Hôm nay,  

Nguyễn Lương Vỵ Ra Mắt Tuyển Tập Thơ 45 Năm

27/10/201500:00:00(Xem: 4749)

Bộ sách “Nguyễn Lương Vỵ: Tuyển Tập Thơ Bốn Mươi Lăm Năm 1969-2014" (dưới đây sẽ viết tắt: Tuyển Tập) vừa ra mắt hôm Thứ Bảy 24-7-2015 tại tư gia của nhà văn Tô Đăng Khoa.

Có mặt trong buổi giới thiệu bộ sách là những người bạn thân của thi sĩ Nguyễn Lương Vỵ -- trong đó có các nhà thơ Du Tử Lê, Nguyễn Thị Khánh Minh, Lê Giang Trần; nhà văn Lê Lạc Giao; nhạc sĩ Lại Tôn Dũng; cư sĩ Tâm Diệu, chủ biên Thư Viện Hoa Sen (thuvienhoasen.org); kỹ sư Luyến Phạm, Giám đốc công ty mạng VNVN.com; các nhà báo Phan Tấn Hải và Vũ Đình Trọng.

Thi sĩ Nguyễn Lương Vỵ với bộ sách này đã gom những tác phẩm đắc ý nhất của ông vào một tuyển tập dày 700 trang.

Nguyễn Lương Vỵ sinh năm 1952. Quê quán: Quán Rường, Tam Kỳ, Quảng Nam.

Đã có thơ đăng báo (Văn, Khởi Hành, Thời Tập, Văn Chương) từ 1969 tại Sài Gòn.

Đã in nhiều thi tập, trong đó có:

Âm vang và Sắc Màu (NXB Trẻ, Sài Gòn 1990)
Phương Ý (NXB Thanh Niên, Sài Gòn 2000)
Hòa Âm Âm Âm Âm...(Thư Ấn Quán – USA 2007).

Trong buổi tiệc mừng thi tập, nhà thơ Du Tử Lê nhận định: “Với tôi, Nguyễn Lương Vỵ là nhà thơ của đường trường.”

Đầu Tuyển Tập là bài viết của Tô Đăng Khoa, nhan đề “Nguyễn Lương Vỵ - 45 Năm Thi Ca: Chữ Nén Huyền Âm Tượng Số Ngân Dài,” nơi các trang 21-34.

blank
Từ trái: Lê Lạc Giao, Du Tử Lê, Nguyễn Thị Khánh Minh, Nguyễn Lương Vỵ, Tâm Diệu, Luyến Phạm, Phan Tấn Hải, Lại Tôn Dũng.

Trong đó, Tô Đăng Khoa viết về thơ Nguyễn Lương Vỵ (NLV) có một cách nhìn như sau, trích:

“...Đối với tôi, tuyển tập thơ 45 năm của NLV là một trong những tác phẩm rất có giá trị của thi ca đương đại Việt Nam. Tôi rất tâm đắc nhận định của nhà thơ Nguyễn Tôn Nhan về thơ NLV: "Chỉ có Tính-Linh, phải đâu là chữ!". Thật vậy, càng đọc và chiêm nghiệm thơ NLV, chữ thơ NLV không còn là những con chữ bình thường nữa, mà chữ thơ đã trở thành hồn vía, thành Tính-Linh. Mỗi chữ thơ, câu thơ, bài thơ của NLV đã được viết ra từ một tâm lực đầy kỷ luật, kham nhẫn và chịu đựng, với tình yêu tận hiến cho thơ một cách tha thiết và mãnh liệt. Vì vậy, tôi nghĩ, nội lực thơ của NLV ngày càng thâm hậu theo thời gian, với một hồn thơ mênh mông và sâu thẳm của Nhân Bản và Minh Triết....”(ngưng trích)

Nhà thơ Du Tử Lê ngoài đời rất kiệm lời, nhưng khi ông ngồi xuống, cầm bút lên, là lời lời ý ý không ngừng.

Do vậy, khi nói ngắn gọn về ý “nhà thơ đường trường Nguyễn Lương Vỵ,” Du Tử Lê viết ở các trang 631-636 trong Tuyên Tập qua bài viết nhan đề: “...“Nước Rút” Và, “Đường Trường” Trong Hành Trình Thơ Nguyễn Lương Vỵ” trong đó ghi nhận:

“...Phải chăng cũng chính vì tính chắt lọc, kiệm chữ của thể thơ 5 chữ, mà nhiều kinh kệ đã chọn thể thơ này, để chuyển tải những ý nghĩa uyên áo của lẽ đạo?

