Hôm nay,  

Xiết Kỹ, Trì Hoãn: Công Đoàn Độc Lập; TPP: Hà Nội Cho Công Đoàn Độc Lập, Sẽ Xiết Thủ Tục, Chỉ Cho Cấp Nhà Máy; Mỹ Cho Hoãn...

13/10/201500:00:00(Xem: 3064)

HANOI -- Có phải nhà nước CSVN cho công đoàn độc lập? Hay đã bắt đầu thử nghiệm cho công đoàn độc lập?

RFI hôm Thứ Hai 12-10-2015 có bản tin tưạ đề “Công đoàn: Cho độc lập nhưng vẫn kiểm soát”...

Bản tin RFI nói rằng CSVN đang trì hoãn việc cho Công đoàn đôc lập.

Bản tin nói, Việt Nam cùng với Hoa Kỳ và 10 quốc gia khác vừa kết thúc đàm phán Hiệp định tự do mậu dịch Đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP và mỗi nước sắp tới đây sẽ tiến hành phê chuẩn để hiệp định này có hiệu lực.

Nếu như về mặt kinh tế, Việt Nam được xem là một trong những quốc gia được hưởng lợi nhiều nhất từ TPP, thì về mặt chính trị, xã hội, hiệp định này cũng sẽ thúc đẩy những thay đổi đáng kể ở Việt Nam, đặc biệt với việc chính quyền Hà Nội buộc phải chấp nhận cho thành lập các công đoàn độc lập. Thế nhưng, Việt Nam đang tìm cách trì hoãn việc thực hiện điều khoản liên quan đến vấn đề này.

Trước hết, sau khi kết thúc đàm phán thì các bước kế tiếp của các nước tham gia TPP là như thế nào, trả lời RFI Việt ngữ từ Hà Nội, tiến sĩ Lê Đăng Doanh, chuyên gia kinh tế giải thích:

“Trước hết, Việt Nam các nước tham gia TPP sẽ phải hoàn chỉnh lại văn bản, bởi vì đấy là một hiệp định dài đến 30 chương và hơn 800 trang, nếu tính luôn cả các phụ lục. Cho nên phải xem xét lại từng câu từng chữ, từng dấu chấm, dấu phẩy của bản hiệp định. Thứ hai là sẽ phải chuyển ngữ ra ngôn ngữ của từng nước, trước khi đi đến ký kết.

Ký kết rồi thì phải đưa hiệp định ra trước Quốc hội từng nước để xem xét. Quá trình đó có lẽ sẽ mất hết năm 2016 và nếu được phê chuẩn hết thì hiệp định mới được thực hiện vào năm 2017. Đây là một quá trình có nhiều thời gian và như vậy là các bên có thể chủ động công bố và tích cực chuẩn bị thực thi.”

RFI ghi rằng riêng trong đàm phán song phương với Việt Nam, Hoa Kỳ đã đưa vào vấn đề bảo vệ quyền lợi của người lao động và đặc biệt là quyền tự do thành lập công đoàn ở Việt Nam, theo lời tiến sĩ Lê Đăng Doanh cho biết:

“Trong 30 chương của hiệp định thì có một chương rất nhạy cảm đối với Việt Nam, đó là chương về quyền tự do của người lao động, trong đó có phần về quyền tự do lập công đoàn. Đây là chương mà hai bên đàm phán rất gay go và cuối cùng cũng đã đi đến thống nhất là có một thời gian ân hạn, tức là không phải thực hiện ngay lập tức sau khi ký.

Thứ hai, Việt Nam sẽ có thời gian để ban hành các luật về lập hội, trong đó có thể sẽ có những quy định người đứng ra lập công đoàn phải là người như thế nào, bao nhiêu tuổi, trình độ ra sao, được sự tín nhiệm của công nhân như thế nào. Với tất cả những điều kiện ấy thì tôi nghĩ là phía Việt Nam có những phương tiện thích hợp để có thể tiếp tục có được ảnh hưởng đối với các công đoàn (độc lập) ấy, không để tuột khỏi sự lãnh đạo của chế độ hiện nay.


Bản tin RFI ghi rằng:

“Tuy vậy, đây sẽ là một sự cạnh tranh với Tổng liên đoàn lao động Việt Nam hiện đang hoạt động và đấy là một thách thức mà Việt Nam cần phải xét đến trong thời gian tới. Với tất cả những điều kiện như vậy, Việt Nam đã đồng ý ký và tôi hoan nghênh quyết tâm của Việt Nam ký cả gói hiệp định đó.

Quốc hội Việt Nam cũng đã chuẩn bị thảo luận dự luật về hội, nhưng dự luật đó chưa tạo sự đồng thuận, cho nên cần phải được chuẩn bị lại lần nữa.

Việt Nam cũng đã có những bảo lưu và đã đàm phán được những vấn đề khác trong hiệp định TPP, ví dụ như vấn đề không được hạn chế về Internet. Về nguyên tắc là như thế, nhưng Việt Nam đã thành công đưa ra được những đặc thù về văn hóa, về thuần phong mỹ tục và cả về vấn đề an ninh quốc gia, cho nên cũng sẽ vẫn có những sự hạn chế và giám sát Internet nhất định”.

Về phần luật sư Nguyễn Văn Đài, một trong những sáng lập viên của Hội Anh em Dân chủ, trả lời RFI từ Hà Nội, cho biết là Việt Nam sẽ chỉ cho phép các công đoàn cơ sở ở từng xí nghiệp, nhà máy, chứ không chấp nhận một tổ chức công đoàn độc lập cấp toàn quốc:

“Theo thông tin tôi biết được, Việt Nam đã chấp nhận cho phép thành lập công đoàn cấp cơ sở ở từng xí nghiệp, nhà máy và phía Hoa Kỳ đã chấp thuận điều đó. Hiện nay thì ở Việt Nam có Tổng liên đoàn lao động Việt Nam, bao trùm từ cấp cơ sở cho đến trung ương, nhưng theo hiệp định TPP thì Việt Nam chỉ chấp nhận cho phép các tổ chức công đoàn độc lập cấp cơ sở. Các tổ chức công đoàn ở các nhà máy khác nhau thì không được liên kết với nhau hay là không có một tổ chức trung ương của các công đoàn độc lập ấy.

Hiện nay, Việt Nam đã Luật Công đoàn để điều chỉnh Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam. Nhưng để cho phép lập công đoàn độc lập thì tôi không biết là Quốc hội và chính phủ Việt Nam sẽ chọn xây dựng một luật mới cho các công đoàn độc lập cơ sở hay sẽ lồng ghép các công đoàn ấy vào luật về hội đang được Quốc hội dự thảo và chuẩn bị đưa ra thảo luận tới đây, hoặc là họ sửa lại Luật Công đoàn”...”

Dù vậy, RFI cũng nói, Luật sư Nguyễn Văn Đài cũng tin tưởng là đối với Việt Nam, hiệp định TPP sẽ có những tác động chính trị, xã hội nhiều hơn là so với việc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới trước đây.

Tóm lại, CSVN sẽ trì hoãn và hạn chế bằng nhiều cách. Đầu tiên là làm khó ở thủ tuc lập công độc lập, và công đoàn độc lập chỉ cho ở cấp cơ sở, nghĩa là riêng từng nhà máy, không cho nối kết công đoàn khác.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.