Hôm nay,  

Vị Trí Chiến Lược Của Đảo Hòn Khoai

30/09/201523:05:00(Xem: 8661)

VỊ TRÍ CHIẾN LƯỢC CỦA ĐẢO HÒN KHOAI




MỤC LỤC


  1. TỔNG QUÁT

  2. CẢNG NƯỚC SÂU HÒN KHOAI

  3. KÊNH KRA

  4. KẾT LUẬN



  1. TỔNG QUÁT

Ngày 20/8/2015, trên mạng Vietbao Online có đăng bài “Hòn Khoai Tới Kênh Kra”. Đây là một đề tài có tính cách chiến lược nên người viết nghiên cứu thêm về hai dự án này để có nhận xét và kết luận rõ ràng hơn.


blank


  1. CẢNG NƯỚC SÂU HÒN KHOAI


Hòn Khoai (tên cũ: Đảo Giáng Hương, Ile Independence, Poulo Obi) là tên một cụm đảo thuộc tỉnh Cà Mau. Đảo cách đất liền 14.6 km, nằm về phía tây nam thị trấn Năm Căn thuộc huyện Ngọc Hiển.

Quần đảo bao gồm 5 hòn đảo sát nhau: Hòn Khoai, Hòn Sao, Hòn Đồi Mồi, Hòn Đá Lẻ, Hòn Tương với tổng diện tích 4 km². Đảo cao nhất có độ cao 318 m. Hòn Khoai là đảo đá, đồi và rừng nguyên sinh còn gần như nguyên vẹn với nhiều loại gỗ quý, nhiều nhất là gỗ sao và một quần thể động thực vật phong phú, phong cảnh thiên nhiên hoang dã lôi cuốn du khách. Từ Cà Mau du khách đi đến làng đánh cá Trần Đế (làng cực Nam của tổ quốc trên đất liền), và đổi thuyền đi tiếp ra đảo Hòn Khoai. Trên đảo có một tháp hải đăng. Cư dân sinh sống chủ yếu bằng nghề đánh cá. Hiện đang có dự án du lịch sinh thái đảo Hòn Khoai, rộng 700 ha do nước ngoài tài trợ.

blank


ĐỀ NGHỊ


Ngày 16-6-2015, UBND tỉnh Cà Mau đã có tờ trình gửi Thủ tướng Chính phủ về việc này, do Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau, ông Phạm Thành Tươi ký. Tờ trình cho biết UBND tỉnh Cà Mau đã đề nghị Công ty International Bechtel Co Ltd (Mỹ) phối hợp với Công ty CP Phát triển Cảng trung chuyển container quốc tế Vân Phong lập báo cáo khả thi (FS) về dự án cảng biển tổng hợp Hòn Khoai làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà đầu tư theo hình thức công - tư; dự kiến FS sẽ được hoàn thành trong năm 2016.

Tờ trình này cũng đề nghị Thủ tướng “chấp thuận chủ trương đầu tư và chỉ định nhà đầu tư là Công ty TNHH Xây dựng – Thương mại – Du lịch Công Lý thực hiện dự án Cảng biển tổng hợp Hòn Khoai”.

Lý do chọn đơn vị này, theo UBND tỉnh Cà Mau: “Ngày 20-4-2015, Công ty TNHH Xây dựng – Thương mại – Du lịch Công Lý có tờ trình xin chủ trương đầu tư xây dựng hệ thống cảng biển nước sâu Hòn Khoai, với nguồn vốn đầu tư được vay từ Ngân hàng Xuất nhập khẩu Hoa Kỳ”. Và “Công ty TNHH Công Lý là nhà đầu tư có năng lực, kinh nghiệm, đã đầu tư hoàn thành đưa vào hoạt động Nhà máy xử lý rác thải thành phố Cà Mau, Nhà máy Điện gió Bạc Liêu và đang chuẩn bị thực hiện đầu tư dự án Nhà máy Điện gió Khai Long, tỉnh Cà Mau”.

Theo Phó văn phòng UBND tỉnh Cà Mau Trần Hiếu Hùng, tờ trình của Công ty TNHH Công Lý, do Tổng giám đốc Tô Hoài Dân ký, đề nghị UBND tỉnh Cà Mau chấp thuận cho công ty đầu tư vào bốn lĩnh vực sau:

(i) Xây dựng hoàn chỉnh Cảng nước sâu Hòn Khoai với tính chất là cảng trung chuyển quốc tế khu vực ASEAN, công suất 1.5 triệu TUE/năm, đáp ứng tàu có trọng tải 250,000 DWT.

