Hôm nay,  

Myanmar Và Việt Nam

01/12/201500:01:00(Xem: 7172)

MYANMAR VÀ VIỆT NAM

Nguyễn Mạnh Trí
.


MỤC LỤC

  1. TỔNG QUÁT

  2. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CỦA HAI NƯỚC

  3. NHỮNG ƯU ĐIỂM CỦA MYANMAR

  4. NHỮNG  ƯU ĐIỂM CỦA VIỆT NAM

  5. ĐƯỜNG ĐI ĐỀ NGHỊ CHO VIỆT NAM


  1. TỔNG QUÁT


Sau nhiều thập niên nằm dưới quyền lãnh đạo của giới quân nhân, cuộc tổng tuyển cử mới rồi tại Myanmar nói chung được cho là dân chủ nhất trong 25 năm. Liên minh Dân chủ Toàn quốc, do bà Aung San Suu Kyi lãnh đạo, đã giành được thắng lợi lịch sử trong cuộc tổng tuyển cử ngày 8/11/2015 vừa qua: đảng của bà chiếm được đa số tuyệt đối 80% ở cả Hạ viện và Thượng viện Miến Điện. Quân đội vẫn được hưởng 25% ghế và kiểm soát các bộ chính gồm quốc phòng, nội vụ, biên giới và công an. Tình hình thay đổi tại Myanmar đang tạo nên cảm hứng cho những nhà bình luận thời sự trong và ngoài nuớc và thậm chí một số nhà hoạt động trong nước đã kêu gọi “cách chức đảng Cộng Sản Việt Nam”. Trước khi bàn đến điều này, chúng ta cần nói đến vị trí và lịch sử cận đại của Myanmar và Việt Nam.

ĐỊA LÝ

Myanmar và Việt Nam cùng nằm trong lục địa Đông Nam Á với nền văn hóa Phật giáo. Myanmar có diện tích gấp đôi và dân số bằng 60% của Việt Nam. Đồng bằng châu thổ Irrawaddy của Myanmar (50,400 km²) và đồng bằng châu thổ sông Cửu Long (40,548 km²) của Việt Nam là hai vựa lúa của vùng Đông Nam Á .

blank

Đồng bằng sông Cửu Long và Irriwaddy



Myanmar có tổng diện tích 678,500 km² với dân số 55 triệu người là nước lớn nhất trong lục địa Đông Nam Á, và là nước lớn thứ 40 trên thế giới. Myanmar có đường biên giới dài nhất với Tây TạngVân Nam của Trung Quốc ở phía đông bắc với tổng chiều dài 2,185 km. Myanmar có đường bờ biển dài 1,930 km dọc theo Vịnh BengalBiển Andaman ở phía tây nam và phía nam, chiếm một phần ba tổng chiều dài biên giới. Sông Irrawaddy, con sông dài nhất Myanmar, gần 2,170 km, chảy vào Vịnh Martaban. Khoáng sản chính: dầu khí, thiếc, kẽm, antimon, đồng, vonfram, chì, than, đá quý.

Trong khi đó, Việt Nam là một quốc gia nằm ở cực đông nam bán đảo Đông Dương với diện tích vào khoảng 331,698 km², dân số khoảng 93 triệu người. Hình thể nước Việt Nam có hình chữ S, khoảng cách từ bắc tới nam (theo đường chim bay) là 1,648 km và vị trí hẹp nhất theo chiều đông sang tây là 50 km. Đường bờ biển dài 3,260 km không kể các đảo. Chiều dài đường biên giới Việt –Trung khoảng 1,406 km.

