Hôm nay,  

Xin Đặc Sứ Lhq Tới Vn Điều Tra Vi Phạm Nhân Quyền

16/08/200000:00:00(Xem: 4151)
GENEVA (VB) - Đọc diễn văn trước LHQ, Ông Võ Văn Ái đã kêu gọi cử đặc sứ LHQ tới VN điều tra về các vi phạm nhân quyền. Toàn văn bản thông báo của ông Ái như sau.

THÔNG CÁO BÁO CHÍ TẠI LHQ GENÈVE NGÀY 16.8.2000
Ông Võ Văn Ái đã yêu cầu gửi Báo cáo viên đặc nhiệm LHQ đi Việt Nam điều tra về đàn áp tự do ngôn luận, về nạn bắt bớ trái phép, và tố cáo nạn lao động cưỡng bức, cùng 9 vụ tịch thu tài sản Phật giáo, phá chùa và đàn áp tự do tín ngưỡng tại Huế.

Tại khóa họp tháng 8 của Phân ban Nhân quyền LHQ lần thứ 52 ở Genève, nhân danh Phó chủ tịch Liên Đoàn Quốc tế Nhân quyền và Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam, ông Võ Văn Aí đã tố cáo trưa ngày 15.8.2000 tình trạng vi phạm nhân quyền nghiêm trọng tại các nước Egypte, Kyrgyzstan, Peru, Bắc Ireland và Việt Nam.

Riêng tại Việt Nam, ông Ái đặc biệt lưu tâm các phái đoàn chính phủ, phi chính phủ và các chuyên gia Nhân quyền LHQ về những vi phạm tự do ngôn luận, tự do tôn giáo, tình trạng bắt bớ trái phép và cưỡng bức lao động. Ông nói:

“Chúng tôi xin nhấn mạnh rằng, từ 1997, nhà cầm quyền Hà Nội dùng Nghị định 31/CP, cái gọi là “quản chế hành chính”, để pháp lý hóa việc bắt bớ trái phép. Trường hợp điển hình là Đại lão Hòa thượng Thích Huyền Quang, Xử lý Thường vụ Viện Tăng Thống, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, năm nay 83 tuổi, vẫn còn bị giam giữ không xét xử từ năm 1982 đến nay. Tháng 7 vừa qua, HT Thích Huyền Quang bị công an hạch xách, hăm dọa, thẩm vấn, vì đã gửi một bức thư cho lãnh đạo Đảng và Nhà nước nhân ngày kỷ niệm 25 năm kết thúc chiến tranh. Qua bức thư này, Hòa thượng kêu gọi Đảng cộng sản lấy ngày 30 tháng Tư làm “Ngày Sám hối và Chúc sinh toàn quốc”. Sám hối về những hành động gây thảm sát qua Cải cách Ruộng đất, Mậu Thân Huế, trong hai cuộc chiến, tại các Trại Cải tạo, và phục hồi danh dự cho những người bị chết oan ức. Hòa thượng cũng kêu gọi ra công tìm thi hài mất tích của hàng trăm nghìn bộ đội miền Bắc và binh sĩ miền Nam, và bồi thường xứng đáng cho các gia đình có con em bị chết hoặc tàn tật. Một cuộc hòa giải dân tộc nhằm tuyên dương “Linh quyền cho người chết, và Nhân quyền cho người sống”.

“Thế mà lời kêu gọi hòa ái ấy lại bị Công an tỉnh Quảng Ngãi xem như một “hành động vi phạm nghiêm trọng” chống Nhà nước. “Vi phạm an ninh quốc gia” là tội tầy trời trong bộ Luật Hình sự của CHXHCN Việt Nam. Việc hăm dọa cộc cằn và thô lỗ của công an đối với Đại lão Hòa thượng Thích Huyền Quang, là một vi phạm trắng trợn quyền tự do ngôn luận.

