Hôm nay,  

Máu Nhuộm Mái Trường

27/04/199900:00:00(Xem: 19593)
Tại sao, tại sao vậy" Hàng triệu gia đình có con em đi học bị chấn động, toàn thể xã hội Mỹ bàng hoàng. Hai học sinh cao trung một trường Trung học ở Colorado xả súng bắn loạn giết chết 13 người trong trường rồi quay súng tự sát, hàng chục học sinh khác bị thương. Ghê rợn hơn nữa, hàng chục quả bom tự chế chưa kịp nổ, nhất là hai quả bom 20 pao propane giấu ở bếp quán cà phê trong trường. Đây không phải chuyện lên cơn điên rồi bắn loạn mà sự thật là một cuộc “hành quân quyết tử”, có dự mưu, có tính toán và rất có thể có cả những bàn tay bên ngoài góp phần để đánh sập giết sạch rồi cùng chết.
Học đường không còn là nơi an toàn cho các em, có gì sai trái vậy" Câu hỏi không phải lần đầu và buồn thay rất có thể cũng không phải lần cuối. Nạn máu nhuộm mái trường, học sinh đem súng đạn vào bắn bạn đồng học đã xẩy ra nhiều lần trong mấy năm gần đây. Không cần hỏi nữa, chắc chắn có cái gì sai trái trong xã hội học đường của các em nhỏ, vấn đề chỉ là tìm hiểu xem nguyên nhân từ đâu. Và người ta đã tranh luận khá nhiều.
Trong mấy ngày qua, tôi đã đọc nhiều báo Mỹ, ngồi xem TV nghe ý kiến của các chuyên gia, các nhà tâm lý học, xã hội học, các nhà giáo và chính khách. Người ta đã nói đến những nguyên nhân như sự chểnh mảng thiếu quan tâm của nhà trường và của cả những gia đình học sinh khi cần phải chú ý đến những lứa tuổi muời mấy, nhất là từ 11 đến 17, lứa tuổi dễ có những xúc cảm không kiểm soát và dễ bị ảnh hưởng bởi ngoại cảnh. Người ta nói đến sự lan tràn của súng và các chất hóc học có khả năng gây nổ. Người ta nói đến trách nhiệm của các nhà làm luật, của chính quyền và trách nhiệm của truyền thông hiện đại, TV, màn ảnh, âm nhạc, trò chơi tương tác video v.v... tạo thành một nền văn hóa dân gian mà nổi bật là mấy chữ kép của tiếng Việt: máu đi liền với lửa, hung đi liền với bạo và tiêu đi liền với diệt. Chúa dạy: “Ngươi không được giết”, thế nhưng trong mỗi gia đình con em chúng ta chơi những trò chơi điện tử, trong đó kẻ nào “giết” được nhiều nhất là kẻ đó được thưởng.
Tất cả những nguyên nhân đó, theo ý tôi đều đúng, nhưng vẫn không phải là tất cả. Những nguyên nhân đó riêng lẻ không tạo thành vấn đề, nhưng khi nó phối hợp với nhau thì đó là quốc nạn. Và điều tôi muốn nhấn mạnh ở đây là còn những nguyên nhân khác ít khi được nhắc đến, bởi vì nó tiềm ẩn, lặn sâu dưới cấu trúc xã hội nước này nên chỉ những người mới đến mới nhìn thấy rõ.

