Hôm nay,  

Vè Bão Lụt Giáp Thìn ở Lục Tỉnh

27/08/201506:57:00(Xem: 7286)

 

Nhân thời gian có những cơn bão ở biển Đông,

giới thiệu lần đầu tiên một bản văn Nôm

thời sự miền Nam Kỳ Lục Tỉnh cách đây hơn 100 năm:

 

 

Vè Bão Lụt Giáp Thìn ở Lục Tỉnh
 
 
Tác giả: Khuyết Danh
Phiên âm và giới thiệu: Nguyễn Văn Sâm

 

 

       Thơ liên quan đến thời sự ở Nam Kỳ Lục Tỉnh hiện còn rất nhiều nhưng vì phần lớn là những bài văn ngăn ngắn không có tên tác giả nên chẳng được giới nghiên cứu để ý nghiên cứu công phu vì vậy người có dịp chú ý đến loại nầy không nhiều, người biết cũng là phơn phớt, chưa có dịp đi sâu vào nguyên bản. Đầu thế kỷ 20 nổi tiếng nhứt là Thơ Sáu Trọng, Thơ Cậu Hai Miêng, Thơ Thầy Thông Chánh. Những tác phẩm ngắn hơn, nói về những chuyện tầm thường hơn cũng có lưu truyền nhưng phổ biến không rộng rãi như những tác phẩm dài hơi kể trên. Có thể kể là:

Khám Lớn Thơ, Thơ Năm Tỵ, Thơ Nam Kỳ, Thơ Máy Bay, Vè Máy Bay, Vè Vương Sinh Mê Mèo Bỏ Mạng, Vợ Nhỏ Đánh Vợ Lớn Thơ, Thơ Sáu Nhỏ, Vợ Lớn Vợ Bé Đánh Ghen Thơ, Vè Gái Du Giang Hồ, Vè Anh Hà Tiện, Vè Giải Oan cho vợ Chệt, Vợ Chà, Vè Heo Điên Cắn Cô Thợ May,Vè Trời Trồng, Vè Cô Ba, Vè Cô Sáu Đua Xe Máy,Vè Dâu Dữ Bị Trời Hành Tội,  Thơ Tuồng Ông Trượng Tiên Bửu, Thơ Tuồng Thằng Lãnh Bán Heo[1]….

     Đó là những tài liệu sống động cho thấy những hoạt cảnh một thời đã qua hơn trăm năm rồi, với những nét tuy chấm phá nhưng cụ thể, gia công một chút đọc cẩn thận và suy ngẫm trên những chi tiết các bài  nho nhỏ nói trên ta có thể vẽ phác lại cái xã hội Việt vào những năm đầu của thế kỷ trước, lúc giao thời của một xã hội cô lập lâu đời đóng khung trong ảnh hưởng độc nhất của văn hóa Trung Quốc với văn minh Tây Phương.

     Đó là nói chuyện quốc ngữ, về mặt Nôm, tác phẩm liên quan đến thời sự không có cái may mắn như phần quốc ngữ. Hiếm hoi lắm mới gặp được một[2]. Chúng tôi nhờ cơ duyên được sở hữu một bản Nôm viết tay, xuất hiện khoảng đầu thế kỷ 20 gồm 5 tờ chép đầy 10 trang khổ lớn của một bài thơ lục bát dài 226 câu nói về chuyện bão lụt ở Lục Tỉnh năm Giáp Thìn 1904, nay xin phiên âm, giới thiệu và chú giải vài chỗ khó hiểu để cống hiến bạn đọc.

     Bản văn không thấy tựa đề, người chủ trước, ông Nguyễn Văn Thoa ở Sàigòn, năm 2005 nói với tôi rằng rằng mình đã sưu tầm được ở Sađéc, đề nghị đặt tên là Lục Tỉnh Giáp Thìn Bão Lụt Vè, tôi thấy cũng hữu lý nên xin để nguyên[3]. Nhìn chung, bài thơ bình dân về mặt dùng từ, về sự gieo vần, về diễn ý, tổng quát có thể coi như một bài vè, nhưng về mặt nội dung có những điều cụ thể về thời sự lúc nó xuất hiện không dễ gì những bài thơ kiểu nầy, dầu văn chương hơn có thể cung cấp được. Một sự giới thiệu vì vậy rất đáng được bỏ công.

