Hôm nay,  

Các Tập Đoàn Quốc Doanh Lỗ Do Điều Chỉnh Tỉ Giá, Đòi Dân Gánh

14/09/201500:00:00(Xem: 2292)

SAIGON -- Ba tập đoàn quốc doanh lớn là Điện lực (EVN), Công nghiệp than - khoáng sản (TKV), Dầu khí (PVN) đồng loạt kêu lỗ hàng ngàn tỉ đồng do điều chỉnh tỉ giá, đồng thời đề nghị… tính vào giá thành điện, Tuổi Trẻ (TTO) đưa tin.

Theo thông tin từ Bộ Công thương, phó tổng giám đốc TKV Vũ Anh Tuấn vừa cho biết chênh lệch tỉ giá đã làm các nhà máy nhiệt điện TKV đầu tư phát sinh khoản lỗ đến 1,200 tỉ đồng. Ông Ngô Sơn Hải - phó tổng giám đốc EVN - cũng “kêu” chênh lệch tỉ giá ảnh hưởng đến lĩnh vực điện rất lớn. “Nếu cộng tất cả các con số mà cả TKV và PVN lỗ do tỉ giá thì có thể gấp hơn 10 lần con số 1,200 tỉ đồng” - ông Hải nói.

blank
Công nhân của EVN sửa mạng lưới điện ở khu vực Q. Bình Thạnh.

Tuổi Trẻ dẫn phân tích của ông Hồ Công Kỳ, chủ tịch HĐQT Tổng công ty Điện lực dầu khí (PV Power - thuộc PVN) rằng chênh lệch tỉ giá đã dẫn đến những khoản lỗ không lồ nêu trên do hầu như tất cả các nhà máy điện khi đầu tư đều phải đi vay khoảng 70%, nhiều nhà máy phải vay cả tỉ USD.

Khi giá 1 USD là 21,000 VND thì vay 1 tỉ USD được quy đổi là 21,000 tỉ VND, nhưng khi tỉ giá tăng, 1 USD đổi được 22,000 VND thì nợ của doanh nghiệp tăng ngay lên thành 22,000 tỉ VND (tăng 1.000 tỉ VND). “Nghĩa vụ trả nợ tăng, đồng nghĩa chi phí tăng, giá bán không tăng thì hiệu quả doanh nghiệp giảm, thậm chí lỗ”, ông Hồ Công Kỳ giải thích.

Do vậy, EVN, TKV và PVN đã kiến nghị Bộ Công thương xem xét cho tính khoản chênh lệch tỉ giá này vào giá thành điện.


Từ những năm trước, riêng EVN đã lỗ hàng chục ngàn tỉ đồng cũng do điều chỉnh tỉ giá, và khoản lỗ này đang để phân bổ dần vào những năm sau (hiện EVN vẫn còn đọng lại mấy nghìn tỉ đồng về khoản lỗ này).

blank
Công nhân của EVN sửa mạng lưới điện ở khu vực Q. Bình Thạnh.

Tuổi Trẻ dẫn phản bác của ông Trương Văn Phước, phó chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, cho rằng việc doanh nghiệp kêu lỗ hàng nghìn tỉ đồng do chênh lệch tỉ giá là phiến diện. Bởi doanh nghiệp có vay ngoại tệ với lãi suất thấp chỉ 5%/năm, trong khi đó lãi suất vay tiền đồng bình quân 10%/năm. Chênh lệch lãi suất giữa hai đồng tiền này đã bị doanh nghiệp bỏ qua.

Phần chênh lệch lãi suất tiền đồng và USD đã được doanh nghiệp tính vào lợi nhuận các năm. Nay giá trị phải trả cho việc vay ngoại tệ tăng lên thì doanh nghiệp lại kêu lỗ. Do đó, cần phải phân bổ sao cho hợp lý chứ không thể kêu lỗ được. “Mặt khác, nói việc vay ngoại tệ để đầu tư công trình, dự án bị lỗ do nới tỉ giá là không phù hợp”, ông Trương Văn Phước nhận xét.

Ông Trần Viết Ngãi, chủ tịch Hiệp hội Năng lượng, cũng đồng tình phải xem xét nhiều yếu tố chi phí của các nhà máy điện. “Điều chỉnh tỉ giá không chỉ EVN, PVN, TKV bị ảnh hưởng, mà doanh nghiệp cả nước, người dân cũng bị ảnh hưởng”, vì vậy theo ông Ngãi, EVN cần tính toán chính xác xem tỉ giá khiến tăng chi phí bao nhiêu.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.