Hôm nay,  

Hai Mươi Bốn Năm Nhìn Lại Ngày Đau Thương Của Việt Nam

26/04/199900:00:00(Xem: 10224)
LTS: Bài tài liệu tham khảo này của Cụ Lê Quang Tiềm năm nay 83 tuổi, là cựu Sĩ Quan cao cấp thuộc đơn vị Biệt Kích Nha Kỹ Thuật QLVNCH.
Cuộc chiến giữa Nam và Bắc đã chấm dứt đến ngày hôm nay là 24 năm. Sự sụp đổ kinh hoàng của Miền Nam Việt Nam đã làm cho trên 70 triệu dân bị đọa đầy ngược đãi sống trong cảnh lầm than, cũng như trên nửa triệu người bị đưa đi tù đày, và hai triệu dân lành phải liều mình rời bỏ quê cha đất tổ đi tìm tự do. Tiếp theo đây là những biến cố quan trọng đã diễn tiến từ ngày 1 đến 30 tháng 4, 1975.
Ngày 1-4-1975, 2000 thường dân được di tản từ Qui-Nhơn về Sàigòn bằng đường biển. Bộ đội CS Bắc Việt đã tiến tới địa phận tỉnh Long- An và uy hiếp quốc lộ 4 nối liền Sàigòn với đồng bằng Cửu- Long.
Ngày 4-4-1975, một phi cơ vận tải của không lực Hoa Kỳ là chiếc C-5 Galaxy chở 50 gia đình của Phái Bộ Quân Sự Hoa Kỳ tại Sàigòn và 250 trẻ con mồ côi Việt Nam bị rớt một cách bi thảm tại một đồng ruộng cách phi trường Tân Sơn Nhất 4 cây số, chỉ còn 175 người sống sót.
Từ ngày 6 đến 15 tháng tư,1975: Hai trung đoàn thuộc Sư Đoàn 2 và một Lữ Đoàn Nhảy Dù của QLVNCH đã đổ bộ ra phi trường Phan Rang để chặn đứng sự tiến quân của CS Bắc Việt, nhưng ít ngày sau khoảng một Sư Đòan CS với nhiều xe thiết giáp đã chiếm cả tỉnh Phan Rang.
Ngày 7-4-1975, Lê Đức Thọ của Bắc Việt đã đến Bộ Chỉ Huy của quân CS tại Lộc Ninh để quan sát tình hình quân sự trong việc xâm chiếm Miền Nam.
Ngày 8-4-1975, Đại Tướng Frederik Weyand, Tham Mưu Trưởng quân đội Hoa Kỳ, sau một tuần lễ du hành qua Việt Nam để xeem xét tình hình quân sự, đã tường trình trước lưỡng viện QuốcHội là Miền Nam Việt Nam không thể tồn tại nếu chính phủ Hoa Kỳ không chịu tiếp tục viện trợ quân sự.
Từ ngày 8 đến 21 tháng 4,1975: Tại chiến trường Xuân Lộc Sư Đoàn 18 và Sư Đoàn 5 của QLVNCH đã đụng độ với hai Sư Đoàn của CS Bắc Việt. Đến ngày 21 tháng 4,1975 quân CS đánh chiếm Xuân Lộc.
Từ ngày 21 đến 25 tháng 4, sau khi tỉnh Xuân Lộc bị thất thủ, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu ra mắt đồng bào và đọc thông điệp từ chức. Tổng Thống Thiệu cũng đã buộc tội nhà ngoại giao Mỹ là Tiến Sĩ Kissinger và Quốc Hội Hoa Kỳ đã tiếp tay với chính quyền CS Bắc Việt và bỏ rơi Miền Nam Việt Nam. Tổng Thống Thiệu đã trao quyền lãnh đạo lại cho Phó Tổng Thống Trần Văn Hương. Đến 8 giờ tối ngày 25 tháng 4, Đại Sứ Hoa Kỳ là ông Martin đã ra lệnh cho một nhân viên của CIA đem xe đến tư dinh đón Tổng Thống Thiệu và đoàn tùy tùng ra phi trường Tân Sơn Nhất để đi qua Đài Loan. Được biết trong chuyến bay đi Đài Loan có cả cựu Thủ Tướng Trần Thiện Khiêm. Cũng trong ngày đó tại Hoa Kỳ, Tổng Thống Ford tuyên bố: “The war is finished.” (chiến tranh đã chấm dứt)
Ngày 18 tháng 4,1975 tại dinh Độc Lập Sàigòn, Phó Tổng Thống Trần Văn Hương trao quyền lại cho Đại Tướng Dương Văn Minh. Sau khi nhậm chức Đại Tướng Minh tuyên bố như sau: “Chúng tôi muốn hòa giải và thi hành đúng đắn Hiệp Định Ba Lê năm 1973. Tôi xin đề nghị ngừng bắn lập tức và bắt đầu công việc điều đình.”