BỐI CẢNH LỊCH SỮ

Trong Thế chiến thứ hai, Miến Điện trở thành một mặt trận chính tại Mặt trận Đông Nam Á. Quân đội Miến Điện độc lập dưới quyền chỉ huy của tướng Aung San (thân phụ của bà  Aung San Suu Kyi) và năm 1947, Aung San trở thành Phó chủ tịch Uỷ ban hành pháp Miến Điện, một chính phủ chuyển tiếp. Tuy nhiên, trong tháng 7 năm 1947, các đối thủ chính trị đã ám sát Aung San và nhiều thành viên chính phủ khác. Ngày 4 tháng 1 năm 1948, quốc gia này trở thành một nước Cộng hòa độc lập, với cái tên Liên bang Myanmar và Sao Shwe Thaiktổng thống đầu tiên và U Nuthủ tướng. Một hệ thống chính trị lưỡng viện được thành lập gồm Viện đại biểuViện quốc gia. Năm 1961, U Thant, khi ấy là Đại biểu thường trực của Miến Điện tại Liên Hiệp Quốc và cựu Thư ký Thủ tướng, được bầu làm Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc; ông là người đầu tiên không xuất thân từ phương Tây lãnh đạo một tổ chức quốc tế nào cho tới lúc ấy và đã đảm nhiệm chức vụ này trong vòng mười năm. Trong số những người Miến Điện làm việc tại Liên Hiệp Quốc khi ông đang giữ chức Tổng thư ký có cô gái trẻ Aung San Suu Kyi. Giai đoạn dân chủ kết thúc năm 1962 với một cuộc đảo chính quân sự do tướng Ne Win lãnh đạo. Ông này cầm quyền trong 26 năm và theo đuổi chính sách xã hội chủ nghĩa. Năm 1988, quân đội Myanmar đã dùng vũ lực đàn áp các cuộc biểu tình phản đối sự quản lý kinh tế yếu kém và sự áp bức chính trị. Ngày 8 tháng 8 năm 1988, quân đội nổ súng vào những người biểu tình trong vụ việc được gọi là cuộc Nổi dậy 8888. Tuy nhiên, cuộc biểu tình năm 1988 đã dọn đường cho cuộc bầu cử Quốc hội Nhân dân năm 1990. Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ, do Aung San Suu Kyi lãnh đạo, thắng hơn 60% số phiếu và 80% ghế trong quốc hội trong cuộc bầu cử 1990, cuộc bầu cử đầu tiên được tổ chức trong 30 năm. Kết quả của cuộc bẩu cử sau đó đã bị chính quyền bác bỏ. Aung San Suu Kyi được quốc tế công nhận là một nhà hoạt động vì dân chủ tại Myanmar, đoạt Giải Nobel Hòa bình năm 1991. Bà đã nhiều lần bị quản thúc tại gia. Dù có lời kêu gọi trực tiếp từ Kofi Annan tới Than Shwe và áp lực của ASEAN, hội đồng quân sự Myanmar vẫn kéo dài thời hạn quản thúc tại gia đối với Aung San Suu Kyi thêm một năm ngày 27 tháng 5 năm 2006 theo Luật Bảo vệ Quốc gia năm 1975, trao cho chính phủ quyền cầm giữ hợp pháp bất kỳ người nào. Hội đồng quân sự ngày phải đối mặt với sự cô lập quốc tế. Vào tháng 12 năm 2005, lần đầu tiên tình trạng của Myanmar đã được thảo luận không chính thức tại Liên Hiệp Quốc. ASEAN cũng đã bày tỏ sự thất vọng của mình với chính phủ Myanmar. Tổ chức này đã thành lập Cuộc họp kín liên nghị viện ASEAN đề bàn bạc về sự thiếu dân chủ tại Myanmar. Sự thay đổi chính trị lớn ở nước này hiện vẫn khó xảy ra, vì sự phủ quyết của Trung Quốc. Ngày 8-11-2015, hàng chục triệu người dân Myanmar đã đi bỏ phiếu với kỳ vọng vào tương lai trong cuộc bầu cử dân chủ đầu tiên kể từ năm 1990. Ngày 10-11-2015, đảng Liên đoàn Quốc gia vì dân chủ (NLD) Myanmar do bà Aung San Suu Kyi lãnh đạo đã giành khoảng 75% trong tổng số ghế Quốc hội trong đó, NLD có 96 ghế, bao gồm 49 ghế hạ viện. Đảng Đoàn kết phát triển liên bang (USDP) cầm quyền chỉ có 3 ghế hạ viện. Tuy nhiên, quân đội Myanmar vẫn sẽ nắm giữ nhiều quyền lực chính trị.

Trong khi đó, lịch sữ cận đại Việt Nam ở trong một hoàn cảnh hoàn toàn khác biệt. Định mệnh của dân tộc trong bối cảnh quốc tế đã tạo ra đảng Cộng Sản Việt Nam cùng với 2 đảng Cộng Sản đàn anh Liên Xô và Trung Quốc. Tháng 8 năm 1945 khi Nhật Bản đầu hàng quân Đồng Minh, lực lượng Việt Minh do Hồ Chí Minh lãnh đạo đã tổ chức thành công cuộc Cách mạng tháng Tám, giành lấy quyền lực ở miền Bắc và miền Trung Việt Nam, họ kém thành công hơn ở miền Nam. Ngày 2 tháng 9 năm 1945 tại Hà Nội, ông Hồ Chí Minh tuyên bố thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa độc lập và thống nhất từ miền Bắc tới miền Nam.