     Phải nói liền là chữ Nôm trong văn bản rất Nam Kỳ, nghĩa là nếu âm theo chữ Nôm được sử dụng trong đó thì có thể bị coi là sai chánh tả vì người viết viết Nôm theo giọng đọc địa phương miền Nam, không phân biệt phần cuối có hay không g, viết bằng c hay t , nhứt là khuynh hướng viết như nói với ít tốn công nhứt (chữ thở dùng cho thuở,chữ tiệt dùng cho tuyệt chẳng hạn…).

     Tuy nhiên như chúng tôi đã nói ở trên, chúng ta chú ý đến những chi tiết thực tế hữu ích về sinh hoạt của người dân lúc bài văn xuất hiện, những điều cụ thể mà người sống thời đó nhìn thấy, cảm nhận.

     Chẳng hạn như quân Pháp đánh Việt Nam đầu tiên vào năm nào, ở địa phương nào, thái độ của quan quân thời điểm lịch sử đó ra làm sao:

t1.        Thốt thôi lại kể đời nay,

Từ năm Đinh Tị[4] Tây rày mới qua,

Ban[5] đầu vô lấy Sơn Chà[6],

Năm sau Gia Định, Biên Hòa, Đồng Nai.

005      Quan trên thiên hạ ai ai,

Dốc đền nợ nước ra tài chiến tranh[7].

    

Lúc đó, trước sự tấn kích của súng đạn Tây Phương các cứ điểm phòng thủ tan vở, quan quân chạy tán loạn, bỏ mặc dân tình trong cảnh đau thương như rắn mất đầu:

Vì đâu nên nỗi giặc Tây tới mình.

Thương thay những kẻ dân tình[8],

Quan quân chẳng có, một mình bơ vơ[9].

    

Ban đầu là vậy, nhưng sau giặc Tây với súng đạn ưu thế của mình, ổn định tình hình, làng tổng được chiêu an để tái lập, dân chúng trở về lại quê nhà sống đời sống an bình như trước đây nhưng bây giờ sinh hoạt dưới sự kiểm soát của chánh quyền chiếm đóng. Giặc Tây- lúc nầy có tên mới là Nhà Nước Đại Pháp- thực hiện những xây dựng phục vụ cho việc cai trị lâu dài. Người dân quê Việt Nam lần đầu thấy những vật lạ mắt, những áp dụng kỹ thuật Tây Phương, họ ngạc nhiên và thán phục:

 

Tỉnh thành chí những quận châu,

Cũng đều lập gác[10], xây cầu xinh thay!

035      Dưới sông tàu chạy rất hay,

Trên bờ xe lửa chim bay khác nào[11].

Rất nhiều phép lạ tài cao[12],

Giăng ra dây thép[13] việc nào cũng hay.

Đường đi ba bốn năm ngày,

040      Ước chừng giây thép đi nay một giờ.

Ví như học phép tiên cơ,

Làm ra những máy binh thư nhiệm mầu[14].

Máy xe, máy ngựa, máy cầu,

Máy đèn, máy nước, máy dầu lạ thay!

045      Áo quần lại có máy may,

Gạo thời máy giả máy xay máy sàng,

 

     Chuyện hành chánh được tổ chức lớp lang theo Tây phương, chẳng hạn như Tòa Án, không còn giao quyền xử phán cho một ông quan theo những xét đoán không mấy khoa học và nhiều cảm tính như từ trước tới giờ:

Ai mà hung dữ lung lăng.

t3.        Phạm vô điều luật đóng trăn[15] bỏ tù.

                                    San đầm, phú lít[16] tuần du,

                                    Đề lao khám tối canh tù nghiêm thay.

                        055      Gian tham trộm cướp đâu rày,

                                    Sát nhơn hung bạo án đày chung thân.

                                    Lập làm tòa án xử phân,

            Việc hình điền thổ có phần bẩm thưa.

    

     Tóm lại, có thể một phần nào người viết đã lóa mắt trước những thay đổi mới nên thán phục quá đáng, nhưng thật sự những thay đổi đó dân chúng cũng hưởng được nhiều tốt lành của đời sống văn minh mới.

     Thế nhưng vào năm Giáp Thìn đời sống bình thường của dân bỗng nhiên bị tai trời ách nước, bắt đầu với sự kiện lạ lùng của mặt trời năm đó:

Tháng ba mười sáu bằng nay,

            080      Mặt trời sao lại khuyết[17] rày một bên.

                        Nhân dân thiên hạ ngó lên[18],

t4.        Cũng điều thấy khuyết một bên rõ ràng.