“Sự kiểm duyệt của Nhà nước càng khắt khe hơn với bộ Luật Báo chí ban hành tháng 5 năm ngoái. Vì bất cứ nhà báo nào cũng có thể bị kết án hoặc bồi thường nặng nề khi loan tin có hại cho cá nhân người khác, dù nguồn tin ấy chính xác. Năm ngoái, Hòa thượng Thích Quảng Độ, Viện trưởng Viện Hóa Đạo, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, viết thư xin ra một nguyệt san Phật giáo. Nhưng nhà cầm quyền không trả lời. Chứng tỏ không có tự do báo chí tại Việt Nam.

“Cũng không có tự do tôn giáo. Những cuộc sách nhiễu, hăm dọa, khủng bố tinh thần hàng giáo phẩm Phật giáo qua các cuộc công an thẩm vấn nhiều tháng qua cho thấy cuộc đàn áp có kế hoạch và quy mô đang chụp xuống Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất. Ngày 11 tháng 7 vừa qua, Thượng tọa Thích Thiện Hạnh, đại diện Tăng Đoàn Thừa Thiên - Huế đã gửi cho nhà cầm quyền địa phương một “Thư nhận định và kiến nghị” nêu lên 9 trường hợp cấm tự do tín ngưỡng, chiếm dụng chùa viện và cơ sở Phật giáo, cũng như không cho tôn tạo các tự viện bị hư nát. Trầm trọng nhất là các trường hợp:

“1. Chùa Quan Âm ở đường Trần Quang Khải, bị Nhà nước chiếm dụng sau năm 1975. Tượng Phật và chuông mõ đem đào đất chôn, kinh sách bị thủ tiêu. Những hoa văn kiến trúc trên các mặt tường chùa bị sơn phết, hủy hoại dấu vết tôn giáo trang nghiêm. Sau đấy, biến chùa thành hợp tác xã thêu ren. Vừa đây, toàn bộ cơ sở chùa Quan Âm bị san bằng thành bình địa để lấy đất cho một công ty Nhật Bản thuê làm trung tâm huấn luyện nghề du lịch;

“2. Đất chùa Long Quang, ở thượng nguồn sông Bồ gần cầu An Lỗ, xã Tứ Hạ, huyện Quảng Điền, bị xói lỡ nhiều năm qua nhiều cơn lũ lụt. Hòa thượng trụ trì Thích Như Đạt phải cho xây bờ kè để giữ đất. Thế mà nhà cầm quyền Thừa thiên - Huế ra văn thư tố cáo chùa Long Quang “lấn đất công, chiếm mặt nước, xây dựng trái phép làm thay đổi dòng chảy, gây xói lở ảnh hưởng đến môi trường sinh thái”; rồi mở chiến dịch nói xấu trên đài Truyền hình Huế gây hoang mang trong quần chúng và chia rẽ Tăng tín đồ Phật giáo;

“3. Trung tâm Liễu Quán, tọa lạc trên đường Lê Lợi, Huế, gồm một xưởng in và một thư viện có 10 nghìn đầu sách. Sau 75, Nhà nước buộc hiến cho nhà cầm quyền địa phương. Nhưng nại cớ là tài sản của Tăng, Ni, Phật tử đóng góp, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất ở Huế từ khước. Sau đó Ban Văn học - Nghệ thuật Thừa thiên đến xin “mượn”. Bị đàn áp, Giáo hội đành “cho mượn” với điều kiện khi nào Giáo hội cần phải hoàn trả. Nhưng cho đến nay, đòi không trả, lại đem Trung tâm Liễu Quán cho Công ty Trần Lâm thuê lấy tiền. 10 nghìn đầu sách gồm kinh sách Phật giáo, các sách nghiên cứu triết học, văn sử học... đã bị đem đốt trong chiến dịch “bài trừ văn hóa đồi trụy”;

