 1,437 tỷ USD vào năm 2050, gấp gần 10 lần hiện nay.

  • Năm 2015, Việt Nam đã lập kỷ lục là quốc gia ký kết được nhiều thỏa thuận về Hiệp định thương mại tự do với cả các đối tác phương Đông và phương Tây gồm Hiệp định thương mại Việt Nam – Hàn Quốc (5/5), Liên minh Kinh tế Á-Âu (29/5), Hiệp định về Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương-TPP (5/10), Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (2/12) và Cộng đồng kinh tế ASEAN. Các hiệp định thương mại tự do kể trên sẽ đóng vai trò quan trọng trong chiến lược kinh tế của Việt Nam, và trong tương lai còn có thể cho thấy nhiều điều thú vị hơn bởi vì khi đó, Việt Nam có thể nhận ra hiệp định nào trong số những hiệp định này là khả thi và thành công nhất.

CHÍNH TRỊ & NGOẠI GIAO:

Năm 2015 đánh dấu 20 năm bang giao Việt-Mỹ và nhiều diễn biến đánh dấu nhiều diễn biến quan trọng trong mối liên hệ hai nước. Đại sứ Hoa Kỳ Ted Osius đã tỏ ra rất năng động ở trong một bối cảnh chín mùi cho sự hợp lực của 2 nước. Vấn đề được đại sứ Ted Osius coi là thách thức nhất và gây trở lại lớn nhất đối với quan hệ hai nước đó là nhân quyền. Ông Ted Osius thừa nhận Việt Nam đã có nhiều tiến triển trong vấn đề này song Việt Nam vẫn cần có những thay đổi nữa để giúp quan hệ hai nước đạt tới mức cao nhất có thể.


  • Theo Reuters và báo chí chính thức tại Việt Nam, trong chuyến viếng thăm Việt Nam sau đối thoại an ninh tại Sangri-La trong hai ngày cuối tuần, hôm nay 01/06, bộ trưởng quốc phòng Mỹ và Việt Nam đã ký tại Hà Nội “Tuyên bố tầm nhìn chung” về quan hệ quốc phòng song phương. Văn kiện này ấn định một khuôn khổ cho phép hai nước phát triển quan hệ quân sự trong tương lai. Ông Carter nói thêm rằng hai nước sẽ hợp tác sản xuất một số thiết bị quân sự của Mỹ tại Việt Nam.

  • Một cuộc khảo sát toàn cầu mới do Trung tâm Nghiên cứu Pew công bố ngày 23/6 cho thấy người Việt Nam tiếp tục có quan điểm rất tích cực về hình ảnh và vai trò của Mỹ trên thế giới, trong khi thái độ tiêu cực về Trung Quốc ít thay đổi và thậm chí xấu đi.


U.S. Military Presence in Asia Welcomed by Many

Global Ratings for China


  • Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đã thăm viếng Hoa Kỳ tháng 7/2015 và Nhật Bản tháng 9/2015. Đây là 2 chuyển biến quan trọng vì đây là lần đầu tiên một vị Tổng bí thư đảng Cộng sản Việt Nam thăm viếng 2 cường quốc cũng như có sự thay đổi tư duy trong nhóm lãnh đạo bảo thủ của đảng Cộng Sản Việt Nam.

  • Google quyết định dở bỏ 2 tên Tam Sa (Sansha) và Hoàng Nham (Huangyan) ra khỏi quần đảo Paracel và Scarborough mà Việt Nam và Philippines đang tranh chấp với Trung Quốc.

  • Tổng thống Obama không có chuyến viếng thăm Việt Nam 2015 như nhiều người kỳ vọng. Theo Bộ Ngoại giao Việt Nam, tại cuộc gặp song phương với Tổng Thống Mỹ Barack Obama chiều 21/11 tại Malaysia, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã mời Tổng thống Barack Obama sớm thăm Việt Nam và Tổng thống Barack Obama đã nhận lời. Thật sự, ông Obama chẳng có gì hấp tấp thăm Việt Nam như là đáp trả chuyến thăm của ông Tập Cận Bình. Thời điểm lý tưởng nhất là khoảng tháng 5 khi Hoa Kỳ viếng thăm Lào trong chuyến đi tham dự Hội nghị ASEAN 2016 và Việt Nam có lãnh đạo mới sau Đại hội Đảng lần thứ 12 vào đầu năm.