Tiếp đó từ 1946-1954 là Chiến tranh Đông Dương giữa Việt Minh với sự yểm trợ của Liên Xô và Trung Quốc và thực dân Pháp với sự hậu thuẩn của Hoa Kỳ đang cố gắng trở lại Đông Dương. Thất bại ở trận Điện Biên Phủ vào tháng 5 năm 1954 đã kết thúc hoàn toàn nỗ lực của Pháp nhằm giữ Việt Nam và toàn bộ Đông Dương. Sau trận Điện Biên Phủ, các bên tham chiến đã họp tại Genève năm 1954 để tìm kiếm phương cách giải quyết chiến tranh. Kết quả Hiệp định Genève được ký kết với nội dung là đình chiến và tạm thời phân đôi Việt Nam thành hai vùng tập trung quân sự có ranh giới tại vĩ tuyến 17. Miền Bắc là nơi tập kết của quân đội Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, lãnh đạo bởi Hồ Chí Minh. Miền Nam là nơi tập kết quân của Liên hiệp PhápQuốc gia Việt Nam. Theo Tuyên bố cuối cùng của Hiệp định, sau 2 năm, khi Pháp rút quân xong thì cả 2 miền sẽ tổ chức tuyển cử để thống nhất đất nước. Khoảng 1 triệu người, đa số theo Công giáo và ở miền Bắc đã di cư vào Nam. Tuy nhiên cuộc tuyển cử đã không bao giờ diễn ra. Pháp rút quân, tổng thống Mỹ Eisenhower được báo cáo của CIA cho biết khoảng 80% người Việt Nam sẽ bầu cho Hồ Chí Minh nếu mở cuộc tổng tuyển cử và hậu thuẫn cho Ngô Đình Diệm thành lập một chính thể riêng biệt ở phía Nam vỹ tuyến 17, không thực hiện tổng tuyển cử thống nhất Việt Nam.

Giai đoạn từ 1959-1975 là Chiến tranh Việt Nam với sự tham dự trực tiếp của Hoa Kỳ. Từ năm 1959, chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa hậu thuẫn cho tổ chức Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam. Đầu thập niên 1960, lực lượng vũ trang của Mặt trận này là Quân Giải Phóng Miền Nam đã tấn công rộng lớn ở nông thôn miền Nam. Hoa Kỳ tăng cường viện trợ cho Việt Nam Cộng Hòa và gửi 17,500 "cố vấn" đến Việt Nam. Tuy nhiên những mâu thuẫn giữa Hoa Kỳ và chính quyền Ngô Đình Diệm về phương thức đối phó với Cộng Sản đã dẫn đến cuộc đảo chính và ám sát Ngô Đình Diệm ngày 1 tháng 11 năm 1963, chấm dứt nền Đệ nhất Cộng hòa và thành lập nền Đệ nhị Cộng hòa. Sự kiện Vịnh Bắc Bộ vào tháng 4 năm 1964 là cái cớ để tổng thống Mỹ Johnson có cớ ra Nghị quyết Vịnh Bắc Bộ, theo đó gửi quân đội Mỹ đến Việt Nam trực tiếp tham chiến. Số lượng quân đội đội Mỹ lên tới khoảng 540,000 người vào thời điểm cao nhất. Chiến tranh bắt đầu bùng nổ năm 1964 ở khu vực Nam Việt Nam, các vùng biên giới với CampuchiaLào, và các trận không kích của Mỹ vào miền Bắc Việt Nam. Một bên chiến cuộc là Việt Nam Cộng hòa, Hoa Kỳ và các đồng minh Hàn Quốc, Thái Lan, Úc, New Zealand, Philippines tham chiến trực tiếp. Một bên là Việt Nam Dân chủ Cộng hòaMặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam tham chiến, còn Liên XôTrung Quốc chỉ cung cấp viện trợ quân sự và lực lượng cố vấn. Sau giai đoạn đảo chính liên tiếp, năm 1967, tướng Nguyễn Văn Thiệu lên làm Tổng thống nền Đệ nhị Cộng hòa của Việt Nam Cộng Hòa. Ở miền Bắc, Lê Duẩn là lãnh đạo của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời vào năm 1969. Sau chiến dịch Tết Mậu Thân, Hoa Kỳ bắt đầu để lộ ý định muốn chấm dứt cuộc chiến Việt Nam. Tháng 1 năm 1973, Việt Nam Cộng Hòa bắt buộc phải ký Hiệp định Hòa bình Paris. Nhưng với sự rút quân của Hoa Kỳ cùng với quốc hội Hoa Kỳ giảm viện trợ cho Việt Nam Cộng Hòa, đến giữa tháng 3 năm 1975, quân đội Nhân dân Việt Nam mở cuộc tấn công ở Tây Nguyên khởi đầu những chiến dịch nối tiếp nhau. Tây Nguyên rồi Huế, Đà Nẵng lần lượt thất thủ. Ngày 30 tháng 4 năm 1975, quân đội Nhân dân Việt Nam chiếm được Sài Gòn, chính quyền của tổng thống Dương Văn Minh của Việt Nam Cộng Hòa tuyên bố đầu hàng.

