Hôm nay,  

Sư Đoàn 384, 7 Không Đoàn Hk Yểm Trợ Hành Quân Ls 719

24/12/199900:00:00(Xem: 6659)
Vương Hồng Anh tổng hợp

Trong số trước, VB đã lược trình về sự phối hợp giữa bộ Tư lệnh Quân đoàn 24 Hoa Kỳ (bản doanh đặt tại Phú Bài, phía Nam thành phố Huế), bộ chỉ huy Không lực 7 Hoa Kỳ với bộ Tư lệnh Quân đoàn 1 trong cuộc hành quân Lam Sơn 719 (Hạ Lào) từ giai đoạn chuẩn bị (bắt đầu từ ngày 30 tháng 1/1971) cho đến giai đoạn cuối cùng (chấm dứt ngày 6 tháng 4/1971). Như đã trình bày, do quyết định từ Hoa Thịnh Đốn, các đơn vị Hoa Kỳ không thể tham dự cuộc hành quân trên bộ cùng với các đơn vị VNCH mà chỉ yểm trợ về Không quân, tiếp tế cùng Pháo binh tầm xa. Riêng trong giai đoạn chuẩn bị, một lữ đoàn Bộ binh và 1 Sư đoàn Nhảy Dù Hoa Kỳ được giao nhiệm vụ là bảo vệ căn cứ hỏa lực Khe Sanh và phòng thủ khu vực Phi Quân sự để các đơn vị VNCH rảnh tay, tập trung nỗ lực cho cuộc hành quân trên đất Lào.
Trong bài viết kỳ này, chúng tôi xin lược ghi về các đơn vị Hoa Kỳ đã yểm trợ cuộc hành quân Lam Sơn 719:
* Lực lượng thuộc Quân đoàn 24:
Theo kế hoạch phối hợp được ghi trong Lệnh hành quân Lam Sơn 719, các đơn vị thuộc Quân đoàn 24 Hoa Kỳ được điều động yểm trợ cuộc hành quân gồm có:
- Sư đoàn 101 Nhảy Dù, bản doanh đặt tại Giạ Lê, cách Huế khoảng 5 km đường chim về phía Nam: Sư đoàn này có nhiệm vụ thiết lập những vị trí phòng thủ dọc theo khu Phi Quân Sự kéo dài về hướng Đông trong thời gian các đơn vị VNCH tham dự cuộc hành quân, ngoài ra các phi đoàn trực thăng của Sư đoàn cũng được điều động để thực hiện các cuộc chuyển quân cho các đơn vị bộ chiến VNCH.
- Liên đoàn 108 Pháo binh & Liên đoàn 45 Công binh:
Liên đoàn 108 Pháo binh yểm trợ hỏa lực pháo binh tầm xa từ Khe Sanh, hai tiểu đoàn Pháo binh hạng nặng của liên đoàn này được phối trí để tạo thành một màn lưới hỏa lực kéo dài đến biên giới Việt-Lào.
Liên đoàn 45 Công binh yểm trợ việc thiết lập một số căn cứ, tu sửa các đoạn đường hư hỏng và trục giao thông huyết mạch từ Đông Hà đến gần biên giới.
- Lữ đoàn 1 thuộc Sư đoàn 5 BB Hoa Kỳ:
Các đơn vị của lữ đoàn này được Không quân yểm trợ tổ chức cuộc hành quân tảo thanh về hướng Tây, giữ đường số 9 từ Đông Hà đến biên giới Lào-Việt, phía Tây tỉnh Quảng Trị. Sau đó, lữ đoàn có trách nhiệm bảo vệ căn cứ hỏa lực Vanderight và căn cứ Khe Sanh. Căn cứ Vanderight được lập từ hạ tuần tháng 3 năm 1968 để yểm trợ cho Sư đoàn 1 Không kỵ Hoa Kỳ mở cuộc hành quân tái lập giao thông trên Quốc lộ 9 đến gần Khe Sanh. Không như Khe Sanh, căn cứ này nằm ngoài tầm bắn của pháo binh CSBV đặt trên đất Lào. Trước 1970, hàng ngày các chuyến bay thám thính và các cuộc tuần tiễu của Liên đội Quan sát và Nghiên cứu giúp cho căn cứ này hoạt động hữu hiệu.
Giữa năm 1968, sau khi đại tướng Abrams được cử thay thế đại tướng Westmoreland trong chức vụ tư lệnh Lực lượng Hoa Kỳ kiêm chỉ huy trưởng bộ chỉ huy yểm trợ Quân sự Hoa Kỳ tại Việt Nam tiếng tĩnh lược là COSUMMACV (Commander, United States Military Assistance Command, Vietnam), vị tân tư lệnh này đã quyết định bỏ trống Khe Sanh, riêng căn cứ Vanderight chỉ dùng để làm bãi đáp trực thăng cho các cuộc hành quân chung quanh Khe Sanh và trạm tiếp tế. Trong giai đoạn 1 của cuộc hành quân Lam Sơn 719, Lữ đoàn 1/ Sư đoàn 5 được phân nhiệm vụ là lập lại vị trí phòng thủ ở căn cứ Khe bị bỏ hoang, đồng thời một tiểu đoàn của lữ đoàn được điều động tăng cường phòng thủ căn cứ Vanderight.