QUÂN SỰ & TĂNG CƯỜNG PHÒNG THỦ: Bài viết trên Reuters ngày 16/12/15  về việc Quân đội Việt Nam đang tăng cường vũ trang, sẵn sàng đối phó với mọi tình huống, đặc biệt là nếu xảy ra xung đột với Trung Quốc trên Biển Đông. Theo Reuters, đây là đợt trang bị quân sự lớn nhất của Việt Nam kể từ khi kết thúc cuộc chiến Việt Nam.

  • Tháng 2, 2015, Việt Nam đã nhận 5 xuồng tuần tra nhỏ của Hoa Kỳ và 1 tàu tuần tra 725 tấn của Nhật Bản. Ngày 7/3, Hoa Kỳ tuyên bố sẽ giao thêm 6 tàu tuần tra nữa cho Việt Nam. Cuối tháng 5, Hoa Kỳ tuyên bố viện trợ thêm cho VN 18 triệu USD. Công ty Metal Shark ở bang Louisiana, nhà thầu của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ, sẽ đóng tàu cho lực lượng tuần duyên Việt Nam. Đây có thể là bước đầu để các công ty đóng tàu Hoa Kỳ xâm nhập vào Việt Nam. Điều đáng để ý là công ty Metal Shark dùng thiết kế của công ty Damen của Hòa Lan là công ty hiện đang liên doanh với Việt Nam.

  • Theo báo VnEconomy ngày 15/2 cho biết Bộ Giao thông-Vận tải đang tiến hành đề án tổng thể về đầu tư hạ tầng và hoàn thiện cơ sở pháp lý cho việc mở đường bay hàng không dân sự ra quần đảo Trường Sa trong năm 2015. Chi tiết về việc nâng cấp phi đạo trên đảo Trường Sa Lớn không được đề cập đến. Ngày 2/4, Cục Viễn thám quốc gia cho biết vừa hoàn thành hệ thống giám sát biển đảo, hứa hẹn sẽ cho phép theo dõi chi tiết hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

  • Từ ngày 6/4 đến 10/4, 2 chiến hạm Hoa Kỳ gồm tàu khu trục USS FITZGERALD (DDG62) và tàu tác chiến thế hệ mới USS FORT WORTH (LCS3), Liên đội tàu Khu trục 7, Lực lượng Hậu cần vùng Tây Thái Bình Dương, Hải quân Hoa Kỳ đã cập cảng Tiên Sa. Phân đội này do HQ Đại tá Lê Bá Hùng, người Mỹ gốc Việt chỉ huy. Các báo Việt Nam phản hồi về chuyến viếng thăm này tích cực hơn là chuyến viếng thăm Trung Quốc của TBT Nguyễn Phú Trọng. Ngày 10/4, ông Ray Mabus, Bộ trưởng Hải Quân cũng đã đến thăm Đà Nẵng. Đây là lần thứ ba, ông thăm viếng Việt Nam trong cương vị Bộ trưởng Hải quân.

  • Ngày 17/2, hãng tin TASS (Nga) cho biết phía Nga vừa cung cấp cho Việt Nam hệ thống xử lý thông tin địa lý (GIS) Horizon phục vụ cho việc điều khiển tổ hợp tên lửa bờ biển Bastion. Hệ thống này được thiết kế để hoạt động với tổ hợp tên lửa bờ biển Bastion và tổ hợp radar bờ Monolith-B. Dữ liệu đăng trên trang web của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế (SIPRI) vào đầu tháng 5 cho thấy Việt Nam đang mua phiên bản dùng để tấn công đất liền của loại tên lửa Klub do Nga chế tạo. Loại tên lửa Klub có tầm bắn khoảng 300 km và vì thế, các thành phố ven biển của Trung Quốc có thể trở thành mục tiêu trong bất kỳ cuộc xung đột nào.