                        Cỏ cây coi thấy vàng vàng,

                        Ngó ra chẳng khác dặm đàng sương sa.

            085      Mặt trời vừa mới xế qua,

                        Mờ mờ như thể trời đà hoàng hôn[19].

    

     Rồi thì mưa to gió lớn, nhà sập, đất lỡ, nghĩa là bão đến mà không ai biết trước kể cả chánh quyền, chẳng ai đề phòng nên tai họa rất khủng khiếp:

Trời mưa nổi nước minh mông,

                        Lúa rê chẳng đặng ngâm chùng mộng ra.

            095      Tới ngày mười sáu tháng ba,

                        Từ từ gió tới tưởng là trận dông.

                        Nặng nề tại xứ Gò Công,

                        Nhà thời sập hết chẳng không cái nào.

                        Dưới sông nổi sóng ba đào,

            100      Ghe  thuyền đâu mất nơi nào bặt tăm.

                        Trên bờ cây ngã ầm ầm,

            Mới hay là bão: ruột tầm héo don[20].

    

Nhiều cảnh tượng thương tâm diễn ra, bài văn mô tả rất cụ thể với người chết thây trôi tấp vô chỗ nầy chỗ khác, thi thể lõa lồ, đất sạt lỡ biến mất:

                        Mười phần còn một là may,

                        Chín phần bị sóng xẩy tay[21] chết rồi.

                        Lỏa lồ[22] thân thể thương ôi,

                        Linh đinh sóng dập gió dồi biết bao.

                        Giang hồ có chỗ nào cao[23],

            120      Thây trôi tấp lại biết bao nhiêu người.

                        Trẻ già nào biết mấy mươi[24],

                        Gò Công ra biển hết mười ba thôn[25].

                        Thây thời chẳng có ai chôn,

                        Người còn sống lại hết hồn thất kinh.

     Trong cảnh tang thương đó, có một ông Đốc Phủ, tuy là người quyền chức nhưng đầy lòng nhơn từ đã giúp đở việc chôn cất người chết, không có gì, chỉ cung cấp chiếu để bó thây thi thôi, nhưng cũng là số rất lớn, tốn kém:

Có quan lớn Đốc Phủ Tư[26],

Vợ chồng ăn ở nhơn từ xưa nay,

Sai quân chở đệm về rày,

Một người một chiếc hết nay ba ngàn[27].

145      Cảm thương mấy chú dân làng,

Thở hơi nực mũi thảm càng xiết chi[28].

Một hầm năm bảy cái thi,

Đua nhau xuống đó lấp đi cho rồi.

     Không phải một mình quan Đốc Phủ Tư, còn có những viên chức nhỏ hơn, ở cấp làng xã thôi, nghĩa là rất thấp trong hệ thống hành chánh, nhưng đầy thiện tâm trong việc xuất phát tiền bạc để giúp nạn dân. Nếu chúng ta liên tưởng đến những hành vi đê tiện trong việc lợi dụng chức vụ để ăn xới ăn bớt hay phân phát không công bình thời nay khi có thiên tai thì người xưa thiệt là đáng khen:

Có thầy Cai Trí Vĩnh Long,

Chức làm Cai Tổng ở trong Ba Kè.

Vợ chồng khi ấy mới nghe,

Chở tiền cùng gạo một ghe cho đầy.

155      Dốc lòng làm phước hội nầy,

Ba Kè lại có một thầy Nhiêu Ninh[29].

Hai người thôi mới đồng tình,

Chở tiền cùng gạo lộ trình ra đi.

Tới nơi xem thấy sầu bi,

160      Trước là làm phước sau thì thương dân.

    

     Vậy mà dân cũng chưa hết nạn, khi bão dứt, mọi người vừa mới tỉnh tỉnh bắt đầu làm ăn trở lại, chưa kịp phục hồi đời sống như trước, vết thương mất mát người thân chưa lành miệng thì tới tháng chín cũng năm đó, bão lại viếng nữa, nước dâng tràn khắp Lục Tỉnh, nghĩa là phải đối phó với một sự tàn phá lớn tiếp theo:

190      Qua rằm tháng chín một lần bão sau.

Sốc Trăng[30], Vàm Tấn, Bảy Xàu,

Bạc Liêu, Rạch Giá, Cà Mau cũng nhiều,

Nước dâng chẳng có bao nhiêu,

Nhà thời cái sập cái xiêu cái còn[31].