(ii) Xây dựng khu kinh tế tổng hợp rộng 70 hecta tại xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, bao gồm khu thương mại tổng hợp, khu công nghiệp, hệ thống kho bãi và khu cảng sông.

(iii) Xây dựng cầu dẫn nối liền cảng Hòn Khoai vào khu kinh tế tổng hợp này với bốn làn đường sắt dài 50 km.

(iiii) Xây dựng hoàn chỉnh Khu du lịch Mũi Cà Mau rộng 1,000 hecta thành khu du lịch cấp quốc gia trên nền tảng kết hợp các khu du lịch sinh thái Hòn Khoai, Khai Long và Mũi Cà Mau.

Tổng vốn đầu tư ghi trong tờ trình cho bốn dự án này là 3.5 tỉ đô la Mỹ, không thấy tách riêng vốn cho từng dự án. Nguồn vốn, “10% vốn doanh nghiệp, 90% vốn vay Ngân hàng Xuất nhập khẩu Hoa Kỳ”.

Trong công văn do Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải ký ngày 15-7-2015, Thủ tướng yêu cầu “UBND tỉnh Cà Mau thực hiện các thủ tục liên quan đến chuẩn bị thực hiện dự án đầu tư theo ý kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư” và “Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn UBND tỉnh Cà Mau thực hiện việc thẩm định, phê duyệt đề xuất dự án và triển khai các bước tiếp theo của dự án theo quy định tại Nghị định số 15/2015/NĐ-CP ngày 14-2-2015 về đầu tư theo hình thức đối tác công - tư”.
.

blank

QUY HOẠCH

Thời gian tới, khi VN phải nhập than để phục vụ nhà máy nhiệt điện, thị trường vận tải biển thế giới sau suy thoái sẽ có bước phát triển kỳ lạ trong cuộc cách mạng quản lý theo mô hình logistics với mỗi quốc gia nằm trong mắt xích phân phối toàn cầu. Thấy được yêu cầu của thị trường thế giới, thấy được lỗ hổng của hệ thống cảng biển VN, N&M Commodities, doanh nghiệp kinh doanh than của Úc muốn bán than cho VN đã tìm được địa điểm xây dựng cảng tổng hợp ở thuộc vùng nước phía Đông Nam ở khu vực gần đảo Hòn Khoai, Cà Mau, cách bờ biển khoảng 17 km, cách trung tâm thị trấn Năm Căn khoảng 42 km. Với hình thức đầu tư: đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Tổng vốn đầu tư (cho hạng mục cảng, tuyến cầu dẫn, khu liên hợp, khu cảng sông): dự kiến ít nhất khoảng 3.5 tỷ USD Mỹ (không bao gồm chi phí cho thiết bị). Nhà đầu tư là N&M Commodities Pty Ltd (NMC), Úc. JSC đóng vai trò là đối tác tại Việt Nam của Nhà đầu tư.

Về quy mô:

- Khu bến chính: Nạo vét để phun tạo bãi, tạo vũng quay trở, luồng vào, xây đê chắn sóng; Xây dựng 12 bến cho loại tàu 250,000 DWT (Capesize), trong đó có 2 bến cho nhập than, 2 bến cho hàng lỏng (sản phẩm xăng dầu và khí hóa lỏng), 2 bến hàng rời, 5 bến cho hàng tổng hợp/container, 01 bến cho tàu RO-RO/container; 12 bến tiếp chuyển, có thể đáp ứng cỡ tàu từ 5,000 DWT đến 100,000 DWT (Panamax, Handymax, Handy size,…); 23 bến tàu dịch vụ (hoa tiêu, lai dắt, cứu hộ, biên phòng, an ninh…);

- Khu kinh tế tổng hợp trong đất liền với diện tích khoảng 64 km², bao gồm 6 khu chức năng chính: khu chuyển tải dầu, khu lọc hóa dầu, khu công nghiệp, khu thương mại, khu liên hợp (Intermodal), Khu cảng sông.