  • Hôm 7/5, Viện Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược (CSIS) nói với hãng tin Reuters rằng họ có các hình ảnh vệ tinh cho thấy Việt Nam cũng đã bồi đắp các đảo tranh chấp trên Biển Đông. Đó là đảo Sơn Ca (Sand Cay) và đảo Đá Tây (West London Reef), thuộc quần đảo Trường Sa. Tuy vậy, quy mô và nhịp độ của các công trình này còn nhỏ so với của Trung Quốc, theo CSIS. Việt Nam đã bồi đắp thêm 65 ngàn m² cho đảo Đá Tây và 21 ngàn m² cho đảo Sơn Ca. Trong khi đó, Trung Quốc bồi đắp 900 ngàn m² chỉ riêng cho Đá Chữ Thập (Fiery Cross Reef).

  • Tờ báo Bloomberg tiết lộ vào ngày 14/5/2015 cho biết hơn chục công ty quốc phòng Mỹ, bao gồm cả Boeing Co, BAE Systems Plc, Lockheed Martin Corp, và Honeywell International Inc cũng như các công ty Âu Châu như Saab, Eurofighter, Airbus đã được mời tới tham dự hội thảo về mua bán vũ khí tại tòa Đại sứ Hoa Kỳ tại Hà Nội ngày 22/4. Tuy nhiên, nhiều chi tiết thảo luận vẫn chưa được tiết lộ. Ngoài các phi cơ mới, Việt Nam cũng có thể mua loại F-16 tân trang của Hoa Kỳ.

  • Bên lề hội nghị thượng đỉnh APEC ở Manila giữa tháng 11, Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama cho biết đã gỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí sát thương trên biển đối với Việt Nam. Với sự gở bỏ lệnh cấm vận, Hoa Kỳ có thể bán cho Việt Nam 6 chiếc máy bay chống ngầm P3C. Trang bị vũ khí hay không chưa được nói rỏ.

  • Báo Đất Việt ngày 11 tháng 12, 2015 cho biết Việt Nam vừa có bước đột phá mới trong công nghệ sản xuất máy bay không người lái khi phát triển thành công nguyên mẫu HS-6L bay xa 4,000 km. Dự trù UAV này sẽ được đem ra bay thử nghiệm trên Biển Đông vào quý thứ hai của năm 2016. Mẫu UAV HS-6L sử dụng động cơ Rotax 914 mua của một công ty Áo Quốc (Austria). Theo tạp chí thông tin an ninh quốc phòng quốc tế Jane's Defense ngày 23 tháng 12, 2015, nhiều phần Việt Nam dựa vào kỹ thuật và cố vấn kỹ thuật của các chuyên viên chế tạo UAV của Belarus.

blank

Máy bay tuần tra không người lái HS-6L Việt Nam tự chế với sự cố vấn kỹ thuật của Belarus - Hình: Jane's Defense
.

NHẬT BẢN: Trong năm 2015, thủ tướng Abe tiếp tục nỗ lực thiết lập tuần tự những công cụ kinh tế và định chế: nới lỏng Hiến pháp hòa bình Nhật Bản về Lực lượng Phòng vệ, cập nhật đầu tiên về các nguyên tắc chỉ đạo hợp tác quốc phòng Mỹ - Nhật kể từ năm 1997 nhằm củng cố vị trí cường quốc của nước mình. Việc Nhật Bản sửa đổi Hiến pháp, thông qua Luật phòng vệ tập thể sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho Nhật mở rộng hoạt động tuần tiểu xuống vùng Đông Nam Á.


  • Hợp tác an ninh giữa Tokyo với Việt Nam và Philippines được mở ra trên diện rộng. Ngoài việc cung cấp tàu tuần tra cho hai nước Đông Nam Á này, trong vài tháng tới , Nhật Bản sẽ tổ chức các cuộc diễn tập hải quân đầu tiên với Philippines. Các bác sĩ quân y của Nhật cũng tập huấn cho lực lượng thủy thủ vận hành tàu ngầm của Việt Nam.