Hai miền của Việt Nam được thống nhất thành một quốc gia có tên chính thức là Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.Tuy nhiên, do những nguyên nhân cả chủ quan lẫn khách quan như: chủ trương thống nhất mọi mặt theo tiêu chuẩn miền Bắc; các cuộc tấn công liên tục của quân đội Khmer Đỏ, v.v ... đã làm cho quốc gia mới này rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng. Nền kinh tế rơi vào khủng hoảng, đời sống sút kém gây ra một làn sóng người vượt biên ra nước ngoài bắt đầu từ năm 1978. Đầu thập niên 1980, khủng hoảng kinh tế - xã hội ở Việt Nam trở nên gay gắt trầm trọng, tỉ lệ lạm phát lên đến 774.7% vào năm 1986. Những khủng hoảng này đã gây sức ép đổi mới cả về chính trị và quản lý kinh tế.

  1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CỦA HAI NƯỚC


TRANH CHẤP QUYỀN LỰC

Liên minh Dân chủ Toàn quốc, do bà Aung San Suu Kyi lãnh đạo đã giành được thắng lợi lịch sử trong cuộc tổng tuyển cử ngày 8/11/2015 vừa qua, tuy nhiên, quân đội vẫn được hưởng 25% ghế và kiểm soát các bộ chính gồm quốc phòng, nội vụ, biên giới và công an. Những vấn đề phát triển kinh tế và kiểm soát xung đột chủng tộc có được sự đồng ý ngầm của hai bên nhưng vấn đề hóc búa nhất là vấn đề kinh tài của các nhóm lợi ích. Trong khi tại Việt Nam, đảng Cộng Sản nắm giữ vấn đề kinh tài thì tại Myanmar, quân đội vẫn giữ độc quyền trong lãnh vực này. Báo cáo của tổ chức Global Witness cho rằng ngọc bích với tổng giá trị gần 31 tỷ USD đã bị khai thác từ các mỏ ở Myanmar trong năm 2014. Báo cáo ước tính con số cho thập niên trước có thể lên tới hơn 120 tỷ USD. Thành thử tất cả phụ thuộc vào đảng của bà Aung Sang Suu Kyi và phe quân sự có thể tìm được một nền tảng chung trong vấn đề phân chia quyền lực. Đồng thuận hay không là vấn đề chưa thể đoán được.


QUAN HỆ VỚI TRUNG QUỐC


Cả Myanmar và Việt Nam đều chia sẻ biên giới khá dài với Trung Quốc nhưng Việt Nam với Biển Đông như là một bao lơn nhìn ra Thái Bình Dương đã trở thành mục tiêu xâm lăng đầu tiên của Trung Quốc. Trong gần 30 năm dưới thời quân phiệt, bị quốc tế cô  lập, Trung Quốc là nước độc nhất ủng hộ Myanmar tại Liên Hiệp Quốc. Kể từ khi tổng thống Thein Sein lên nắm quyền từ 2011, Myanmar bắt đầu một số động tác có tính chất dần dần tách khỏi quỹ đạo thân Trung Quốc trước đây. Trung Quốc là một yếu tố mà cả Việt Nam và Myanmar không thể bỏ qua được khi hoạch định chính sách của mình. Hy vọng với sự giúp đỡ của Hoa Kỳ và các cường quốc trong vùng như Nhật Bản, Ấn Độ, Úc Đại Lợi, hai nước Myanmar và Việt Nam có thể tìm được một thế cân bằng trong mối bang giao với người khổng lồ Trung Quốc phía Bắc.


  1. NHỮNG ƯU ĐIỂM CỦA MYANMAR


LIÊN HỆ  GIỮA VIỆT NAM - MYANMAR VỚI TRUNG QUỐC

Trong bài này, chúng tôi chỉ đề cập đến xung đột vũ trang giữa Việt Nam với Campuchia và Trung Quốc trong lịch sữ cận đại.