- Tuyến cầu dẫn từ cảng vào khu kinh tế tổng hợp có dạng 4 làn đường sắt đôi hình ống OOOO--OOOO) từ cảng vào khu kinh tế tổng hợp (tổng chiều dài khoảng 45.5 km) để tạo thành một hệ thống đồng bộ. Tất cả các hàng hóa xuất nhập qua cảng sẽ được vận chuyển trong hệ thống container đặc biệt, được vận hành tự động trên tuyến cầu dẫn với tốc độ cao (80 km/giờ).

Về quản lý và khai thác cảng:

- Quản lý Nhà nước: Chính quyền cảng (Hon Khoai Port Authority - HKPA) sẽ được thiết lập, nhằm quản lý và báo cáo với các cơ quan chức năng, quản lý về biên phòng, an ninh, hải quan xuất nhập cảnh…; nguồn thu của Chính quyền cảng là từ phí và lệ phí. Điều lệ hoạt động của Chính quyền cảng sẽ được công bố sau.

- Quản lý cảng: Công ty quản lý cảng (Project Strata Plan Management Corporation -PSPMC) sẽ được thành lập từ các Nhà sáng lập dự án (gồm có Nhà đầu tư N&M Commodities Pty Ltd và VIP., JSC) để quản lý và điều phối tất cả mọi hoạt động và công việc liên quan trong quá trình phát triển Dự án từ bước làm Nghiên cứu khả thi cho đến tài chính, thiết kế và xây dựng, quản lý Dự án, xây dựng và chuyển giao cho Chủ sở hữu thực của cảng (Owners Corporation) và quản lý tổng thể. Điều lệ của Công ty quản lý cảng sẽ được công bố sau.

- Khai thác cảng: Công ty khai thác cảng (Hon Khoai Port Owner Corporation- HKPOC) do các Chủ sở hữu thực và những người thuê cầu bến thành lập để khai thác các khu bến than, dầu khí, hàng rời, bến RO-RO và bến container. Điều lệ của Công ty khai thác cảng sẽ được công bố sau.

VAI TRÒ CỦA CÔNG TY BECHTEL (HOA KỲ) VÀ TẬP ĐOÀN N&M COMMODITIES (ÚC)

Trong buổi làm việc với Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) ngày 12/1/2015, tại Hà Nội, Công ty Bechtel (Mỹ) đã ngỏ ý muốn đầu tư vào dự án về dự án cảng Hòn Khoai của tỉnh Cà Mau.

Theo thông tin từ Bộ GTVT, trong buổi làm việc với Bộ GTVT, ông Mark Argar, Quản lý dự án của Công ty Bechtel (Mỹ), cho biết Công ty Bechtel mong muốn đầu tư vào cảng Hòn Khoai là cảng cửa ngõ để đưa than đá vào phục vụ cho các nhà máy nhiệt điện ở ĐBSCL …

Ông Mark Argar cho biết, Công ty Bechtel đã ký kết hợp đồng với Công ty Vân Phong và mong muốn có thể sớm thực hiện nghiên cứu khả thi dự án.

Về phía Bộ GTVT, Bộ trưởng Đinh La Thăng cho rằng phía công ty cần xem xét thị trường khu vực này khi quyết định đầu tư. Theo ông Thăng, đối với cảng than thì khu vực này đã có cảng Duyên Hải; còn cảng trung chuyển quốc tế thì đã có cụm Cảng Cái Mép - Thị Vải. Hiện nay, Bộ GTVT đang triển khai dự án đầu tư xây dựng công trình luồng cho tàu biển trọng tải lớn vào sông Hậu nên cảng chính của khu vực lại là cảng Cần Thơ.

Bên cạnh đó, việc kết nối giao thông đường bộ giữa cảng với khu vực ĐBSCL quy hoạch trước năm 2020 chưa có đường cao tốc. Theo nhu cầu trước năm 2020 chỉ đầu tư đường cao tốc từ TP.HCM đến Cần Thơ. Còn từ Cần Thơ đến Cà Mau sau năm 2020 mới đầu tư. Ông Thăng đặt câu hỏi: nếu hàng hóa nhập khẩu về thì vận chuyển lên phía trên bằng gì?

Trang thông tin điện tử của Bộ GTVT dẫn lời ông Thăng rằng: “Nếu công ty Bechtel làm được thì sẽ giúp cho cả vùng cực Nam của Việt Nam phát triển. Nhưng chúng tôi cũng không mong muốn nhà đầu tư đầu tư xong lại không hiệu quả.”