Ngày 28 tháng 4, năm chiếc oanh tạc cơ 37 của Không Lực VNCH do CS vừa chiếm được tại phi trường Phan Rang mở oanh tạc phi trường Tân Sơn Nhất. Trong khi đó đặc công CS Bắc Việt cũng đã tiến vào vùng Tân cảng trên xa lộ Biên Hòa tức là chỉ cách Sàigòn khoảng 6 cây số. Ngày 28 tháng 4, Đại Tướng Cao Văn Viên và một số tùy tùng đã di tản khỏi Sàigòn. Tướng Ngô Quang Trưởng cũng được Hoa Kỳ di tản bằng trực thăng. Tại Tổng Nha Cảnh Sát Quốc Gia, Tướng Trần Quốc Mạnh được đề cử thay thế Tướng Nguyễn Khắc Bình đã di tản.
Ngày 29 tháng 4, cuộc oanh tạc phi trường Tân Sơn Nhất đã làm cho chương trình di tản của Hoa Kỳ bị đảo lộn. Hai Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ đặc trách về an ninh tại cổng số 4 ở trụ sở DAO bị thiệt mạng vì đạn Rockets của CS, một phi cơ C-130 bị thiệt hại. Cũng trong ngày 29 tháng 4, trong vòng 19 tiếng đồng hồ có 81 phi cơ trực thăng loại CH-46 Sea Knight và CH-53 Sea Stallion đã liên tiếp bay tới bay lui từ khuôn viên Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ bay ra ngoài biển khơi và đáp xuống Hàng Không Mẫu Hạm Midway cũng như chiến hạm USS Okinawa và chở trên 6000 tỵ nạn VN cùng 1000 kiều dân Mỹ. Tướng Nguyễn Cao Kỳ và Tướng Đặng Văn Quang cũng được trực thăng di tản ra hàng không mẫu hạm Hancock thuộc hạm đội 7 của Hoa Kỳ vào chiều ngày 29 tháng 4.

Ngày 30 tháng 4,1975, sự hiện diện của Hoa Kỳ được thực sự chấm dứt hồi 7 giờ 52 phút sáng giờ địa phương mặc dù trong khuôn viên Toà Đại Sứ Hoa Kỳ ở đường Thống Nhất kẹt lại 420 người Việt Nam bị bỏ rơi. Sáng sớm ngày 30 tháng 4 sáu trực thăng võ trang Cobra đã bay lượn trên bầu trời thủ đô Sàigòn để hộ tống Đại Sứ Graham Martin và phu nhân được một trực thăng riêng mang ám số Lady Ace 09-2 di tản vào phút chót tới chiến hạm Blue Ridge đậu ngoài khơi biển Nam Hải cùng với đoàn tàu di tản của Đệ Thất Hạm Đội Mỹ.
Cũng trong ngày khoảng 130 phi cơ các loại thuộc Không Lực VNCH cùng thoát được ra khỏi Nam Việt Nam và hạ cánh xuống căn cứ không quân Hoa kỳ tại Utapao, Thái Lan với khoảng 2000 người vừa quân nhân vừa dân sự đại đa số là thuộc gia đình họ.