* Lực lượng Không quân thuộc Không lực 7 Hoa Kỳ và các đơn vị thống thuộc, tăng phái:
- Không đoàn Tác chiến 8 xuất phát từ căn cứ Không quân Ubon Royral bên Thái Lan.
- Không đoàn Tác chiến 12 xuất phát từ phi trường Phù Cát (Bình Định).
- Không đoàn Tác chiến 366 xuất phát từ căn cứ Không quân Đà Nẵng.
Cả ba Không đoàn này đều sử dụng Phantom F 4 để tiến hành các cuộc oanh kích vào các vị trí được ghi nhận là có quân CSBV tập trung.
- Không đoàn Quan sát Chiến thuật 460 từ phi trường Tân Sơn Nhất sử dụng cho những phi vụ cấp cứu.
- Phản lực cơ F 100 thuộc Không đoàn Tác chiến 35 xuất phát từ phi trường Phan Rang.


- Không đoàn 1 TQLC/Hoa Kỳ yểm trợ bằng phi cơ F-4, A-4 và A-6 trong khi đó hàng không mẫu hạm ngoài vịnh Bắc Việt oanh kích bằng các loại phi cơ A-4, A-6, A-7 và F-4.
- Không đoàn Hành quân đặc biệt từ căn cứ Không quân bên Thái Lan dùng phi cơ cánh quạt A-1 Skyraider cho những phi vụ tìm kiếm, cấp cứu.
- Phi đoàn 18 Hành quân đặc biệt cũng từ Nakhon Phanom bên Thái Lan cung cấp phi cơ Hỏa Long AC-119
- Không đoàn 16 Hành quân đặc biệt sử dụng phi cơ Spectre C-130 Gunships.
- Liên phi đoàn 504 Yểm trợ chiến thuật với các phi cơ quan sát phát xuất từ Cam Ranh.
- Sư đoàn 384 Không lực Hoa Kỳ từ Tân Sơn Nhất phụ trách không vận, cung cấp phi cơ C 130, C 123 để chở quân. Các phi đoàn của sư đoàn chở các đơn vị Nhảy Dù, Thủy quân Lục chiến từ Tân Sơn Nhất, từ Biên Hòa ra đến Quảng Trị và Đông Hà trong thời gian từ ngày D+1 đến ngày D+4.
- Trung tâm Yểm trợ chiến trường sử dụng dụng phi cơ thuộc Không đoàn tác chiến 432 trong căn cứ Udom. Bộ chỉ huy Không quân Chiến lược sử dụng Không đoàn 307 Chiến lược cung cấp những phi vụ B-52 và phi cơ KC-135.
Ngoài các đơn vị Không quân Hoa Kỳ, bộ Tư lệnh Không quân QL.VNCH đã chỉ thị cho Sư đoàn 1 Không quân (bản doanh đóng tại Đà Nẵng) điều động phi cơ chiến đấu và trực thăng để yểm trợ cho các đơn vị trên bộ. Về điều hợp Không quân, có 6 trung tâm điều hợp yểm trợ cho cuộc hành quân.
* Đại tướng Westmoreland nhận định về cuộc hành quân Hạ Lào:
Vào thời gian cuộc hành quân Lam Sơn 719 diễn ra, đại tướng Westmoreland-nguyên tư lệnh Lực lượng Hoa Kỳ tại Việt Nam từ 1964 đến 1968, đang giữ chức vụ Tham mưu trưởng Lục quân Hoa Kỳ. Tại Hoa Thịnh Đốn, hàng ngày ông đã nhận được báo cáo về diễn tiến cuộc hành quân này. Năm 1989, trong cuốn hồi ký “Bản tường trình của một người lính”, đại tướng Westmoreland đã nhận định như sau về cuộc hành quân Hạ Lào: Dù cho các tin đồn trong giới quân nhân và báo chí Hoa Kỳ đã làm cho CSBV biết mà chuẩn bị trước, nhưng quân đội VNCH đã thu đạt nhiều chiến thắng thần tốc. Họ tiến sâu vào lãnh thổ Lào chừng 25 km và tiến đánh hầu hết các mục tiêu định trước, nhưng về quân CSBV cố sức phản công. Vì hỏa lực phòng không của CQ khá mạnh nên một vài nơi không thể tiếp tế được do đó các đơn vị hoạt động tại những khu vực đó phải triệt thoái. Rút lui trước hỏa lực mạnh lúc nào cũng là công tác khó khăn nhất của đơn vị khi lâm trận. Lúc này mới thấy sự chuẩn bị của phía Việt Nam có nhiều khuyết điểm. Phối hợp chỉ huy ở cấp cao nhất không đồng bộ và kế hoạch tấn công diễn ra quá nhanh khiến cho các đơn vị không yểm trợ nhau hữu hiệu gây khó khăn cho phía Hoa Kỳ trong việc yểm trợ có kết quả.