195      Việc đời nhiều nỗi thon von…

Năm Giáp Thìn dân Lục Tỉnh gánh hai trận bão, tưởng là qua năm sau dễ thở hơn, ai dè tai nạn lại xảy ra lần nữa, lần nầy tuy là hình thức khác hơn, lúa trồng cũng tốt tươi nhưng tiếc là không thể thu hoạch được, do đất đai bị biến đổi, trong đó có thể là sự nhiểm mặn, sự biến đổi độ acid trong đất…

205      Giáp Thìn[32] nay đã hết rồi,

Bước qua Ất Tỵ[33] lần hồi sẽ hay.

Ai ngờ trời khiến chẳng may,

Lúa thời có bụi bông rày không bông[34].

Người giàu năm bảy chục công,

210      Nghèo thời cấy ít ngoài đồng vàng mơ.

Việc nầy vì bỡi thiên cơ[35],

Nạn dân ách nước bây giờ biết sao!  

    

     Và người dân bỏ làng ra đi, tha phương cầu thực bằng chính đôi tay của mình, không thể ở lại quê nhà để bó tay chịu chết đói do chẳng có đất ruộng cày cấy, chẳng có lúa giống, chẳng có ai mướn ai mượn:

E khi sợ nỗi đói lòng,

Hết tiền hết lúa ai phòng cho vay.

Lo đêm rồi lại lo ngày,

Rủ nhau làm mướn đi rày các nơi.

Ra đi vái Phật vái Trời,

226      Xin cho mạnh khoẻ gặp thời làm ăn[36].

     Vái Trời! Con người ta thiệt là cùng cực mới mới cầu cứu đến Trời!

     Đất nước nào cũng từng chịu đựng những thiên tai, thế kỷ trước khoa học chưa tiến bộ, sự báo động hay phòng ngừa các hiện tượng thiên nhiên dữ dằn chưa có, dân chúng vì vậy khổ sở hơn ngày nay khi bão lụt đến. Bài văn nầy công kích gián tiếp chánh quyền cai trị khi không cho thấy bất cứ một sự giúp đở, săn sóc nào của người Pháp vốn là chủ nhơn ông của nước ta lúc đó đối với dân chúng nạn nhân. Ngoại nhân cai trị thì dân chúng ở thuộc địa là con ghẻ để bị bóc lột và khai thác hơn là được giúp đở để sống tốt, sống ra con người. Tính ngoại nhân ác độc, vô cảm, bàng quan bộc lộ rõ ràng khi sự khai thác chỉ nhằm cho tư lợi của người có quyền chức chớ không vì phúc lợi của người dân.

     Bài văn Nôm trên tuy bình thường về mặt văn từ nhưng vấn đề đặt ra cho độc giả sau khi coi xong không bình thường như ta nghĩ vì chắc chắn là một đau buồn man mác lẩn quẩn trong trí sau đó rất lâu chung quanh những đau thương của dân Việt trong quá khứ và hiện tại. (NVS, Tháng 10 năm 2011)

 



[1] Vè Nam Bộ của Huỳnh Ngọc Trảng sưu tập được phần lớn những vè nầy.     

[2] Trong khi đó loại nầy ở ngoài Nam Kỳ Lục Tỉnh kể ra thì cũng khá bộn: Thơ Ba Cai Vàng, Hà Thành Chính Khí Ca, Hà Thành Thất Thủ Ca, Hạnh Thục Ca, Thơ Giặc Chày Vôi…

[3] Và nhân chỗ nầy cám ơn người đã nhượng tài liệu nầy lại cho tôi. Tôi thích đặt cái tên nhiều tính cách Việt Nam hơn, chẳng hạn Vè Bão Lụt Năm Giáp Thìn ở Lục Tỉnh, nhưng thôi cứ để nguyên như thế.

[4] Đinh Tị 丁巳: 1857

[5] Ban viết bằng bang 邦, viết theo cách phát âm của ngưòi miền Nam.

[6] Chi tiết nầy cũng khá lý thú, mong các nhà viết sử lưu ý và bàn luận.

[7] Ai cũng nô nức đánh giặc. Dân ta không hèn, chỉ vì bao nhiêu năm chịu ảnh hưởng của Trung Hoa, chìm say trong từ chương thơ phú nên yếu kém về mặt võ bị, quân sự.

[8] Những kẻ dân tình 仍几民󰒂: Cách nói xưa, hơi dài dòng, nay ta nói dân tình, dân chúng, dân là đủ. Bản văn viết đầu thế kỷ 20 mà dùng chữ giặc Tây, tác giả cũng thuộc vào loại khá bạo, đáng giá hơn những cách nói tránh né gần đây.