Lại nữa, vẫn theo tôi, cũng chính vì tính chắt lọc, kiệm chữ của thể thơ 5 chữ, khiến rất ít thi sĩ chọn thể thơ này cho những trường thiên của họ.

Nói cách khác, nếu một thi sĩ không đủ hội đủ những yếu tố như nội lực, bề dầy kinh nghiệm sống, không kinh qua những thảm kịch dữ dội, khốc liệt trong đời thường …không ai muốn trở thành lố bịch hoặc, tự hủy mình bằng thử thách chinh phục đỉnh-núi-trường-thi-ngũ-ngôn.

Tôi nghĩ, tôi không hề bất cập khi kết luận: Nguyễn Lương Vỵ là người hội đủ những yếu tố cần thiết để chinh phục đỉnh-núi-trường-thi-ngũ-ngôn, vừa kể.

Nguyễn không chỉ có được cho mình một nội lực thi ca thâm hậu, một đam mê quyết liệt tới mức sẵn lòng đánh đổi mọi tiện nghi, may mắn (?) đời thường và, nhất là những thảm kịch, ngộ nhận mà Nguyễn đã trải qua tự những ngày thơ ấu tới hôm nay!…Tất cả vẫn còn đeo đẳng Nguyễn, như thể, đó mới chính là chiếc bóng, thẻ nhận dạng, song hành cùng Nguyễn trong cuộc trường chinh chữ, nghĩa mang tính sử-thi trên lộ trình thi ca của riêng ông…

Với tôi, sự kiện ấy còn mang tính nhất quán: Tính độc-hành của một Nguyễn Lương Vỵ, thi sĩ, từ khởi đầu, quá khứ; tới “Năm chữ ngàn câu”, hôm nay, khi ông đã bước qua tuổi sáu mươi - - Giữa nhân gian trợn trắng bi ai này....”(ngưng trích)

Nhà thơ Trịnh Y Thư trong bài viết tựa đề “Nguyễn Lương Vỵ: Vấn nạn của cái “Being”...” đăng trong Tuyển Tập các trang 685-691, đã nhìn vê thơ Nguyễn Lương Vỵ:

”Có thể nói những bài thơ trong tập thơ Năm Chữ Ngàn Câu của nhà thơ Nguyễn Lương Vỵ (xuất bản cuối năm 2014) là những biến tấu liên miên bất tận của cái “Being”.

Being chứ không phải đời sống như chúng ta thường hiểu. Bạn có thể gọi nó là kiếp nhân sinh, kiếp người, đời sống, hữu thể, hiện tồn, hiện hữu, hiện sinh, hiện tính, thể tính, hoặc cả chục từ ngữ khác tương tự....

...Thơ Nguyễn Lương Vỵ chủ về ý nghĩa và nghệ thuật phối từ. Nhà thơ cẩn trọng với chữ nghĩa vốn là truyền thống của thi ca Việt Nam từ thời Trung đại. Đọc thơ Nguyễn Lương Vỵ, tôi ít bắt gặp những từ hào nhoáng, nuột nà. Thế nhưng, nhờ tài năng và một tâm hồn yêu thơ cao độ, Nguyễn Lương Vỵ đã khéo léo sắp đặt những từ tưởng là tầm thường như hòn sỏi bên cạnh nhau để biến chúng thành chuỗi ngọc sáng ngời.

Đọc xong tập thơ của Nguyễn Lương Vỵ, nếu có kẻ hỏi tôi đời buồn hay vui thì tôi sẽ trả lời kẻ ấy bằng câu thơ “Theo nắng sáng xuống phố!” rồi thản nhiên nhìn cái Being chảy trôi trước mắt...”(ngưng trích)

blank
Từ trái: Lê Lạc Giao, Lê Giang Trần, Nguyễn Lương Vỵ, Tô Đăng Khoa và phu nhân (đứng), Nguyễn Thị Khánh Minh (ngồi).

Thi sĩ Lê Giang Trần có cái nhìn độc đáo về thơ Nguyễn Lương Vỵ qua bài tựa đề “Hèn chi thơ nín hết”... nơi các trang 679-684, trích:

“Tôi thấy tôi say khi viết bài tản mạn này. Chỉ có say mới thấm thía buồn. Nhưng khổ nỗi, dường như say mà không say vì dường như buồn lại thấm vào say, buồn làm cho say thành ra mơ màng, thành ra bay bay chìm chìm, thành ra rơi xuống, thành ra vút lên, thành ra lơ lững ở giữa hai thế giới thực và mộng...

