Hôm nay,  

Phần I: Bản Tường Trình Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ Tố Cáo Csvn Xiết Gắt Phật Giáo Dù Là Có Tới 60 Triệu Phật Tử

11/09/199900:00:00(Xem: 4999)
Vào đầu tháng 9.1999, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đã phổ biến Bản Tường Trình Hàng Năm Về Vấn Đề Tự Do Tôn Giáo Trên Thế Giới, trong có Việt Nam, mở đầu rằng mặc dù Hiến Pháp Việt Nam và nhà cầm quyền Hà Nội công nhận quyền tự do cầu nguyện, tuy nhiên Chính quyền vẫn tiếp tục hạn chế một cách đáng kể những hoạt động tôn giáo có tổ chức mà họ cho rằng sai khác với Luật pháp Quốc gia và Chính sách của Nhà nước. Nhà cầm quyền thường thường để mặc cho một cá nhân muốn theo Đạo nào thì theo, và sự tham gia các sinh hoạt tôn giáo của dân chúng mỗi năm một nhiều hơn, thế nhưng các hoạt động tôn giáo có tổ chức và các nhóm điều hành giáo hội, các cấp giáo quyền thì bị kiểm soát bằng luật lệ. Điều này cho thấy Đảng Cộng Sản Việt Nam rất sợ các tổ chức tôn giáo làm yếu đi quyền lực của họ, và sợ các tổ chức này thay thế họ trên các mặt xã hội, tinh thần, và cả chính trị nữa.
Các nhóm tôn giáo bị ràng buộc trước hết bởi luật lệ đăng ký. Nhàn cầm quyền dùng thủ tục này để kiểm soát và theo dõi họ. Những tổ chức nào được chính thức công nhận có thể hoạt động công khai, và họ phải tham khảo với chính quyền trong việc điều hành. Như thế là họ bị buộc phải đương đầu với chính quyền về việc tổ chức, và cả tinh thần nữa. Chính quyền mở các cuộc Hội thảo để phê phán và tuyên truyền chính sách của mình về Tôn giáo.
Trong khi ấy các nhóm tôn giáo phải có giấy phép mới được tổ chức các buổi thảo luận, Đại hội, hay Lễ lạc ở ngoài khuôn viên nhà chùa, dĩ nhiên việc xây cất thêm nơi thờ phượng, nơi hoạt động từ thiện, trường học, cũng phải nộp đơn xin giấy phép. Việc bộ nhiểm các hàng Giáo phẩm cũng phải xin phép. Việc thuyên chuyển hàng giáo phẩm cũng phải xin phép.
Các hoạt động nói trên đây phần lớn nằm trong tay các Ủy ban Tỉnh, địa phương. Sự khác biệt giữa các địa phương không biết đâu mà nói. Địa phương do đó cũng toàn quyền đối xử với các cơ sở tôn giáo theo ý họ. Tại thành phố Hồ Chí Minh, các nhóm tôn giáo tương đối được tự do hơn, còn ở phía tây bắc chẳng hạn, sự hoạt động tôn giáo rất hạn chế.
Các nhóm Tôn giáo được Việt Nam chính thức công nhận là Phật Giáo, Cơ đốc giáo La Mã, Tin Lành Protestant, Cao Đài, Hòa Hảo và Hồi Giáo. Tuy nhiên trừ Cơ đốc giáo La Mã và Hồi giáo, các nhóm Phật giáo, Protestants, Cao Đài và Hòa Hảo không chấp nhận và không tham gia những tổ chức (tôn giáo) do chính quyền chấp thuận, do đó họ bị coi là bất hợp pháp.

Trong các ngành tôn giáo ở Việt Nam, Đạo Phật lấn át các đạo khác về số lượng. Lại có một phối hợp giữa Phật, Lão, Khổng, gọi là Tam giáo. Trong khoảng dân số 80 triệu người, có ba phần tư theo Đạo Phật, tới chùa vào dịp Lễ, hay sống trong các lời Phật dậy. Người ta ước chừng trong số này có 30% hành đạo thường xuyên, đều đặn. Nhà cầm quyền Hà Nội lại đưa ra con số ít hơn nhiều: có 7 triệu là theo Đạo Phật đều đặn thôi.
Đạo Phật ở Việt Nam có ít nhất là hai phái: Đại thừa và Tiểu thừa. Đại thừa tập trung ở các vùng đông dân cư ở Miền Bắc, là đạo của người Kinh. Trên vùng Thượng du có ít thôi. Miền Nam đa số theo Tiểu thừa. Khoảng đồng bằng sông Cửu Long có khoảng 1 triệu người tu tập theo phái Theravada của Cao Mên.
Nhà cầm quyền đòi hỏi mọi tăng sĩ Phật giáo phải gia nhập Giáo hội Phật giáo Trung ương, và chống lại Giáo hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất. Hai bên chống nhau. Một bên có nhiều người bị bắt. Vào dịp tháng 9.1998, Hà Nội ân xá một số tăng sĩ bị bắt trong có Hòa thượng Thích Quảng Độ. Hòa Thượng Tăng Thống Huyền Quang thì bị giam lỏng và bị bao vây ở Quảng Ngãi. Chùa của Ngài ở Huế, mà mấy năm rồi không được phép về thăm.
Vào tháng 3.1999, Hòa thượng Quảng Độ từ Sài Gòn ra Quảng Ngãi thăm Hòa thượng Huyền Quang, tới ngày thứ ba thì cả hai vị bị bắt. Nhà cầm quyền cưỡng bách Hòa thượng Quảng Độ phải trở về Sài Gòn.
Có 8% dân số Việt Nam theo Cơ đốc giáo La Mã, từ 7 tới 8 triệu người. Nơi họ tập trung nhiều nhất là ở phía nam Sài Gòn, và xung quanh Sài Gòn. Vào năm 1998, Chính quyền nới lỏng sự kiểm soát Cơ đốc giáo La Mã, không còn đòi hỏi các linh mục phải gia nhập Hội Công giáo Yêu nước nữa. Chỉ có một số ít tham gia Hội Công giáo quốc doanh này.
Cũng trong năm 1998, Hà Nội để cho Vatican phong Tổng giám mục Sài Gòn và 5 vị Giám mục ở các nơi khác. Tháng 3.1998, một phái đoàn cao cấp Vatican đến Việt Nam và một năm sau, một phái đoàn khác lại từ Vatican tới nữa, vào tháng 3.1999. Hà Nội đã chấp thuận cho một phái đoàn thuộc Hội đồng Giám Mục Hoa Kỳ tới Việt Nam vào tháng 9.99. Tháng 8.1998, khoảng 100.000 người Cơ đốc giáo đã tới La Vang tưởng niệm 200 năm ngày Đức Mẹ Maria hiện ra.
(Còn tiếp)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.