  • Trong buổi tiếp xúc với báo chí cùng Đô đốc Eiichi Funada, Tư lệnh Hải quân Nhật Bản hôm 1/4/2015, Tư lệnh Hạm đội 7 của Mỹ, Phó Đô đốc Robert Thomas trên soái hạm USS Blue Ridge ở Yokohama cho rằng việc Nhật Bản sửa đổi Hiến pháp, thông qua Luật phòng vệ tập thể sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho Hải quân Mỹ và Nhật Bản trong việc tổ chức tập trận chung và các hoạt động hỗn hợp trên toàn bộ vùng Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, trong đó có thể bao gồm việc tuần tra tại khu vực Biển Đông – nơi tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc và các nước láng giềng Đông Nam Á đang diễn biến phức tạp. Điều này đã được xác nhận qua bản tin của hãng Reuters ngày 17/7/2015 dẫn lời Tổng tham mưu trưởng Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (SDF), Đô đốc Katsutoshi Kawano cho rằng Trung Quốc sẽ ngày càng quyết đoán hơn tại Biển Đông, do đó trong tương lai Nhật Bản có thể tiến hành các hoạt động tuần tra và giám sát tại vùng biển này.

  • Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe vừa kết thúc chuyến thăm Mỹ kéo dài 1 tuần từ 26/4-3/5/2015. Điều dư luận quan tâm hơn cả là việc Mỹ, Nhật công bố bản Định hướng sửa đổi hợp tác quốc phòng Mỹ - Nhật với những sửa đối sâu rộng được đánh giá là “có tính lịch sử”, “chưa từng có”, và là một diễn biến an ninh, quốc phòng quan trọng bậc nhất ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Bản Định hướng sửa đổi công bố ngày 27/4 vừa qua có rất nhiều nội dung quan trọng, từ việc Nhật Bản sẵn sàng thực thi quyền phòng thủ tập thể, đến mở rộng lĩnh vực hợp tác trong đó nhấn mạnh hai lĩnh vực mới là không gian vũ trụ và không gian mạng, đến việc phối hợp hành động. Điểm đáng chú ý nhất là các giới hạn địa lý được dỡ bỏ, từ nay liên minh Mỹ-Nhật không chỉ tập trung vào việc bảo đảm quốc phòng và an ninh cho Nhật Bản, các khu vực phụ cận, mà mở rộng sự phối hợp an ninh, quốc phòng Nhật-Mỹ trên bình diện khu vực và toàn cầu. Nhật Bản không chỉ hỗ trợ hoạt động quân sự của Mỹ, mà còn hợp tác, phối hợp hành động cùng Mỹ trong trường hợp quốc gia thứ ba bị tấn công.

  • Một cuộc diễn tập hải quân quy mô nhỏ tại Philippines trong trung tuần tháng 6 có thể báo hiệu một sự kiện quan trọng, đó là sự tham gia của Nhật Bản vào cuộc tranh chấp Biển Đông. Hãng tin AP hôm 23/6 tường thuật rằng tham gia cuộc diễn tập với Philippines, có một máy bay trinh sát P-3C của Nhật xuất phát từ đảo Palawan.

  • Ngày 3/7, Chính phủ Nhật Bản đề xuất “Đối tác hạ tầng chất lượng cao”, liên kết với Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) để cung cấp cho 5 nước dọc theo sông Mê Kông nguồn vốn đầu tư “hạ tầng chất lượng cao” với quy mô khoảng 110 tỉ USD trong năm năm.

  • Sách trắng Quốc phòng của Nhật Bản công bố ngày 21/7/2015 đã chỉ đích danh các hoạt động bồi đắp, xây đảo nhân tạo của Trung Quốc ở Biển Đông là một “nỗ lực cưỡng chế” nhằm củng cố yêu sách chủ quyền đơn phương của nước này. Ngày 19/9, Quốc hội Nhật Bản thông qua dự luật an ninh quốc phòng mới, cho phép quân đội tham chiến ở nước ngoài lần đầu tiên kể từ khi Đệ nhị Thế chiến kết thúc 70 năm trước.

  • Việt Nam, ngày 6/11, đã chính thức đồng ý mời tàu chiến Nhật cập cảng chiến lược Cam Ranh vào đầu năm 2016 và hai bên nhất trí sẽ tổ chức cuộc diễn tập hải quân chung đầu tiên. Đây có thể là bước đầu trong việc thiết lập một cảng quốc tế tại Cam Ranh.


