Hôm nay,  

Biển Đông: Mỹ-TC Đánh Nhau?

02/10/201500:00:00(Xem: 6218)

Ngay ngày đầu, trạm đầu dừng chân trong chuyến công du Mỹ, ngày 22/9 trong một cuộc gặp gỡ giới doanh gia Mỹ ở Thành phố Seatle, Chủ Tịch Tập cận Bình của TC oang oang lên tiếng kêu gọi Mỹ chấp nhận “một mô hình quan hệ mới” giữa Bắc Kinh và Washington, nếu không, sự đối đầu là một “đại họa cho cả đôi bên và cho toàn thế giới”.

Thời đại Tập cần Bình là thời đại TC ngoại giao theo kiểu nước lớn. TC chấm dứt tư tưởng của Chủ Tịch Đặng tiểu Bình, một lãnh đạo CS thực dụng tin “mèo trắng mèo đen con nào bắt được chuột cũng tốt”, nên chủ trương «Thao quang dưỡng hối», tức là «che giấu năng lực, ẩn mình chờ thời» được TC áp dụng suốt ¼ thế kỷ vừa qua. Bây giờ Chủ Tịch Bình bắt đầu thời đại của mình theo tư tưởng của Tập cận Bính là «Nâm phấn uy phát», nghĩa là «đấu tranh giành kết quả» theo kiểu nước lớn với giấc mộng Trung Hoa bá chủ, thượng tôn dân tộc Đại Hán không chấp nhận trật tự thế giới sau Thế Chiến 2 và Chiến Tranh Lạnh, Mỹ là đệ nhứt siêu cường. Vấn đề đặt ra là thử phân tích xem Trung Cộng và Mỹ có đánh nhau không vì vấn đề Biển Đông là một điểm nóng hai bên đang rất căng thẳng gần đây.

Sau chuyến công du Mỹ, Chủ Tịch Bình của TC có những lời nói hăm doạ Mỹ như trên, thì Mỹ điều binh bố trận ở Á châu Thái Bình Dương. Ngày 28-09-2015, báo chí Đài Loan Want China Times, Hàn Quốc và trang mạng thông tin điện tử Douwei (Đa Duy) tại Mỹ loan tải, và Đài phát thanh quốc tế của Pháp chương trình tiếng Việt dẫn các nguồn tin ấy cho biết. Để đối phó với chiến thuật của TC lấn chiếm Biển Đông, Bộ Tư lệnh Thủy quân lục chiến Mỹ tăng cường lực lượng tại Châu Á-Thái Bình Dương, bố trí 15% Thuỷ quân lục chiến Mỹ ở đảo Hawai và bên ngoài hải đảo này. Nhật báo Hàn Quốc Joong An Ilbo, mạng điện tử Đa Duy của một tổ chức người Hoa tại Mỹ cho biết, lực lượng viễn chinh của Hoa Kỳ, với 190.000 quân, sẽ được huy động và phối hợp với Hải quân Mỹ tại Châu Á-Thái Bình dương. 30.000 Thủy quân lục chiến sẽ củng cố lực lượng nòng cốt trong chiến lược «xoay trục». Báo Marines Corps Times của Thủy quân lục chiến Mỹ giải thích, các hoạt động của Trung Quốc tranh giành lãnh thổ ở Biển Đông là nguyên nhân chính làm cho Hoa Kỳ phải tái bố trí lực lượng viễn chinh vào khu vực.

Ngoài ra, nhật báo Hàn Quốc Munhwa Ilbo cho biết thêm, «bốn vũ khí chiến lược» có khả năng trang bị vũ khí nguyên tử sẽ được đưa vào Hàn Quốc hoặc tăng cường cho căn cứ Guam trong tháng 10. Đó là các tàu lặn nguyên tử, hàng không mẫu hạm USS Ronald Reagan, pháo đài bay B2 và chiến đấu cơ tàng hình F-22.

Việc điều quân tinh nhuệ để tăng cường của Bộ Tư Lịnh Thái Bình Dương cho thấy Mỹ không tin lời Chủ Tich Tập cận Bình cam kết với TT Obama rằng TC sẽ không quân sự hóa» các đảo nhân tạo. Nhưng không ảnh, tình báo Mỹ và đồng minh của Mỹ có bằng cớ cụ thể chứng tỏ Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình dứt khoát không nhân nhượng Tổng thống Mỹ Barack Obama trong vấn đề Biển Đông. Hầu như các giới chức chánh trị, quốc phòng, tinh báo Mỹ và dân biểu nghị sĩ lưỡng đảng đều lên án việc Bắc Kinh ráo riết bồi đắp và quân sự hóa đảo thuộc khu vực đang tranh chấp ở quần đảo Trường Sa.

Về chiến tranh Tin học để dối phó với các cuộc tấn công của tin tặc TC, các giới chức hàng đầu quân sự và tình báo của Mỹ trong một phiên điều trần với Thượng viện, bày tỏ sự hoài nghi về một thỏa thuận gần đây với Trung Quốc trong việc ngăn chặn các cuộc tấn công không gian mạng. Và nhận thấy quân đội Mỹ cần phải cải thiện khả năng của mình để ngăn chặn các cuộc tấn công vào mạng máy tính của quân đội, và quân đội đang làm việc để làm cho các đối thủ của Mỹ phải chịu tốn kém hơn.