Ngay trước khi Việt Nam thống nhất, Trung Quốc đã có những hành động muốn giữ nguyên trạng. Một nước Việt Nam thống nhất sẽ là một cản lực lớn trong âm mưu tiến về phía Nam của Trung Quốc. Sau chiến tranh Việt Nam, Việt Nam và Campuchia xuất hiện nhiều mâu thuẫn. Tháng 5 năm 1975, quân đội Khmer đỏ đã tấn công đảo Phú QuốcThổ Chu của Việt Nam. Từ năm 1975-1978, tranh chấp và xung đột biên giới xảy ra thường xuyên, với sự hậu thuẫn của Trung Quốc, quân đội Khmer đỏ nhiều lần tiến hành các cuộc đột kích vào sâu trong lãnh thổ Việt Nam. Trong thời gian tiếp đó, số lượng cố vấn Trung Quốc tại Campuchia đã lên tới 20,000 người. Vào tháng 12 năm 1978, quân Khmer đỏ mở các cuộc tấn công lớn vào các tỉnh biên giới từ Tây Ninh đến Kiên Giang, thị xã Hà Tiên bị chiếm. Việt Nam ở  trong tình trạng phải giải quyết vấn đề. Trong các giải pháp xấu, Việt Nam đã chọn giải pháp ít xấu nhất. Quân đội Việt Nam tổ chức phản công, tới ngày 7 tháng 1 năm 1979, họ tiến quân vào thủ đô Phnom Penh, ngày 8 tháng 1. Sự kiện Việt Nam phản công và lật đổ chế độ Khmer Đỏ ở Campuchia là một cái cớ để Trung Quốc vốn ủng hộ chế độ Khmer đỏ có lý do tấn công xâm lược Việt Nam với tuyên bố của Đặng Tiểu Bình "Việt Nam là côn đồ, phải dạy cho Việt Nam một bài học". Ngày 17 tháng 2 năm 1979, với một lực lượng khoảng 300,000 quân, Trung Quốc đã bất ngờ tất công vào các tỉnh biên giới phía Bắc của Việt Nam từ Móng Cái tới Lào Cai, sau đó đã chiếm được thủ phủ các tỉnh này. Sau những bất ngờ ban đầu, Việt Nam đã tổ chức phản công lại và cùng với những quân đoàn thiện chiến được chuyển từ chiến trường Campuchia ra đã dần giành lại được lợi thế, tới ngày 18 tháng 3 năm 1979 Trung Quốc tuyên bố rút quân. Sự kiện này đã gây nên cuộc khủng hoảng "nạn kiều" ở trong nước. Đầu thập niên 1980, nhiều người Hoa và Việt gốc Hoa chạy khỏi Việt Nam về Trung Hoa hoặc gia nhập nhóm “thuyền nhân” chạy sang nước khác. Cuộc chiến này cũng đưa tới việc cắt đứt quan hệ ngoại giao giữa hai nước, hơn 13 năm sau tới năm 1992, hai nước mới bình thường hóa lại quan hệ ngoại giao. Việt Nam cũng phải chịu sự cô lập từ quốc tế. Tháng 3 năm 1988 Trung Quốc mở cuộc hải chiến vào các bãi đá Cô Lin, Len Đao, Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa và chiếm đóng Gạc Ma của Việt Nam.

Trong khi đó, Myanmar là nước may mắn không có xung đột vũ trang với Trung Quốc. Trước 2011, Trung Quốc là nước độc nhất ủng hộ Myanmar tại Liên Hiệp Quốc. Ai cũng biết Trung Quốc chẳng tử tế gì với Myanmar. Trung Quốc cần tuyến giao thông từ Vân Nam vào biển Andaman  trong trường hợp eo biển Malacca bị phong tỏa cũng như các tài nguyên khoáng sản của Myanmar. Nếu Trung Quốc đánh gục được Việt Nam thì bất chiến tự nhiên thành, các nước Myanmar, Thái Lan, Lào, Campuchia cũng từ từ rơi vào tay Trung Quốc.


DÂN CHỦ HÓA

Nhìn lại bối cảnh lịch sử từ năm 1948, Myanmar đã trở thành một nước cộng hòa độc lập dưới tên Liên bang Myanmar với Sao Shwe Thaiktổng thống đầu tiên và U Nuthủ tướng. Một hệ thống chính trị lưỡng viện được thành lập gồm Viện đại biểuViện quốc gia. Dù rằng sau đó, đã có một cuộc đảo chính quân sự do Tướng Ne Win cầm đầu và quân đội đã nắm chính quyền trong 26 năm nhưng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ do Aung San Suu Kyi lãnh đạo vẫn là lực lượng đối lập được đa số dân chúng ủng hộ. Trong cuộc bầu cử 1990, đảng của bà đã thắng hơn 60% số phiếu và 80% ghế trong quốc hội, cuộc bầu cử đầu tiên được tổ chức trong 30 năm. Kết quả của cuộc bầu cử sau đó đã bị chính quyền bác bỏ. Tổng thống Thein Sein nhậm chức kể từ 2011 và bắt đầu thi hành những cải tổ cần thiết. Ngày 8/11/2015, hàng chục triệu người dân Myanmar đã đi bỏ phiếu với kỳ vọng vào tương lai trong cuộc bầu cử dân chủ đầu tiên kể từ năm 1990 và đảng Liên đoàn Quốc gia vì dân chủ (NLD) lại một lần nữa chiến thắng áp đảo. Như vậy, khác với Việt Nam, dân chúng Myanmar đã có một truyền thống dân chủ kể từ 1948.