Sáng ngày 30 tháng 4,1975 Tướng Dương Văn Minh Tổng Thống cuối cùng của VNCH trịnh trọng tuyên bố như sau trên đài phát thanh: “Tôi tin tưởng mãnh liệt vào sự hòa giải giữa nhân dân Việt Nam. Để tránh cuộc đổ máu vô ích tôi yêu cầu tất cả quân sĩ của VNCH hãy chấm dứt sự thù nghịch và ở lại nguyên vị trí của mình. Bộ Chỉ Huy Quân Sự sẽ liên lạc với Bộ Chỉ Huy Chính Phủ Lâm Thời để thực hiện cuộc ngưng bắn. Tôi cũng kêu gọi tất cả anh em của Chính Phủ Lâm Thời hãy chấm dứt mọi thù nghịch. Chúng tôi chờ đợi các đại diện cuả Chính Phủ Lâm Thời để thảo luận các chi tiết về việc chuyển nhượng quyền hành.”
Hồi 12 giờ 15 trưa chiếc xe tăng T-54 của Bắc Việt đã ủi sập cánh cổng sắt đã được mở sẵn và tiến vào sân Dinh Độc Lập. Lá cờ vàng ba sọc đỏ của VNCH trên nóc Dinh Độc Lập đã được hạ xuống để thay thế bằng lá cờ xanh và đỏ của Mặt Trận Giải Phóng Miền nam.
Đến 12 giờ 30 Bùi Văn Tùng, Chỉ Huy Trưởng Lữ Đoàn 203 chiến xa Bắc Việt bước vào Dinh Độc Lập được Tướng Dương Văn Minh ân cần chào đón và tuyên bố: “Chúng tôi chờ quý vị đến để bàn giao.” Ông Chính Uỷ Bùi Văn Tùng trả lời: “Các ông chẳng còn gì để bàn giao.”
Một số phóng viên báo chí tấp nập đến chụp hình trong số đó có Bùi Tín, phó chủ nhiệm tờ Quân Đội Nhân Dân. Bùi Tín tuyên bố: “Chỉ có đế quốc Mỹ là bại, chúng ta cả hai miền Nam bắc đều thắng.”
Đại Tướng Dương Văn Minh cũng như Phó Tổng Thống Nguyễn Văn Huyền và Thủ Tướng Vũ Văn Mẫu được đưa về quản thúc tại tư gia.
Tưởng nhớ lại ngày 30 tháng 4,1975, chúng tôi xin thắp nén hương lòng về cố quốc cầu nguyện cho hương linh các chiến sĩ đã tử tiết trên chiến trường, hy sinh cho chính nghĩa quốc gia, được siêu thăng tịnh độ lên cõi Niết Bàn.
Luôn luôn tri ân các chiến hữu đã bỏ mình vì Tổ Quốc.
Tài liệu tham khảo:
- VietNam: Fall of Saigon: A bitter end the final 45 days by Colonel Harry G. Summers & Maj. Gen. Homer D. Smith
- World almanac of the Vietnam War. Bản Thống kê về tù binh và mất tích thuộc Quân Lực Hoa Kỳ trong cuộc chiến tranh tại Đông Nam Á (Việt nam)
Lực lượng tham gia của Quân Lực Hoa Kỳ tại VN: 3.403.100; Bị tử thương: 58.156; Bị thương: 303.704; Bị cầm tù: 766; Tù nhân Mỹ được thả trong tháng 4-73: 591; Bị mất tích sau cuộc chiến tại VN: 2.583; Bị mất tích chưa tìm thấy tính đến tháng 2-1995: 2.211 (trong đó có 21 binh sĩ và gia đình tại Orange County); Những hài cốt được tìm thấy kể từ 1992: 278; Những hài cốt được tìm thấy sau khi giảo nghiệm: 56; Tổn phí trong hai năm tìm kiếm quân sĩ Mỹ bị mất tích: 35 triệu Mỹ Kim; Tổng số Quân Đội Việt Nam bị tử thương kể cả Nam và Bắc: 890.010; Quân Đội Việt Nam tử trận chưa được tìm thấy hài cốt khoảng 300.000.
Trích dịch ở tài liệu: Vietnam veterans of America Inc. Vietnam, Magazine: Vietnam War Almanac U.S. Department of Defence.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.