blank

NGA SÔ: Nga đã thiệt hại 106.7 tỉ USD trong hai năm vì các lệnh trừng phạt theo công bố mới nhất của Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev. Trước đó, các số liệu thống kê về kinh tế cũng đã cho thấy tình hình kém lạc quan của nước Nga. Giá trị thương mại nước ngoài của Nga đã giảm 30% trong hai tháng đầu năm nay. Nhập khẩu lương thực giảm 40% trong tháng 1 và 2. Mậu dịch giữa Nga và đối tác lớn nhất, Liên minh châu Âu (EU), thì sụt giảm hơn 1/3. Theo The Moscow Times, khoảng 4.5 triệu người Nga hiện đang thất nghiệp. Lạm phát ở nước này đang ở con số 17%, cao nhất trong vòng 13 năm trở lại đây. Nga chắc chắn sẽ vượt qua những khó khăn nhất thời nhưng trong dài hạn sẽ là một vấn đề rất lớn cho nền kinh tế của Nga. Có những chỉ dấu cho thấy Nga bắt đầu hòa giải với Hoa Kỳ, Liên Âu trong vấn đề Ukraine.


Nga đang tìm cách củng cố hơn nữa các quan hệ sẵn có với Việt Nam, và coi Hà Nội là một trong các đối tác chiến lược chủ yếu của Moscova tại Đông Nam Á. Trang tin hải quân Nga ngày 8/7, Trung tâm kỹ thuật đóng và sửa chữa tàu SSTC (ở St.Petersburg, Nga) cho biết đã phát triển dự án xây dựng một nhà máy sửa chữa và đóng tàu cho Việt Nam tại Cam Ranh. Trong bối cảnh các cường quốc thế giới đang tranh giành ảnh hưởng trong khu vực Á Châu-Thái Bình Dương, Moscova cũng tìm cách củng cố chỗ đứng đã có tại Việt Nam để mở ra một cánh cửa vào các nước ASEAN. Muốn thực hiện kế hoạch của mình, Nga đang đẩy mạnh các quan hệ thương mại với Hà Nội, lên tới 10 tỉ đôla trong 5 năm tới, chủ yếu qua các dự án phát triển hợp tác trong các lĩnh vực hạt nhân, năng lượng và công nghệ quân sự.


ẤN ĐỘ: Chính phủ Ấn Độ gần đây đã chuyển chiến lược từ “hướng Đông” (Look East) sang “hành động ở phía Đông” (Act East) với “hành động” và “can dự” của Ấn Độ cả về kinh tế và quân sự ở Đông Nam Á và Trung Á. Thủ tướng Modi có 53 ngày trong năm đầu tiên của nhiệm kỳ để đi thăm Mỹ, Canada, Đức, Pháp, Úc và hàng chục nước khác. Các chuyến công du tiếp theo sẽ tập trung ở châu Á, đặc biệt là Đông Nam Á như Singapore, Việt Nam và Indonesia. Ông cũng sẽ đến Malaysia để tham dự thượng đỉnh Đông Á và ASEAN vào hạ tuần tháng 11.2015. Đối với New Delhi, Biển Đông không còn là vấn đề của ngoại giao khi công ty Ấn Độ ONGC Videsh Ltd. vào hợp tác thăm dò dầu khí với Việt Nam, bất chấp sự phản đối của Bắc Kinh. Ngoài ra, Ấn Độ cũng tăng cường hợp tác quân sự với Mỹ bằng việc ký kết bản hợp tác quốc phòng kéo dài 10 năm hôm 3.6, nhân chuyến làm việc của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter.

HÀN QUỐC: Ngày 5/5, Hàn Quốc và Việt Nam cùng đặt bút ký hiệp định thương mại tự do giữa hai quốc gia. Đây là Hiệp định thương mại đầu tiên mà Việt Nam hoàn tất việc đàm phán với các đối tác kinh tế khác nhau trong năm ngoái và ký trong năm nay. Trong một dấu hiệu khác cho thấy là cuộc tranh chấp chủ quyền Biển Đông đã được quốc tế hóa, tờ The Diplomat cuối tháng 6/2015 đã đăng một bài báo mang tựa đề ‘Biển Đông cần tới Nam Triều Tiên’, bài báo phân tích vì sao Seoul không thể khoanh tay đứng yên trước tình hình Biển Đông được nữa. Tác giả bài viết nói rằng các giới chức Mỹ mới đây kêu gọi Nam Triều Tiên hãy đóng một vai trò trong Biển Đông, dựa trên lập luận là Nam Triều Tiên có quyền lợi gắn liền với khu vực này, và đây là một cơ hội, cũng như một nghĩa vụ của Seoul, phải đóng góp để duy trì ổn định trong khu vực, chống đối những hành động dùng sức mạnh quân sự để giải quyết cuộc tranh chấp chủ quyền Biển Đông.