Ông Thăng đề nghị phía Công ty Bechtel cần tính toán kỹ về thị trường, hạ tầng giao thông kết nối, khu logistics … trước khi đầu tư dự án.

Trước đó vào tháng 9-2013, Cục Hàng hải Việt Nam và Tập đoàn N&M Commodities (Úc) đã thảo luận về việc đầu tư dự án cảng Hòn Khoai của tập đoàn này.

Khi đó, Tập đoàn N&M Commodities đề xuất xây dựng 24 cầu cảng, trong đó có 12 cầu cảng có thể tiếp nhận tàu đến 250,000 tấn phục vụ cho việc nhập khẩu than cho các nhà máy nhiệt điện, 12 cầu cảng khác phục vụ cho mục đích chuyển tải hàng hóa khác.

Theo tính toán của tập đoàn này, dự án có tổng mức đầu tư 3.5 tỉ đô la Mỹ, thời gian xây dựng dự kiến từ 2014-2016 và cuối năm 2017 có thể đưa vào khai thác.


Khu vực biển tại cụm đảo Hòn Khoai tỉnh Cà Mau có độ nước sâu khoảng 15m, có thể xây dựng cảng nước sâu.



  1. KÊNH KRA

blank

ĐỊA LÝ

Eo đất Kra là một dải đất hẹp chạy dài theo hướng Bắc-Nam, nối bán đảo Malay với lục địa châu Á. Phần phía Đông của eo đất Kra thuộc Thái Lan và trông ra vịnh Thái Lan. Phần phía Tây thuộc Myanma (vùng Tanintharyi) và trông ra biển Andaman. Về mặt địa chất, eo đất Kra có thể xem là đoạn trũng của một dãy núi chạy từ Hymalaya xuống bán đảo Malay. Phía Bắc đoạn trũng là dãy Phuket, còn ở phía Nam là dãy Titiwangsa. Chỗ hẹp nhất của eo đất này, tại nơi giữa vùng cửa sông Kravịnh Sawi, là 44 km và điểm cao nhất tại nơi này là 75 m so với mặt biển.

Thời cổ, eo đất có tiếng là nơi khai quặng thiếc. Về mặt địa hình đây cũng tiện làm tuyến giao thương Đông-Tây giữa vịnh Thái Lanbiển Andaman. Năm 1677, người Pháp đã đưa ra ý kiến đào con kênh tại nơi hẹp nhất của eo đất này để thông hai biển Andaman và vịnh Thái Lan. Tuy nhiên, với kỹ thuật đương thời thì ý tưởng đó không thực hiện được. Năm 1773, để tăng cường khả năng phòng thủ đất nước từ phía biển Andaman, vua Rama I của Thái Lan đã sai em trai nghiên cứu kế hoạch đào một con kênh, song kế hoạch này cũng không thành hiện thực. Đầu thế kỷ 18, công ty Đông Ấn Anh cũng có dự định đào một con kênh, song không tiến hành thực hiện. Năm 1882, Ferdinand de Lesseps, Tử tước xứ Lesseps, người đã chỉ huy đào kênh Suez, tới thăm eo đất Kra và hứa sẽ giúp đào kênh này. Tuy nhiên, vào năm 1897, Anh không muốn cảng Singapore bị mất ưu thế, nên đã cùng với Thái Lan ký một hiệp ước quyết định không đào kênh qua eo đất Kra.

Sang thế kỷ 20 năm 1973, Mỹ, Pháp, Nhật Bản và Thái Lan thỏa thuận sẽ dùng bom nguyên tử để đào kênh qua đây, nhưng kế hoạch cũng bị hủy bỏ, không thực hiện. Năm 2005 thì Trung Quốc ngỏ ý muốn hợp tác với Thái Lan tiến hành dự án đào kênh qua eo đất Kra với chi phí 20 tỷ đôla Mỹ.

TIN TỨC TỪ PHÍA TRUNG QUỐC

Về phía Trung Quốc chỉ có một nguồn tin của Channel News Asia, phiên bản điện tử tiếng Anh của kênh Asian TV News (Singapore)

Link: http://www.wantchinatimes.com/news-s...00069&cid=1101

China and Thailand recently agreed in Guangzhou on a canal project through the Kra Isthmus, the narrowest part of the Malay peninsula in southern Thailand, which means the project, in the pipeline for years, may start construction soon, according to the website of Hong Kong-based Oriental Daily.