Cũng theo nhận định của đại tướng Westmoreland, từ lâu các cấp chỉ huy Việt Nam thường có cố vấn đi kèm để giúp liên lạc với các đơn vị Hoa Kỳ nhất là về yểm trợ hỏa lực từ các phi vụ chiến thuật và B 52, nhưng bây giờ các đơn vị trưởng một mình tự lo liệu nên đã gặp nhiều khó khăn. Sĩ quan cố vấn cao cấp của Hoa Kỳ và vị tổng chỉ huy lực lượng VNCH tham dự cuộc hành quân lại ở hai căn cứ khác nhau. Trong thời gian diễn ra cuộc hành quân, có nhiều khi Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã tự mình ra lệnh cho các đơn vị, thay vì chỉ ra lệnh cho vị tổng chỉ huy chiến trường là trung tướng Hoàng Xuân Lãm, nhiều khi các lệnh này ban ra mà đại tướng Abrams cũng không hề hay biết.
Về tinh thần chiến đấu của người lính VNCH và sự yểm trợ của Không quân Hoa Kỳ tại mặt trận Hạ Lào, đại tướng Westmoreland đã nhận xét như sau: Binh sĩ Việt Nam Cộng Hòa chiến đấu tại chiến trường Lào rất can đảm và phi công Hoa Kỳ bay tiếp tế cũng rất can trường. (Biên soạn dựa theo tài liệu của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ đã giải mật và được phổ biến trên tạp chí KBC, hồi ký của đại tướng Westmoreland-Nhà xuất bản Thế Giới, tài liệu về chiến trường Việt Nam của Trung tâm Quân sử Lục quân Hoa Kỳ...)
Kỳ sau: Không đoàn Trực thăng/Sư đoàn 101 Nhảy Dù Hoa Kỳ và trận chiến Hạ Lào.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao tại Việt Nam đã đề nghị ngưng thi hành án lệnh hành quyết với tử từ Hồ Duy Hải để điều tra lại vụ án này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do cho biết hôm 2 tháng 12.
Tuần báo OC Weekly đã viết twitter cho biết đóng cửa sau khi chủ nhân là công ty Duncan McIntosh Company đóng cửa tuần báo giấy một ngày trước Lễ Tạ Ơn.
Cha mất rồi. Em buồn lắm, vì không về thọ tang Cha được. Em đang xin thẻ xanh. Sắp được phỏng vấn. Vợ chồng em định năm sau, khi em đã thành thường trú nhân, sẽ về thăm Cha Mẹ. Ngày tạm biệt Cha lên đường đi Mỹ du học bốn năm trước, đã thành vĩnh biệt.
Tôi khẳng định những việc tôi làm là đúng đắn và cần thiết để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Những gì tôi làm không liên can đến vợ con và gia đình tôi. Vì thế, tôi yêu cầu công an Hồ Chí Minh chấm dứt ngay việc sách nhiễu, khủng bố gia đình tôi.
Brilliant Nguyễn là một thanh niên theo trường phái cấp tiến và chủ thuyết Vô Thần (*). Chàng ta không tin ma quỷ đã đành mà cũng chẳng tin rằng có thần linh, thượng đế. Để giảm bớt căng thẳng của cuộc sống, theo lời khuyên của các nhà tâm lý và bạn bè, chàng ta đến Thiền Đường Vipassana ở Thành Phố Berkeley, California để thực hành “buông bỏ” trong đó có rất nhiều cô và các bà Mỹ trắng, nhưng không một ý thức về Phật Giáo
Có những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mà chẳng xưa chút nào. Có những chuyện hôm nay mà sao nó xa xưa vời vợi. Chuyện ngày xưa... Có một ngôi chùa ở vùng quê thanh bình, trước mặt là đồng lúarì rào, cánh cò chao trắng đồng xanh. Trong chuà có vị hoà thượng già hiền như ông Phật, lông mày dài bạc trắng rớt che cả mắt...
Ông Gavin Newsom, Thống đốc tiểu bang California, đã tuyên bố ân xá cho hai người đàn ông từng dính vào hai vụ hình sự khác nhau khi họ mới 19 tuổi và đang mong muốn không bị trục xuất về Việt Nam.
Hoang Nguyen, 43 tuổi, bị bắt và bị truy tố về tội trộm sau khi bị cho là đổi nhãn giá trên hơn ba mươi chai rượu vang tuần trước, theo hồ sơ tòa.
Bé ngọc ngà của Mẹ cố thở chút không khí ít oi còn trong buồng phổi. Giây phút cuối. Để ngàn sau dân Hong Kong sống xứng đáng Con Người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.