[9] Quan quân tan vỡ hết rồi, chỉ còn dân chúng bơ vơ cho giặc Tây muốn xử sao thì xử.

[10] Lập gác 立阁: Cất dinh thự, nhà lầu. Hầu hết mỗi tỉnh đều được cất vài nhà lầu dùng cho việc hành chánh.

[11] Nhớ tới câu  trong bài ca của quái kiệt Trần Văn Trạch: Trên thì ô tô dưới thời ca nô…, chỉ sự văn minh, sang giàu.

[12] Khi gọi là phép lạ thì người viết đã rất thán phục.

[13] Giăng viết bằng văn 文. Dây thép, tức đánh bằng chữ Morse, gởi tin bằng điện tín chữ Morse tục gọi là đánh dây thép.

[14] Giống như từ phép tiên cơ ở trên, đây là tình cảm phục lăn quá mức của người chưa có ý niệm gì về khoa học, kỷ thuật.

[15] Chữ trăn phải như thế nầy mới chuẩn 榛.

[16] Cảnh sát trước 1975, sau 1975 là công an, gần đây là côn an (người bình dân trong Nam).

[17] Khuyết 缺, bản Nôm quyết 决, do cách phát âm của địa phương miền Nam không phân biệt hai âm nầy. Mặt trời khuyết là nhận thực. Xin ai có tinh thần khoa học kiểm lại coi  năm 1904 ở Nam Ký có nhựt thực chăng, toàn phần hay một phần?

[18] Khác, bản Nôm viết khát 渴.

[19] Hiện tượng nầy dễ hiểu, chỉ là nhật thực một phần mà thôi. Có thời giờ ta có thể kiểm tra hiện tượng nầy theo thời gian và địa điểm đã biết.

[20] Dân chúng trước sự thạnh nộ của thiên nhiên lo buồn quá.

[21] Xẩy tay 𠱊𢬣: Hụt tay. Bị rủi ro.

[22] Bản Nôm viết 課 𡀔, cách Nôm Nam cũng rất thông dụng.

[23] Đất dọc theo bờ sông bờ nước có chỗ nào nên gò nên đống.

[24] Cả mấy chục thây tấp lại chỗ nầy chỗ kia.

[25] Đất sạt lỡ xuống biển tới 13 thôn thì là quá nhiều. Một tai nạn lớn!

[26] Tiếc là chúng tôi chưa đủ điều kiện để biết tên ông Đốc Phủ nhơn từ nầy. Đời xưa đã hiếm, đời nay hạng người như vậy càng hiếm hoi hơn!

[27] Người chết mấy ngàn quả thiệt thảm ngất trời xanh!

[28] Thây thể tan nên thúi, người lo chôn cất rất khó thở. Chữ thở Nôm viết bằng thuở 課.

[29] Như vậy  thì có ba người giúp đở dân với số tiền lớn, chắc chắn còn nhiều hon nữa, lý do họ là thường dân hay tiền bạc góp phần không nhiều nên chẳng được kể ở đây.

[30] Tôi viết Sốc Trăng là viết theo cách xưa, kể cả quốc ngữ và chữ Nôm, viết Sóc Trăng là cách viết mới vài chục năm gần đây.

[31] Tác giả không nói rõ, nhưng có lẽ sập vì gió quá mạnh.

[32] Giáp Thìn 甲辰: 1904.

[33] Ất Tị 乙巳: 1905.

[34] Sau cơn bão đất đai bị nhiễm mặn chăng?

[35] Thiên cơ 天机: Cơ trời, lòng trời muốn như thế đó. Lại đổ thừa cho Trời gây ra nạn dân ách nước!

[36] Thiên hạ rủ nhau đi xứ khác kiếm sống, chẳng khác gì bây giờ, đi cả các nước xa xôi.

.

LỜI MỜI: Kính mời độc giả tham dự buổi ra mắt sách “Tỉnh Mê Một Cõi” nêu trên vào Chủ Nhật 30-8-2015, từ 2:00PM-5:00PM, tại Viện Việt Học, 15355 Brookhurst St #222, Westminster, CA 92683. Sẽ có 3 diễn giả: GS Trần Ngọc Ninh, GS Nguyễn Văn Sâm, và Cư sĩ Nguyên Giác.



.
.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo trang Reuters đưa tin vào 8 tháng 5 năm 2023.
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.