The agreement follows on from efforts by China to hammer out the implementation of its New Silk Road Economic Belt and 21st Century Maritime Silk Road initiatives, with the ongoing push to establish a China-Pakistan economic corridor and a Sino-Russia high-speed rail project. When the canal of over 100 kilometers in length opens, ships will be able to pass from the Gulf of Thailand in the Pacific directly into the Andaman Sea in the Indian Ocean, cutting down the current route by at least 1,200 kilometers, the website stated.

Guangzhou Agreement

At the research and investment cooperation talks in Guangzhou, China and Thailand signed a memorandum of understanding on the canal project, according to the website. The project, expected to begin construction soon, will likely take ten years to complete and will cost US$28 billion. The canal will mean that oil transport ships and merchant ships travelling from the Middle East to China will no longer have to pass through the Strait of Malacca.

The Strait of Malacca is a an important maritime passage and especially important for China's oil supply, as 80% of China's oil comes from the Middle East and Africa and 80% of this has to pass through the strait, where pirates pose a constant threat to China's oil supply.

Liang Yunxiang, a professor at the School of International Studies of Peking University told the website that the memorandum of understanding suggests that China is going to be the main driver behind the opening of the canal, which has important political and strategic significance. Liang said the project will help strengthen China's cooperation with the Association of Southeast Asian Nations (ASEAN) Free Trade Area at the same time as ridding itself of its reliance on the Strait of Malacca. It will also cut short the route ships have to take, cutting the time taken by two to five days and consequently reduce costs and boost the development of ports in Hong Kong and the mainland. Liang said, however, that there are also political risks to the project, as it is subject to the political climate of countries in Southeast Asia and US-Thai relations.

Another motive behind the project is China's fear that the US could blockade the Strait of Malacca, cutting off the country's oil supply, according to the website.

Macau-based military analyst Huang Dong said that the canal will also improve the PLA Navy's ability to react to international incidents. The PLA Navy recently evacuated citizens of several countries from Yemen, for example, after the civil war there escalated.

Li Zhenfu, a professor at Dalian Maritime University, stated said that as Chinese companies will participate in the project, China will likely be granted some level of authority over the canal and may even be able to negotiate to refuse passage through the canal to warships from certain countries, increasing China's influence in Southeast Asia.

The idea for the canal, which will be the largest in Asia on its completion, is said to have first emerged in the 17th century and over 100 years ago it was formally proposed by Chulalongkorn, king of Siam. The costs were too much for Siam to bear, however, and the project was later delayed by the two world wars of the 20th century.

The current proposal is for a two-way 25 m deep canal measuring 102 km in length and 400 m wide. The Panama Canal is only 15 m deep and it measures only 304 m at its widest point.

References:

Liang Yunxiang 梁雲祥

Li Zhenfu 李振福

TIN TỨC TỪ PHÍA THÁI LAN

Quan chức Thái Lan phủ nhận thông tin Bangkok đã ký một thỏa thuận với Bắc Kinh để xây dựng kênh đào tại Kra Isthmus, cho phép tàu biển không phải qua eo biển Malacca.

Những tin tức từ phía Trung Quốc cho thấy chính phủ Thái Lan và Trung Quốc đã ký kết biên bản ghi nhớ (MoU) tại Quảng Châu, cho phép Trung Quốc xây dựng kênh đào ở điểm hẹp nhất của bán đảo Malay ở phía Nam Thái Lan. Nếu được xây dựng, công trình này sẽ cho phép tàu từ Ấn Độ Dương tiến vào vịnh Thái Lan và ra Thái Bình Dương, qua đó không phải đi qua eo biển Malacca.

Theo một số thông tin, dự án Kênh đào Kra sẽ mất khoảng 10 năm để hoàn thành và sẽ tiêu tốn chi phí 28 tỉ USD. Thời gian xây dựng kênh có thể rút ngắn xuống còn 7 năm, nhưng phí tổn sẽ tăng lên 36 tỉ USD. Tuy nhiên, một quan chức của Bộ Giao thông Thái Lan cho biết dự án này vẫn chưa được chính phủ xem xét.