  1. NHỮNG  ƯU ĐIỂM CỦA VIỆT NAM


ĐỔI MỚI KINH TẾ

Năm 1986, Đại hội đảng Cộng Sản Việt Nam VI tiến hành chính sách "Đổi mới", cải cách kinh tế theo hướng kinh tế thị trường. Công cuộc đổi mới được phát hành toàn diện, từ một nước nhập khẩunhận viện trợ của nước ngoài thành nước xuất khẩu. Trước 1989, Việt Nam nhập khẩu lương thực nhưng từ năm 1989 Việt Nam bắt đầu xuất khẩu: 1-1.5 triệu tấn gạo mỗi năm; và tăng dần hàng năm: 4.5 triệu tấn (năm 2004), 4.9 triệu tấn (năm 2005), đứng thứ 2 thế giới về xuất khẩu gạo. Lạm phát giảm dần (đến năm 1990 còn 67.4%) và năm 2005 lạm phát chỉ còn 8.5%. Năm 2004 Việt Nam đã đạt được mức tăng trưởng là 7.7%, đứng vị trí thứ hai trong khu vực sau Singapore. Ngày 11 tháng 1 năm 2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) sau 11 năm đàm phán. Nền kinh tế Việt Nam đã tăng trưởng chậm lại do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008. Đến năm 2015, kinh tế Việt Nam đã bắt đầu có những dấu hiệu hồi phục mạnh mẽ. Cuối năm 2015, hiệp ước TPP mà Việt Nam là 1 thành viên đã được mọi nước chấp thuận.

Những điểm sáng của nền kinh tế Việt Nam tính đến 2015:

  • Việt Nam đã vượt trên Philippines và Thái Lan, hướng tới soán ngôi Singapore để trở thành nhà xuất khẩu điện tử lớn thứ năm trong khu vực trong hai năm tới, DBS dự đoán.

  • Phòng Thương mại Mỹ (AmCham) tại VN vừa đưa ra dự báo xuất khẩu của VN vào Mỹ trong năm nay đạt khoảng 29.4 tỉ USD, lần đầu tiên đứng đầu ASEAN về xuất khẩu vào thị trường này.

  • Ngân hàng Đầu tư Goldman Sachs đặt tên 11 thị trường mới nổi tiếp theo ra đời như một cách để giúp các nhà đầu tư chú ý hơn đến các nền kinh tế đang phát triển khác ngoài các quốc gia BRICS. N-11 bao gồm Bangladesh, Ai Cập, Mexico, Indonesia, Iran, Nigeria, Pakistan, Philippines, Thổ Nhĩ Kỳ, Hàn Quốc và Việt Nam.

  • Theo báo cáo xếp hạng các quốc gia thịnh vượng nhất thế giới của Viện Nghiên cứu Legatum, Việt Nam đứng thứ 55, tăng một bậc so với năm ngoái và tăng 7 bậc so với năm 2013. Năm nay thứ bậc xếp hạng của Việt Nam cao hơn Nga ba bậc (đứng thứ 58), hơn Indonesia 14 bậc (thứ 69).

  • Theo Phòng Thương mại và Đầu tư Anh quốc, Việt Nam được dự báo sẽ trở thành một trong 10 nền kinh tế phát triển nhanh nhất trong một vài thập kỷ tới. Ngân hàng đầu tư Goldman Sachs mới đây cũng đã dự báo nền kinh tế Việt Nam, hiện đứng thứ 55 trên thế giới, sẽ vươn lên vị trí 17 vào năm 2025.

Trong khi đó, kinh tế Myanmar trước năm 2011 là một trong những nền kinh tế kém phát triển nhất thế giới, đã phải chịu hàng thập kỷ trì trệ do quản lý yếu kém và cấm vận quốc tế. Năm 2011, khi chính phủ của tân thủ tướng Thein Sein nắm quyền điều hành đất nước, Myanmar đã thi hành một chính sách cải cách nhiều mặt bao gồm việc chống tham nhũng, chỉnh sửa tỷ giá hối đoái, sửa luật đầu tư nước ngoài và thuế. Đầu tư nước ngoài tăng từ 300 triệu USD trong năm 2009-10 lên 20 tỷ USD trong năm 2010-11, tương đương 667%. GDP của Myanmar là 113 tỉ USD (ước lượng 2013) so với 184 tỉ của Việt Nam (2014). Trong báo cáo công bố cuối năm 2015, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) dự đoán kinh tế Myanmar sẽ đạt nhịp độ tăng trưởng bình quân hàng năm khoảng 9.5% vào năm 2030 và thu nhập bình quân đầu người của Myanmar cũng sẽ tăng từ mức 900 USD hiện nay lên gần 5,000 USD trong năm 2030.