“4. Các chùa Từ Hiếu, Phước Thành, Phước Hải, Châu Hoằng Liên xã và Từ Vân bị hư hỏng từ nhiều năm, đặc biệt sau cơn đại lũ lụt năm ngoái. Nhưng các đơn xin trùng tu, tôn tạo, đều bị nhà cầm quyền làm khó dễ hoặc làm ngơ không trả lời;

“5. Việc cúng bái theo nghi lễ Phật giáo được truyền thừa bao nhiêu đời, nay Ủy ban Nhân dân xã Phong Mỹ ra Thông báo số 23/TB tố cáo sự cúng tế của một số chức sắc tôn giáo là “trái với thuần phong mỹ tục” (!);

“6. Công an huyện Phú Vang gửi giấy đòi hai ông Trương Công Đống và Nguyễn Văn Loan đến “làm việc có liên quan” vào lúc 1 giờ 30 đến 2 giờ 30 khuya. Chưa có một quốc gia nào trong thế giới bắt dân đến đồn thẩm vấn vào lúc một, hai giờ khuya, mà cũng không cho biết nội dung sự việc liên quan thuộc vấn đề gì.

Sau khi trình bày sự việc, ông Võ Văn Ái cất lời kêu gọi:
“Trong khóa họp tháng 3 vừa qua, Ủy hội Nhân quyền LHQ đã dùng thủ tục tố tụng ECOSOC/1503 tố cáo CHXHCN Việt Nam vi phạm nhân quyền trầm trọng, liên tục và có hệ thống. Nay Liên Đoàn Quốc tế Nhân quyền và Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam xin Phân ban Nhân quyền LHQ tạo áp lực cho nhà cầm quyền Hà Nội thi hành những điều Báo cáo viên LHQ đặc nhiệm về Bất bao dung tôn giáo khuyến cáo trong bản Phúc trình sau chuyến đi điều tra Việt Nam tháng 10 năm 1998; và chấp nhận, trong thời hạn gấp nhất, cho Báo cáo viên LHQ đặc nhiệm về Tự do ngôn luận và Tổ Hành động chống bắt bớ trái phép đến Việt Nam điều tra”.

Ông Võ Văn Ái cũng đã trao cho các chuyên gia trong Phân ban Nhân quyền LHQ bản “Bạch thư về tình trạng đàn áp nhân quyền tại Việt Nam”. Trình bày một hệ thống độc tài kiểm soát và kềm kẹp nhân dân không cho họ được hưởng các quyền tự do ngôn luận, báo chí, tôn gíao, hội họp, nghiệp đoàn; một hệ thống nhà tù, trại cải tạo, cách giam giữ khắt nghiệt, đặc biệt trong khu tử hình ngày càng đông. Do án tử hình ngày càng gia tăng. Năm 1999 có 194 án tử hình, sáu tháng đầu năm nay đã có 41 án. Ngoài ra còn một hình thức nhà tù không nhà tù theo quy chế “quản chế hành chính” (Nghị định 31/CP) và “quản chế” (điều 30 trong Bộ luật hình sự), thứ nhà tù khổng lồ dành cho tất cả những tù nhân vì lương thức và tù nhân chính trị vừa được đặc xá hay trả tự do từ các trại cải tạo.

Bạch thư cũng tố cáo hiện trạng lao động cưỡng bức theo sắc luật số 15 thông qua vào tháng 11.99 và áp dụng kể từ ngày 1.1.2000, liên quan đến mọi người Việt Nam thuộc lứa tuổi từ 15 đến 35. Mỗi năm họ phải làm không công 10 ngày trên các công trường, đặc biệt là công trình xa lộ xuyên Việt theo Đường mòn Hồ Chí Minh, mà ai cũng cảm thấy vô ích, vì quá xa xỉ, tốn kém đối với một nước nghèo kiết xác, và vì đã có con đường quốc lộ Bắc Nam số 1. Tuy nhiên, ai không đi dân công có thể trả một lệ phí thay thế hoặc thuê người làm thay. Người nghèo càng thêm khổ, chỉ người có máu mặt, kẻ tham nhũng, là yên hàn vô sự trên lưng giai cấp lao động.

Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam nhận định rằng “lệ phí thay thế này tính theo mức thu nhập tối thiểu hợp pháp, hiển nhiên đưa tới tình trạng tầng lớp khá giả không muốn đi lao động cưỡng bức, sẽ tìm thuê người thất nghiệp làm thay với giá rẻ hơn đồng lương tối thiểu, hơn là tự mình trả số lệ phí tính theo lương tối thiểu”, và kết luận: “thứ pháp luật bất công này, phản chống lại điều 8 trong Công ước quốc tế về các Quyền dân sự và chính trị, theo điều này thì “không ai bị cưỡng bức hoặc bắt buộc phải lao động”, cũng như phản chống với ý kiến được công nhận trong các xã hội trên thế giới, theo đó “người lao động phải được hưởng thù lao công minh và thỏa ý”. Thứ pháp luật bất công ấy sẽ dẫn tới sự hình thành khối dân công lao dịch làm nô lệ cho Nhà nước và đào sâu sự bóc lột người lao động trên các công trường tại Việt Nam”. Sắc luật số 15 đến không đúng lúc giữa một đất nước nghèo đói cùng cực và nạn thất nghiệp gia tăng phi mã như Việt Nam.

Làm tại Liên Hiệp Quốc, Genève ngày 16.8.2000
Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
tác giả Đinh Xuân Quân sinh trong một gia tộc Miền Bắc theo Công Giáo từ vài thế kỷ, qua các thời kỳ Quốc-Cộng đảng tranh, Hoàng Đế Bảo Đại, TT Ngô Đình Diệm, Đệ Nhị Cộng Hòa, du học, về VN làm việc, vào tù cải tạo sau 1975, vượt biên, làm một số dự án LHQ giúp các nước nghèo (kể cả tại VN)
Một chiếc máy bay rớt tại South Dakota hôm Thứ Bảy làm thiệt mạng ít nhất 9 người, gồm phi công và 2 trẻ em.
Cảnh sát lập hồ sơ khởi tố Nguyen về tội bạo lực gia đình, say, và 2 tội gây nguy hiểm cho trẻ em. Nguyen được tạm rời nhà tù quận Polk County Jail vào sáng Thứ Sáu 29/11/2019.
Mười người đã bị bắn tại Khu Phố Pháp ở thành phố New Orleans vào sáng Chủ Nhật, 1 tháng 12, theo cảnh sát cho biết.
Diễn cẩn thận từng bước, hết sức chậm rãi đi xuống đồi do bờ triền dốc đứng. Hân đi sau tay phải ôm chặt tay trái Diễn và nửa thân xô nghiêng ép vào người anh.
Như chúng ta biết, đảng SPD (Đảng Dân chủ Xã hội Đức) đã tìm kiếm lãnh đạo mới từ sáu tháng nay. Vào mùa hè 2019, nhà lãnh đạo đảng trước đó Nahles đã từ chức sau các cuộc tranh giành quyền lực nội bộ. Có nhiều ứng cử viên nhưng sau cuộc bầu cử sơ bộ chỉ còn hai cặp vào chung kết.
Hàng triệu người nghèo có thể bị mất phiếu thực phẩm (food stamps) quan trọng theo những thay đổi luật lệ được đề nghị bởi chính phủ Trump.
Con sông Hoàng Hạ chảy xuyên qua trấn Hoàng Hoa quanh năm xanh biếc, nước từ miền tuyết lãnh tan ra nên tinh khiết vô cùng.
Lý do để viết bài này là vì bản thân người viết có sai lầm cần bày tỏ. Tuy rằng sai lầm đã hiệu đính, nhưng cũng cần nói ra, vì Đức Phật đã dạy rằng hễ sai thì nên tự mình bày tỏ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.