Tuần trước, một nguồn tin giấu tên tiết lộ rằng Trung Quốc sẽ tiếp tục đàm phán để có thể thực hiện dự án xây dựng kênh đào Kra, mặc dù tên gọi của công trình sẽ được thay bằng tên khác. Tuy nhiên, “Hiện tại Thái Lan nhiều khả năng sẽ không đồng ý thực hiện dự án, do chúng tôi lo ngại nó sẽ ảnh hưởng đến an ninh quốc gia”. Mặc dù người này không loại trừ khả năng dự án sẽ được giao cho các công ty tư nhân, nhưng “dự án Kênh đào Kra sẽ chưa thể trở thành hiện thực trong tương lai gần”. Bộ Ngoại giao Thái Lan cũng khẳng định rằng chính phủ Thái Lan và Trung Quốc vẫn chưa có thỏa thuận chính thức về vấn đề này. Theo tiến sĩ Panitan Wattanayagorn, cố vấn an ninh của Phó Thủ tướng Prawit Wongsuwan, tin tức từ phía Trung Quốc có thể là do nhầm lẫn.

Hội đồng Kênh đào Kra tại Thái Lan gồm những doanh nhân và các cựu quan chức, chuyên thực hiện khảo sát để đánh giá tính khả thi của việc xây dựng. Tuy nhiên, chính phủ Thái Lan và Trung Quốc chưa hề chính thức công bố bắt đầu dự án. Mặc dù rất nhiều lãnh đạo của Thái Lan kể từ thế kỷ 17 đã coi dự án Kênh đào Kra là một tuyến đường hàng hải thay thế eo biển Malacca, kết nối Ấn Độ Dương và vịnh Thái Lan, dự án chưa bao giờ được thực hiện do chi phí quá cao và có thể gây hại đối với cộng đồng người dân cũng như môi trường sinh thái ở miền Nam Thái Lan.
.

blank


KẾT LUẬN


Cho đến bây giờ, chưa có một thông tin rõ ràng nào về dự án kinh đào Kra. Hai yếu tố phải suy nghĩ đến về dự án này:


  1. Vị thế chiến lược của Singapore: Dù rằng chỉ là một đảo quốc với 7 triệu dân, GDP của Singapore là 308 tỷ USD, 0.5 phần trăm nền kinh tế thế giới. Hải cảng Singapore là yết hầu từ Ấn Độ Dương qua Thái Bình Dương. Hoa Kỳ và các cường quốc trên thế giới đã đầu tư rất nhiều vào đảo quốc này. Nếu có kinh đào Kra thì tàu bè cũng sẽ miễn qua các hải cảng Singapore như trước giờ -- tiết kiệm vô số chi phí. Nhưng cũng là một kênh đào chiến lược quân sự, vì khi chiến tranh, tuyến đường xuyên từ Ấn Độ Dương tới Biển Đông sẽ ngắn rất nhiều. Sự hình thành của kênh đào Kra sẽ giảm đi vị thế chiến lược của Singapore hiện do Hoa Kỳ nắm phần chính.

  2. Các nước chịu ảnh hưởng sẽ không để Thái Lan thương thuyết riêng với Trung Quốc về dự án này. Nếu khả thi thì dự án này cũng giống như dự án kinh đào Panama, phải do một công ty đa quốc gia do Hoa Kỳ chủ chốt ký với Thái Lan một hợp đồng 99 năm để khai thác kênh đào này. Trung Quốc có thể đóng góp vào dự án nhưng không thể chủ động một mình.


Về dự án cảng nước sâu Hòn Khoai, dự án này có thể triển khai dù có hay không dự án kênh đào Kra. Điều quan trọng nhất là vị trí chiến lược của đảo Hòn Khoai.  Nếu cảng nước sâu Hòn Khoai có thể mở rộng cho một Căn cứ Hải quân và 1 đài kiểm báo tầm xa khoảng 200 hải lý thì Việt Nam có thể kiểm soát các lộ trình huyết mạch từ Singapore, kinh đào Kra, một phần vịnh Thái Lan, thềm lục địa Đông Nam Việt Nam. Vấn đề quan trọng nhất là xem xét tính cách khả thi của dự án nhất là vấn đề tài chánh để có sự đồng bộ với những dự án phát triển đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam.


THAM KHẢO

  1. Các Websites tiếng Anh và tiếng Việt.

  2. Mạng Wantchinatimes.com

Hồ sơ: NMT-093015-VN-Vi tri chien luoc cua dao Hon Khoai.doc



Nguyễn Mạnh Trí
E-Mail: prototri2012@yahoo.com
Tu chỉnh: 30  tháng 9 năm 2015




.
.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.