KHÔNG CÓ XUNG ĐỘT VỀ SẮC TỘC VÀ TÔN GIÁO


Nếu so với Myanmar thì Việt Nam có những điều kiện thuận lợi hơn rất nhiều lần: một đất nước không có mấy các xung đột về sắc tộc và tôn giáo. Trong cuộc chiến biên giới 1979 mà mổi bên thiệt hại mấy chục ngàn người thì sự thiệt hại về phía Việt Nam là các dân quân người thiểu số sinh sống dọc biên giới Trung-Việt. Trong khi đó, tại Myanmar, với dân số khoảng 55 triệu người mà sắc tộc chính là Burmese (Bamar) chỉ chiếm có 68% lại có đến 135 “chủng tộc quốc gia chính thức” trong đó có 8 nhóm chính như Shan, Karen, Kachin, Roghingya … chiếm đến 32% dân số Myanmar. Theo LHQ, tình hình tại Miến Điện cho thấy các vấn đề nội bộ, nhất là thù hằn sắc tộc và tôn giáo, vẫn còn sâu nặng, và tạo điều kiện cho tác động từ bên ngoài. Cùng lúc, hòa giải giữa các nhóm sắc tộc ly khai tại bang Kachin (540,000 tới 1- 1.5 triệu người), người Shan giáp Vân Nam với chính quyền Miến Điện vẫn chưa có cơ hội hoàn tất, dù đã có Trung Quốc vừa đóng vai trò trung gian vừa là kẻ gây ảnh hưởng. Ngoài ra, ước tính có khoảng 800,000 người Rohingya ở bang Rakhine miền Tây Nam, tuy nhiên họ thường được biết đến dưới cái tên là "người Bengal", tức những người đến từ quốc gia láng giềng Bangladesh. Người Rohingya theo Hồi giáo, không có quyền công dân theo hiến pháp Miến Điện. Người theo Phật giáo và Hồi giáo ở bang Rakhine tấn công lẫn nhau, khiến chính phủ phải ban bố tình trạng khẩn cấp và ra lệnh giới nghiêm ở một số khu vực. Chính quyền Myanmar, dù là quân đội hay là đảng Liên đoàn Quốc gia vì dân chủ (NLD) mà bà Aung San Suu Kyi là lãnh tụ, vẫn có sự đồng ý ngầm trong chiến lược đối phó với các nhóm sắc tộc.

blank


Các nhóm chủng tộc tại Myanmar


  1. ĐƯỜNG ĐI CỦA VIỆT NAM


Nếu so sánh với Việt Nam thì Myanmar may mắn hơn nhiều, một phần nhờ hoàn cảnh lịch sữ, phần khác nhờ bản sắc dân tộc. Bà Aung San Suu Kyi một lãnh tụ đối lập đấu tranh không mỏi mệt trong 24 năm qua với chủ trương bất bạo động. Bà đã bị chính quyền quân sự quản thúc tại gia 21 năm nhưng may mắn vẫn sống còn. Khi kết quả bầu cử mang lại chiến thắng vang dội cho NLD trong năm 2015, rất nhiều người ca ngợi bà Aung San Suu Kyi là vĩ đại, nhưng bên cạnh đó Tổng thống đương nhiệm Thein Sein cũng hoàn toàn xứng đáng là người anh hùng của dân tộc Myanmar trong lịch sử hiện đại. Nếu không có Thein Sein thì cuộc bầu cử không thể diễn ra như mong đợi của bà Aung San Suu Kyi và nhân dân Myanmar. Rất tiếc, Việt Nam không có những người như bà Aung San Suu Kyi và Tổng thống Thein Sein đã đặt quyền lợi quốc gia lên trên những khác biệt về ý thức hệ. Về phần Việt Nam, dù rằng ở trong một thể chế khác, trong thập niên 80, cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã bàn cùng một số người khác, trong đó có Chủ tịch nước Lê Đức Anh, đến thăm Myanmar để có cuộc gặp gỡ với những người lãnh đạo của Myanmar lúc bấy giờ là ông Thống chế Than Shwe. Và họ có nói với nhau rất nhiều những việc là làm sao có thể trao đổi những kinh nghiệm để tiến lên cho cả hai bên. Rất tiếc là những trao đổi như thế sau này bị ít đi và kết quả không được rõ lắm.


Trong thời gian vừa qua, những nhà bình luận và đấu tranh trong nước thích dùng chữ  “thoát Trung”. Dù rằng muốn nói lên sự lệ thuộc của Việt Nam đối với Trung Quốc, đây là danh từ mang nhiều cảm tính và tiêu cực. Thực tế là sự mất cân bằng giữa Việt Nam và Trung Quốc trên các phương diện kinh tế, quân sự. Với sự hoàn tất của hiệp ước TPP, kinh tế của Việt Nam trong 10, 15 năm nữa sẽ đủ mạnh để có sự cân bằng với Trung Quốc. Hợp tác với các cường quốc Hoa Kỳ, Nhật Bản, Ấn Độ, Úc Đại Lợi và một vài nưc ASEAN cùng chung hoàn cảnh, Việt Nam sẽ có đủ sức về mọi phương diện để tạo một thế đối trọng với Trung Quốc hầu đem lại ổn định và thịnh vượng cho mọi quốc gia trong vùng.