Người Việt hải ngoại hội nhập xã hội này tương đối mới, riêng tôi còn mới hơn nữa, vì chỉ có 7 năm. Ý kiến của tôi có thể còn thiếu, nhưng tôi nhận thấy các trường học ở Mỹ có vẻ không được chính các em học sinh tôn trọng. Nguyên nhân vì đâu" Vì thiếu hai chữ “trọng thầy”. Khi không có tôn sư thì không thể có trọng trường. Và không có trọng trường thì đừng hỏi tại sao trường là vùng đất nổ (zero ground). Các nước Á đông chịu ảnh hưởng của nền văn hóa Khổng Mạnh thời xưa thường nhắc người thầy trước người cha trong mấy chữ “quân, sư, phụ”. Riêng ở Việt Nam nếu nói rằng từ thời xưa chúng ta hoàn toàn theo văn hóa Khổng Mạnh là không đúng. Ý niệm tôn trọng thầy có lẽ đã đến từ những thời đại rất xa xưa trước cả Nho giáo. Bởi vì chúng ta đặt người thầy ngang hàng với người cha, có lẽ vì ý niệm thờ cúng tổ tiên đã rất mạnh khi xã hội Việt Nam mới thành hình. Tại sao có thể nói như vậy"
Cho đến một quá khứ gần đây, lúc tôi còn là một đứa trẻ, trong các gia đình Việt Nam đều có lệ gọi ông bố bằng “thầy”. Chính tôi đã gọi cha tôi bằng chữ “thầy”. Tiếng Việt “thầy” chỉ có nghĩa tổng quát là người dậy học. Gọi cha bằng thầy là một truyền thống cổ xưa nhắc nhở trẻ em nhớ rằng cần phải tôn trọng thầy cũng như tôn trọng cha sinh ra mình. Tôi không nghĩ đó là cách gọi quê mùa hay “phong kiến”, chỉ buồn thay tiếng gọi đó đã bị nền văn hóa Tây phương lấn áp để biến thành những chữ “ba” hay “bố” (một tiếng cổ của dân Việt được hiện đại hóa cho gần với tới tiếng ba có gốc Tây phương). Nhưng trong dân gian ý niệm trọng thầy vẫn còn, vì câu chửi dễ gây giận nhất là tiếng chửi thầy chớ không phải chửi cha.
Nhắc đến một truyền thống cổ của người Việt đã phai lạt có ích gì trong khung cảnh học đường ở nước Mỹ trong lúc này" Tôi không nghĩ nó đã phai lạt. Mới đây tôi đã được chứng kiến các lớp dậy Anh ngữ cho các cụ già Việt Nam ở các tổ chức cộng đồng hay thiện nguyện giúp các cụ thi nhập tịch. Tôi đã thấy các cụ ông cụ bà gọi những người dậy học bằng một chữ “thầy” đầy tôn kính mặc dầu thầy giáo hay cô giáo chỉ bằng tuổi con hay tuổi cháu các cụ. Các bậc trưởng thượng của chúng ta giấy rách vẫn giữ lấy lề. Chúng ta là những người hội nhập, chúng ta vẫn có ước vọng góp một phần dù nhỏ bé để làm cho xã hội đất nước này tốt đẹp hơn. Chúng ta hãy bắt đầu bằng những bước khiêm tốn nhất là dạy cho con em chúng ta ý niệm “tôn sư, trọng trường” ngay từ lúc các em đi học vỡ lòng.
Chúng tôi nghĩ còn nhiều vấn đề khác để suy tư trong quốc nạn “máu nhuộm mái trường”. Chẳng hạn như câu hỏi tại sao súng chỉ nổ trong các trường trung học chớ không ở các trường đại học" Tại sao gần đây súng chỉ nổ ở những tiểu bang hoang vắng đất rộng người thưa miền Trung Tây, từ Kentucky cho đến các vùng Rockies như Arkansas, Colorado với những núi đá đặc trưng vẫn thấy trong các phim ảnh miền Tây hoang dã" Tôi sẽ có dịp nhắc đến những suy tư này. Ở đây tôi chỉ muốn kết luận: trách nhiệm của người lớn vẫn trước hết và trên hết.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao tại Việt Nam đã đề nghị ngưng thi hành án lệnh hành quyết với tử từ Hồ Duy Hải để điều tra lại vụ án này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do cho biết hôm 2 tháng 12.
Tuần báo OC Weekly đã viết twitter cho biết đóng cửa sau khi chủ nhân là công ty Duncan McIntosh Company đóng cửa tuần báo giấy một ngày trước Lễ Tạ Ơn.
Cha mất rồi. Em buồn lắm, vì không về thọ tang Cha được. Em đang xin thẻ xanh. Sắp được phỏng vấn. Vợ chồng em định năm sau, khi em đã thành thường trú nhân, sẽ về thăm Cha Mẹ. Ngày tạm biệt Cha lên đường đi Mỹ du học bốn năm trước, đã thành vĩnh biệt.
Tôi khẳng định những việc tôi làm là đúng đắn và cần thiết để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Những gì tôi làm không liên can đến vợ con và gia đình tôi. Vì thế, tôi yêu cầu công an Hồ Chí Minh chấm dứt ngay việc sách nhiễu, khủng bố gia đình tôi.
Brilliant Nguyễn là một thanh niên theo trường phái cấp tiến và chủ thuyết Vô Thần (*). Chàng ta không tin ma quỷ đã đành mà cũng chẳng tin rằng có thần linh, thượng đế. Để giảm bớt căng thẳng của cuộc sống, theo lời khuyên của các nhà tâm lý và bạn bè, chàng ta đến Thiền Đường Vipassana ở Thành Phố Berkeley, California để thực hành “buông bỏ” trong đó có rất nhiều cô và các bà Mỹ trắng, nhưng không một ý thức về Phật Giáo
Có những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mà chẳng xưa chút nào. Có những chuyện hôm nay mà sao nó xa xưa vời vợi. Chuyện ngày xưa... Có một ngôi chùa ở vùng quê thanh bình, trước mặt là đồng lúarì rào, cánh cò chao trắng đồng xanh. Trong chuà có vị hoà thượng già hiền như ông Phật, lông mày dài bạc trắng rớt che cả mắt...
Ông Gavin Newsom, Thống đốc tiểu bang California, đã tuyên bố ân xá cho hai người đàn ông từng dính vào hai vụ hình sự khác nhau khi họ mới 19 tuổi và đang mong muốn không bị trục xuất về Việt Nam.
Hoang Nguyen, 43 tuổi, bị bắt và bị truy tố về tội trộm sau khi bị cho là đổi nhãn giá trên hơn ba mươi chai rượu vang tuần trước, theo hồ sơ tòa.
Bé ngọc ngà của Mẹ cố thở chút không khí ít oi còn trong buồng phổi. Giây phút cuối. Để ngàn sau dân Hong Kong sống xứng đáng Con Người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.