Hôm nay,  

1/2 Dân Vùng Cửu Long Không Có Nước Ngọt, Vì Nước Biển Dâng Cao, TQ Xây Đập Thượng Nguồn

21/10/201500:00:00(Xem: 2797)

Cây xanh tươi tốt tại khu vực hạ lưu Sông Mê Kông bò ra xa tới ngút mắt, một thí dụ điển hình của vùng đồng bằng này phì nhiêu tới cỡ nào.

Những cánh đồng xanh tươi trải dài bất tận của vùng đồng bằng sông Cửu Long giải thích tại sao khu vực này là một trong những vựa lúa chính của thế giới.

Nó là quê hương của vùng đất phí nhiêu chiếm hơn 1/5 sản lượng gạo xuất cảng của thế giới.

Nước biển xâm lấn từ phía nam, sự gia tăng xây đập ở phía bắc và việc khai thác cát với lượng lớn đang tạo ra nguy hiểm cho vùng đồng bằng này, theo các giới chức thẩm quyền cảnh báo.

Kết quả, 5 kilômét vuông đất đã bị mất vì sự xói mòn đất mỗi năm, theo các giới chức cho biết.

“Sự gia tăng mực nước biển mang nước dâng cao nhanh làm cho những phòng ngự bị thất bại,” theo Ky Quang Vinh, giám đốc Phòng Điều Hợp Thay Đổi Khí Hậu, một cơ quan của chính quyền tại Tỉnh Cần Thơ, Việt Nam, một thành phố đông dân nhất trong đồng bằng sông Cửu Long.

“Chúng tôi đã ngừng trồng cây ngập mặn trên bờ biển bởi vì chúng chỉ lớn nếu suụ gia tăng mực nước biển ở dưới 1.6 milimét một năm, và công việc của chúng tôi cho thấy rằng tại Việt Nam nó sẽ gia tăng tới 5 milimét môi năm.”

“Nhiều đê điều ngăn biển của chúng tôi cũng bị sập nữa.”

Vì đất trồng trọt trong nội địa bị nước mặn xâm thực, nhiều nông dân làm ruộng ở khắp hạ lưu sông Mê Kông chuyển sang nuôi tôm hay trồng lau sậy.

Nước mặn đã xâm thực vào sâu 60 kilômét trong đất liền.

Theo Viện Nghiên Cứu Thủy Lợi Miền Nam nước mặn đã làm tiêu diệt hơn 6,000 mẫu (60 kilômét vuông) đất trông lúa vào năm ngoái.

“Gần một nửa dân số vùng đồng băng sông Cửu Long hiện không có nước ngọt và đó là tình trạng nghiêm trọng,” theo Le Anh Tuan, phó giám đốc của Viện Nghiên Cứu Thay Đổi Khí Hậu cho biết.

Các khoa học gia tại Ủy Ban Sông Mê Kông (MRC), một cơ quan liên chính phủ, cũng cảnh báo rằng nếu mực nước biển cứ tiếp tục gia tăng ở tỉ lệ dự kiến 1 mét vào cuối thế kỷ này, thì gần 40% vùng đồng bằng seẽ bị xóa sổ.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.