Một cách khách quan thì không có gì nhiều để Việt Nam học hỏi từ Myanmar ngoài vấn đề dân chủ hóa. Việt Nam cần có một sự liên hệ chiến lược với Myanmar trong mọi lãnh vực vì Myanmar trong thời gian sắp đến có tiềm năng tăng trưởng rất lớn. Nếu Việt  Nam không giữ được mức phát triển tương đương thì khả năng Myanmar vượt qua Việt Nam là điều chắc chắn. Có nên học hỏi điều gì từ Myanmar là vấn đề của những người lãnh đạo Việt Nam.


THAM KHẢO

  1. Các mạng BBC, VOA, RFI và RFA.

  2. Các mạng trong nước và hải ngoại.

  3. Myanmar -  Wikipedia tiếng Việt.

  4. Việt Nam - Wikipedia tiếng Việt.

  5. Bài viết “NMT-103115-Thâm thủng mậu dịch Việt Nam-Trung Quốc”

  6. Bài viết “NMT-072115-QT-H ệ thống kinh tài Trung Quốc”


Hồ sơ: NMT-113015-QT-Myanmar va Vietnam.doc


Nguyễn Mạnh Trí
E-Mail: prototri2012@yahoo.com
Tu chỉnh: 30  tháng 11 năm 2015




.
.

Ý kiến bạn đọc
01/12/201521:26:00
Khách
Lại thêm một tác giả viết về "bối cành lic̣h sử Miến Điện mà không đề cập đến sự kiện cha cũa bà Aung San Suu Kyi là ông Aung San, người sáng lập ra Đảng Cộng Sản Miến Điện: Tôi sẽ không ngạc nhiên nếu một ngày nào đó người ta khám phá ra rằng đa số các bình luận gia chính trí nầy là những "political operatives" và không có tính khách quan.
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạp chí Văn Học Mới số 5 dày 336 trang, in trên giấy vàng ngà, bìa tranh nghệ thuật của Nguyễn Đình Thuần, sáng tác từ hơn 50 nhà văn, nhà thơ, nhà biên khảo và phê bình nghệ thuật.- Văn Học Mới số 6 sẽ ấn hành vào tháng 3/2020, có chủ đề về nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn
Một tuyệt phẩm thi ca gồm những bài thơ dị thường chưa bao giờ xuất hiện bất cứ đâu, viết bởi một thi sĩ dị thường. Tựa: Tuệ Sỹ Ba ngôn ngữ: Việt - Anh - Nhật Dịch sang tiếng Anh: Nguyễn Phước Nguyên Dịch sang tiếng Nhật: G/s Bùi Chí Trung Biên tập: Đào Nguyên Dạ Thảo
Mùa thu là cơ hội bước sang trang mới khi nhiệt độ bắt đầu dịu lại. Trong mùa này, người dân California không cần mở điều hòa không khí lớn hết cỡ và cũng còn quá sớm để lo chạy máy sưởi.
Garden Grove xin mời cộng đồng tham gia chương trình đóng góp tặng quà cuối năm nhằm mang lại niềm vui, hy vọng và giúp đỡ cho những trẻ em địa phương không có quà trong mùa lễ Noel.
Ngồi niệm Phật miên man, dù cố tâm vào Phật hiệu nhưng hôm nay vẫn không sao “ nhập” được, đầu óc nó cứ văng vẳng lời anh nó lúc sáng: - Tu hú chứ tu gì mầy!
Một đường dây buôn người bán qua TQ do một phụ nữ Việt là nạn nhân buôn người trước đây tổ chức vừa bị phát hiện và bắt 2 người tại tỉnh Nghệ An, miền Trung Việt Nam, theo bản tin hôm 5 tháng 12 của Báo Dân Trí cho biết.
Điều trần luận tội đầu tiên của Ủy Ban Tư Pháp Hạ Viện đã nhanh chóng nổ ra cuộc đấu đá nội bộ đảng phái hôm Thứ Tư, 4 tháng 12 năm 2019, khi các nhà Dân Chủ cáo buộc rằng Tổng Thống Donald Trump phải bị truất phế khỏi chức vụ vì tranh thủ sự can thiệp của nước ngoài vào cuộc bầu cử ở Hoa Kỳ và đảng Cộng Hòa giận dữ vặn lại không có căn cứ cho hành động quyết liệt như vậy.
Đó là cuộc khảo sát của công ty tài chánh WalletHub đối với 182 thành phố khắp Hoa Kỳ, để xếp thứ tự an toàn nhất cho tới bất an nhất. Cuộc nghiên cứu dựa trên 41 thước đo liên hệ tới an toàn
Cảnh sát đã bắn chết một người đàn ông cầm dao tại El Monte, Nam California hôm Thứ Hai.
Một phần thưởng 50,000 đô la được đưa ra để bắt một người đàn ông của thành phố Burnaby đã bị truy nã trước đây vì tội rửa tiền như một phần của nhóm tội phạm có tổ chức người Việt Nam hoạt động tại Canada và Hoa Kỳ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.