ÚC ĐẠI LỢI: Thủ tướng Úc Malcolm Turnbull ngày 22/11 cảnh báo Trung Quốc sẽ không chỉ tự cô lập mình, mà còn có thể kích hoạt một cuộc chiến tranh nếu cứ tiếp tục các tuyên bố chủ quyền và đe dọa việc đi lại ở Biển Đông. Đài BBC ngày 15-12 dẫn lời Bộ Quốc phòng Úc cho biết máy bay P-3 Orion của nước này đã thực hiện các “cuộc tuần tra hàng hải định kỳ” trên các đảo nhân tạo ở biển Đông và đã thông báo rõ cho hải quân Trung Quốc họ đang thực thi “quyền tự do lưu thông”.


CÁC NƯỚC ASEAN

Năm 2015 là năm Malaysia tiếp quản vị trí Chủ tịch Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và có trách nhiệm thúc đẩy một cộng đồng ASEAN mạnh hơn. Vai trò lãnh đạo của Malaysia đặc biệt quan trọng hơn vì năm nay là năm chuyển đổi hướng tới sự hội nhập và thành lập một Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC). Giữa lúc cuộc tranh chấp Biển Đông trở thành điểm nóng có nguy cơ bùng nổ, ASEAN đã làm gì? Không làm gì cả! Đó là câu hỏi và câu trả lời của một bài viết đăng ngày hôm 12/10/2015 trên báo Sydney Morning Herald với tựa đề “Trung Quốc cần thấy phản ứng quyết liệt hơn từ Australia và Hoa Kỳ”. Tuy nhiên, trang mạng Channel News Asia ngày 18/10 lần đầu tiên tường thuật về lời chỉ trích hiếm hoi của Tư lệnh các lực lượng vũ trang Malaysia Zulkefli Mohd Zin, tại một diễn đàn an ninh tổ chức ngay tại Bắc Kinh, thủ đô của Trung Quốc, cực lực đả kích ‘hành động khiêu khích vô căn cứ’ của Trung Quốc ở Biển Đông, trong một phát biểu hiếm hoi của Malaysia về cuộc tranh chấp này. Tình trạng đối đầu ngày càng gia tăng giữa Trung Quốc và Mỹ-Nhật đã tác động đáng kể đến kết quả của Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN mở rộng (ADMM+) lần thứ 3 diễn ra ở Kuala Lumpur (Malaysia) ngày 4/11 trong đó các nước thành viên ADMM+ đã không thể ra được tuyên bố chung do bất đồng về vấn đề Biển Đông. Trong một hành động được xem như ngược lại với quyền lợi của các quốc gia trong vùng, tờ South China Morning Post ngày 21/11 đưa tin, Malaysia đã cho phép hải quân Trung Quốc sử dụng cảng Kota Kinabalu, phía Bắc Borneo gần sát quần đảo Trường Sa. Điểm sáng nhất của ASEAN là ngày 22/11, tại Hội nghị Cấp cao lần thứ 27 diễn ra tại Kuala Lumpur, Malaysia, các lãnh đạo khu vực đã ra tuyên bố chung thành lập cộng đồng ASEAN cũng như thống nhất về tầm nhìn chung của cộng đồng. Trong đầu tháng 12, Singapore đã quyết định cho Mỹ triển khai phi cơ do thám hiện đại P8 Poseidon ngay trên lãnh thổ của mình, với địa bàn hoạt động rõ ràng là Biển Đông, Singapore đã cho thấy là họ tỏ ra cứng rắn trước những hành vi quyết đoán của Trung Quốc.