,,, Nếu bạn đọc xong tập thơ "Năm chữ ngàn câu" của Nguyễn Lương Vỵ, có thể, phải, có thể, bạn sẽ hiểu vì đâu mà câu thơ của thi nhân cháy bùng lên, cháy thiêu hết, cháy đốt hết, cháy tiêu hết, cháy sạch hết, những thứ hữu hạn hữu thanh hữu danh để trở về nơi hoang liêu sấm động của vô danh và vô thanh: “Hèn chi Thơ nín hết!”...”(ngưng trích)

Trong khi đó, nhà văn Nguyễn Thị Khánh Minh qua bài viết “Nguyễn Lương Vỵ, Người Thơ Hát Âm” nơi các trang 666-678 trong Tuyển tập, nhìn về thơ Nguyễn Lương Vỵ, trích:

“Một Người Thơ, vẽ chân dung của mình:
...Vẽ chân dung mộng ảo mà chơi
Mắt môi nắng quái cái luân hồi...
...Chân dung ảo thơ rền thạch động
Nước khua rằm rụng xuống hai vai...
...Vẽ chiêm bao chào cái chân dung…
(Hòa Âm tr.13)

.

Một Người Thơ, tờ tợ hình ảnh một hiệp sĩ, hứng nghịch cảnh:

Này cái lạnh ta thề sẽ buốt
Suốt xương da để vẽ môi cười
Mắt vời vợi lời kia trong suốt
Để ta cuồng khóc hận khôn nguôi…
(Hòa Âm, tr.13)

.

Một Người Thơ, với niềm tin duy nhất là Thơ, tận hiến trong cô độc, cảm xúc Thơ, cho dẫu chết, vẫn thơ mộng quá, một con quỷ đọc thơ, một bóng ma nhặt bóng chiều tà:

Chết tươi làm con quỷ xướng thi
Chết héo làm con ma lầm lì
Quỷ xướng thi, kinh kỳ rụng xuống
Ma ta lầm lũi lượm tà huy
(Bốn Câu Thất Huyền Âm, tr.74)

.

Nếu con ma lầm lì, mỗi hoàng hôn được có trên tay một chút nắng tàn đem về vẽ chiêm bao để nhận diện mình, thì, tôi cũng muốn được cái lầm lì ấy của một bóng, ma.

Vẽ ra một chân dung như vậy, thật quá đậm, hình lẫn bóng.”(ngưng trích)

Nhìn về thơ Nguyễn Lương Vỵ thế nào? Như trên đã dẫn, mỗi người cầm bút đã đọc thấy có nhiều Nguyễn Lương Vỵ trong thơ Nguyễn Lương Vỵ.

Trong khi Du Tử Lê nhìn thấy cái lực đường trường trong thơ Nguyễn Lương Vỵ, Tô Đăng Khoa nhìn ra cái Tính Linh, Trịnh Y Thư nhận ra thơ NLV là hiên lộ Being, Lê Giang Trần nhân ra lửa phựt cháy trong thơ NLV để rồi “thơ nín hết,” và Nguyễn Thị Khánh Minh nhận ra chân dung thi sĩ nhặt những mảng nắng tàn hoàng hôn để vê chiêm bao...

Tất cả các nhận định trên đều đúng vê thơ Nguyễn Lương Vỵ. Tôi chỉ xin góp lời rằng, làm thơ hay như thế không phải chỉ mới ngồi mơ mộng với chữ trong một kiếp, một đời. Nguyễn Lương Vỵ là một nhà thơ tái sinh, một Thi Sĩ Rinpoche, nếu nói theo ngôn ngữ đạọ học Tây Tạng.
.
blank
.
Tuyển Tập 700 trang của Nguyễn Lương Vỵ rất cần có trong tủ sách của người quan tâm về văn học. Gần như không tìm được một bài thơ nào là bất toàn. Đó là 700 trang chữ nghĩa kiệt xuất, được viết từ Đạo Sĩ Thi Ca Nguyễn Lương Vỵ Rinpoche.

Sách “Nguyễn Lương Vỵ: Tuyển Tập Thơ Bốn Mươi Lăm Năm 1969-2014" có ghi ấn phí 34 USD. Tìm mua xin LL: luongvynguyen2@gmail.com
.
.
.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo trang Reuters đưa tin vào 8 tháng 5 năm 2023.
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.