Mỹ và TC hai bên đều chuẩn bị cho một xung đột võ trang có thế xảy ra. Nếu TC kiểm soát được Trường Sa là TC ở thế thượng phong chiến lược trong khu vực. Nếu hai bên xung đột thì thời điểm mùa hè 2016 là thời cơ thuận tiện cho TC khởi chiến. Vì lúc ấy thời tiết thiên nhiên ở Biển Đông thuận lợi cho các cuôc hành quân trên bộ, trên không lẫn trên biển. Còn ở Mỹ là mùa bầu cử quan trọng 4 năm một lần, sắp giao thời của chánh quyền cũ và mới, phê bình chỉ trích nhau thì nhiều nhưng ít ai quyết định chuyện lớn. Người ta nghĩ TT Obama không khởi chiến trước vì từ nhiệm kỳ hai tới giờ từ Syria, Iran đến Crimea, Ukraine, TT Obama tỏ ra chủ hoà. Ông vẫn cố giữ di sản hoà bình của Ông, Ông cố né để kéo dài thời gian đến khi bàn giao hầu giao quyết định chiến tranh. TT Obama nếu cần sẽ đánh mõ mồm là nghề của Ông để bảo tồn di sản Nobel Hoà Binh của Ông.

Còn TC, Chủ Tịch Bình nhứt định cũng biết người biết ta, cứ đánh võ mồm được cái gì hay cái nấy, chớ không khởi chiến. Phân tích tình hình và sự kiện cho thấy rất khó nếu không muốn nói là không có chuyện Mỹ và Trung Cộng đánh nhau vì Biển Đông, ít nhứt từ nay cho đến thời ký TT Obama bàn giao chánh quyền cho tân tổng thống Mỹ. Về phía TC, hiện tình Biển Đông cho thấy, TC ngang ngược chèn ép, gây hấn, xâm lấn các nước nhỏ mà tránh đụng chạm Mỹ. Giáo sư Carl Thayer, Học Viện Quốc Phòng Úc nhận định 'Trung Quốc sẽ không đối đầu với Mỹ ở Biển Đông', nhưng sẽ tìm các cách loại trừ sự can dự của Washington và cáo buộc ngược các nước cùng có tranh chấp ở Biển Đông. Trung Quốc không muốn đối đầu với Mỹ. Chiến tranh TC-Mỹ nếu có hải quân và không quân là chủ lực. Nhưng TC không có những tàu chiến lớn để tung ra thường xuyên ở khu vực như các hạm đội Mỹ. Hải quân Mỹ mạnh hơn rất nhiều, hải lực của TC chỉ băng 1/4 của Mỹ. Không lực còn tệ hơn nữa.

Kinh tế của TC không nuôi nổi một cuộc chiến tranh có tính vùng hay thế giới. Khi đụng với Mỹ thì việc đầu tiên là con đường tiếp tế, nhập cảng nguyên nhiên liệu và xuất cảng hàng hoá của TC sẽ bị Mỹ phong toả. TC không có nguồn dự trữ nhiên liệu dồi dào, bền vững như Mỹ. Chỉ cần phong toả đường biển của TC vài tháng, là kinh tế TC sụp đổ, TC không còn thế chánh đáng cầm quyền, dân chúng nổi loạn liền.

Tương quan quyền lợi kinh tế, chánh trị giữa hai nước Mỹ và TC này rất lớn, họ nhường nhịn nhau, cùng thoả hiệp để làm bá chủ Á châu Thái Bình Dương- cùng có lợi hơn là đánh nhau.

Về phía Mỹ, Mỹ chỉ tranh thủ bảo vệ quyền tự do hàng hải, hàng không là cái chánh. Mỹ coi hai tự do này là quyền lợi cốt lõi của Mỹ, tức quyền lợi quốc gia, ai xâm phạm Mỹ có thể đối phó bằng quân sự. Chớ Mỹ không có tham vọng đất đai ở Biển Đông như TC. TC có thể tương nhượng cho Mỹ hai tự do này.

Còn TC thì thiết tha với tham vọng đất đai, biển giả ở Biển Đông. TC cần tài nguyên trong biển và dưới biển vùng này để nuôi dưỡng nền kinh tế TC. TC cần vị trí chiến lược của Hoàng Sa và Trường Sa để bảo đảm an ninh con đường chuyên chở hàng hoá TC xuất cảng và nguyên liệu TC nhập cảng.

Quyền lợi TC và Mỹ không đối kháng sanh tử vì Biển Đông. Chủ tịch Tập cận Bình đã ca bài ca Hồ Quảng Thái Bình Dương đủ rộng cho Mỹ và TQ. TT Obama cũng ca bản nhạc Jazz, Mỹ không đứng phía bên nào trong các cuộc tranh chấp biển đảo./.(Vi Anh)

Ý kiến bạn đọc
02/10/201514:24:01
Khách
Chúng ta không phải chờ đến chiến tranh giữa Trung Quốc và Mỹ thì mới làm, điều chúng ta có thể làm là cộng đồng chúng ta với cộng đồng Philippines, Japanese, Taiwanese, ....tẩy chai hàng Trung Quốc. Chúng ta tạo một quỹ để quãng cáo about dead by China với cộng đồng người Mỹ. Nếu Trung Quốc không bán hàng được là tự chết thôi.
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.