PHILIPPINES: Philippines vẫn tiếp tục cương trong chính sách ngoại giao của mình. Cuối năm 2015, Tòa án Quốc tế sẽ ra phán quyết đầu tiên về việc Philippines kiện Trung Quốc tại Biển Đông. Trong bối cảnh bế tắc giữa Trung Quốc và Philippines về tranh chấp bãi Scarborough, Trung Quốc vẫn phái tàu hải quân, tàu Hải giám và  tàu cá  xâm nhập và tuần hành bãi cạn Ayungin (tên quốc tế là Second Thomas Shoal, còn gọi là Bãi Cỏ Mây) thuộc chủ quyền của Philippines. Đá Vành Khăn là một trong 3 vị trí Trung Quốc cải tạo thành đảo nhân tạo nhanh nhất tại Trường Sa.


  • Trong chuyến viếng thăm Nhật Bản của Tổng thống Philippines vào đầu tháng 6/2015, lãnh đạo hai nước đã nhất trí mở đàm phán về một Hiệp định thăm viếng quân sự VFA (Visiting Forces Agreement). Hiện tại Philippines mới chỉ ký VFA với Hoa Kỳ và Úc. Ngày 17/11, Philippines và Việt Nam đã ký thỏa thuận đối tác chiến lược nhằm tăng cường quan hệ an ninh trong khu vực Biển Đông.

  • Philippines đã phê chuẩn gói chi tiêu quân sự tổng thể trị giá 22.11 tỷ USD vào đầu tháng 7, 2015. Theo đó, kế hoạch trên được chia làm 3 giai đoạn: 1.8 tỷ USD cho 5 năm lần thứ nhất, 9.8 USD cho 5 năm lần thứ 2 và 10.4 tỷ USD cho 5 năm lần thứ 3. Ngày 16/7, Philippines tuyên bố sắp khởi động lại căn cứ hải quân Subic để đối phó Trung Quốc. Cuối tháng 11, Philippines đã nhận 2 hai trong số 12 chiếc FA-50 siêu thanh, hiện đại nhất mà quân đội Philippines đặt hàng từ Hàn Quốc. Số máy bay còn lại sẽ được giao tiếp trong năm 2016 và 2017.

  • Tòa trọng tài Thường trực ngày 29/10, đã ra phán quyết nói rằng tòa này có đủ thẩm quyền xét xử vụ tranh chấp chủ quyền ở biển Đông giữa Philippines và Trung Quốc. Việc xét xử cuối cùng sẽ phải qua nhiều năm mới có bản án.  Tuy không có cơ chế để cưỡng ép các bên có liên quan thực thi phán quyết của Tòa án Trọng tài về Luật Biển, song theo các chuyên gia, nếu phán quyết của Tòa có lợi cho Philippines, điều đó sẽ khuyến khích các quốc gia đang có tranh chấp với Trung Quốc về chủ quyền trên biển, tiếp tục kiện Trung Quốc.

MIẾN ĐIỆN & THÁI LAN: Trong năm 2015, chính phủ quân nhân tại Thái Lan vẫn tiếp tục cũng cố quyền lực của mình nên không có tiếng nói nhiều về vấn đề Biển Đông tuy nhiên Thái cũng như Campuchia có khuynh hướng đi hàng hai. Ngày 16/12/2015, tại Bangkok, lần đầu tiên từ ba năm qua, Hoa Kỳ và Thái Lan mở lại đối thoại chiến lược. Quan hệ giữa hai đồng minh thân cận này đã trở nên phần nào nguội lạnh kể từ sau cuộc đảo chính quân sự tại Thái Lan vào tháng 05/2014 nhưng Bangkok vẫn là đồng minh thiết yếu của Washington.

Tại Miến Điện, kết quả chính thức do Uỷ ban Bầu cử Myanmar công bố cho thấy Liên minh Dân chủ Toàn quốc, do bà Aung San Suu Kyi lãnh đạo, đã giành được thắng lợi lịch sử trong cuộc tổng tuyển cử ngày 08/11/2015 vừa qua: đảng của bà chiếm được đa số tuyệt đối 80% ở cả Hạ viện và Thượng viện Miến Điện. Quân đội vẫn được hưởng 25% ghế và kiểm soát các bộ chính, NLD sẽ phải tìm cách hợp tác với quân đội.


KẾT LUẬN

Không một nước nào, kể cả Hoa Kỳ có thể ngăn chận Trung Quốc trong việc xây các đảo nhân tạo tại Biển Đông. Chiến lược của Trung Quốc là dồn ép Mỹ đến tận đỉnh điểm, rồi sau đó đánh giá giới hạn của Mỹ. Và một khi nhận thấy Mỹ chỉ phản ứng chiếu lệ, Trung Quốc sẽ gia tăng sức ép mạnh hơn để tạo ra giới hạn mới. Trung Quốc đã chứng minh rằng, họ xem chiến tranh là phương tiện để đạt được mục tiêu ở Biển Đông và Bắc Kinh chỉ xem xét các lựa chọn thay thế khi hiểu ra rằng nó không thể giành chiến thắng trong cuộc chiến và phải trả giá quá đắt cho hành động của mình.

Sau hàng tháng trời loan báo, Washington vào sáng sớm 27/10/2015 đã thực sự khởi động chiến dịch được mệnh danh là “Vì quyền tự do hàng hải” tại vùng Biển Đông, nơi Bắc Kinh bất chấp luật quốc tế, đã cho bồi đắp 7 đảo nhân tạo nhằm áp đặt bằng sức mạnh yêu sách chủ quyền của mình. Hành động của Mỹ khi phái USS Lassen tiến vào khu vực 12 hải lý từ các đảo nhân tạo Subi và Vành Khăn được cho là kiên quyết, nhưng thận trọng. Nhà Trắng đã cố gắng giảm nhẹ sự cố, chỉ đạo các quan chức quốc phòng, ngoại giao không công khai nói gì về việc tuần tra, không ra thông báo chính thức, không đưa theo báo chí truyền thông theo chân tàu khu trục USS Lassen tiếp cận đảo nhân tạo ở Xu Bi cũng như các quan chức đã được chỉ thị không được nói gì về hành trình tuần tra cụ thể. Nhận xét về sự kiện này, chuyên gia kỳ cựu về Biển Đông Carlyle Thayer cho rằng Mỹ cần phải kiên quyết hơn nữa. Tại Washington, Thượng nghị sĩ John McCain nói rằng hoạt động đó của hải quân Mỹ lẽ ra phải được thực hiện từ lâu. Đúng ra, Hoa Kỳ phải ngăn chận các hoạt động của Trung Quốc kể từ đầu năm 2014 khi Trung Quốc bắt đầu huy động một hạm đội hùng hậu các tàu hút cát trong nỗ lực bồi đắp 7 hòn đảo nhân tạo tại Trường Sa với trị giá trên dưới 10 tỷ USD. Khi cho Khu trục hạm USS Lassen khởi động chiến dịch tuần tra vì quyền tự do hàng hải tại vùng Trường Sa, Hoa Kỳ trước hết đã tạm thời xóa nhòa hình ảnh “hổ giấy” thường được gán cho mình. Như nhận xét của Bình luận gia Trần Bình Nam thì 2 hải đăng đã xây xong, bước kế tiếp của Trung Quốc là điều máy bay dân sự rồi sau đó là máy bay quân sự ra các đảo nhân tạo và đương nhiên Hoa Kỳ cũng sẽ có thái độ phản đối nhưng không hiểu có gì mới ngoài việc gởi thêm vài chiến hạm chạy gần các đảo đó hơn, hay là cho máy bay bay trên không phận … Liên hệ giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ vẫn ở trong tình trạng mà Trung Quốc vẫn giữ thế chủ động. Những sự kiện  trên cho thấy phản ứng đơn lẻ và chỉ mang tính biểu tượng mà không nằm trong một chuỗi chiến lược hiệu quả để kiểm soát và răn đe những hành động xem thường luật pháp quốc tế có thể sẽ không thể khắc chế được mưu đồ “sự đã rồi” của Trung Quốc.

Và câu hỏi hiện nay là liệu Mỹ đã tiên liệu để có sẵn một chiến lược đàm phán trên thế mạnh và sẵn sàng áp dụng nó để răn đe mọi sự leo thang gây hấn từ Bắc Kinh hay không?

Hồ sơ: ITN-123115-QT-Tinh hinh Bien Dong 2015.doc
 
Nguyễn Mạnh Trí
E-Mail: prototri2012@yahoo.com
Tu chỉnh: 31  tháng 12 năm 2015




.
.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo trang Reuters đưa tin vào 8 tháng 5 năm 2023.
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.