Hôm nay,  

Chiến Lược Lỗi Thời

10/03/200100:00:00(Xem: 4205)
Câu chuyện Hải cảng Cam Ranh đã được nói đến quá nhiều. Mới đây nhân vụ Putin đến thăm Việt Nam và nhiều diễn biến khác, một ý niệm nói chung về chiến lược đã nổi bật trong khung cảnh toàn cầu cũng như cục bộ. Chiến lược thay đổi tùy thời tùy cảnh, chỉ có những kẻ đầu óc mê muội mới ôm lấy những chiến lược đã lỗi thời.

Cam Ranh có lịch sử chiến lược lừng danh trên thế giới từ đầu thế kỷ 20 với chiến tranh Nhật-Nga năm 1904-05. Khi đó Hạm đội Nga hoàng đã từ Âu châu trở về Nga qua đường biển Đông Nam Á để nghênh chiến với Nhật Bản. Nhưng khi về đến eo biển Đối Mã, giữa Cao Ly và Nhật Bản, Hạm đội Nga đã bị Hải quân Nhật phục kích đánh tan, các chiến hạm Nga sống sót đã chạy về Nam Hải và phải xin với Pháp cho tị nạn trong cảng Cam Ranh. Các chiến lược gia thời đó coi Cam Ranh với địa hình khuất trong một vũng nhỏ bờ biển là vị trí tốt nhất để ẩn núp cường địch. Hạm đội Nga Hoàng là một hạm đội mạnh của Nga, một cường quốc Âu châu, trong khi Nhật Bản là nước Á châu chỉ mới “duy tân” được hơn hai chục năm từ cuối thế kỷ 19, vậy mà Hải quân Nhật đã đánh Hạm đội Nga tan tành. Đây là một chuyện lạ, nó đã làm nức lòng sĩ phu Việt Nam lúc đó mưu cầu giải phóng đất nước khỏi ách thống trị của thực dân Pháp. Các nhà cách mạng tiên phong của Việt Nam như các cụ Phan Bội Châu và Cường Để đã thuê thuyền ra Cam Ranh để xem những những chiến hạm khổng lồ của Nga băng bó vết thương. Vì thế ít lâu sau cụ Cường Để lén qua Nhật học, khởi đầu cho phong trào Đông Du thời đó.

Thế chiến I không tràn qua đến Đông Nam Á, nhưng đến thế chiến II, quân đội Nhật Bản chiếm đóng Đông Dương trong tay Pháp. Vị trí chiến lược của Cam Ranh đã giảm, nó chỉ là nơi núp tầu để tiếp tế chớ không phải là nơi xuất phát hải chiến. Nhiều chiến hạm của Nhật đã bị Hải-Không quân Anh-Mỹ đánh chìm ở Nam Hải năm 1942. Trong cuộc chiến tranh Việt Nam, vị trí chiến lược của Cam Ranh lại nổi bật. Mỹ đã xây dựng căn cứ Hải quân ở đây còn quan trọng hơn cả căn cứ Subic ở Phi Luật Tân. Bởi vì quân Mỹ đã đổ bộ tham chiến và đây là nơi tốt nhất để neo tầu tiếp vận. Thế nhưng khi vào Việt Nam, quân Mỹ đã đổ bộ lên Đà Nẵng chớ không phải Cam Ranh. Năm 1975 quân Mỹ rút, bỏ lại toàn bộ cơ sở ở đó. Thời thế khác, chiến lược cũng phải khác.

Năm 1979, nước Việt Nam ký kết cho Hải quân Xô-viết đóng ở Cam Ranh, bởi vì cuộc chiến biên giới Trung Việt đã xẩy ra, Việt Nam cần đến sự hiện diện của Moscow coi như một thế lực răn đe Bắc Kinh. Thế nhưng Liên-Xô chỉ đóng quân ở Cam Ranh một cách dè chừng, chỉ cốt để gây ảnh hưởng ở Đông Nam Á sau khi quân Mỹ đã rút khỏi Việt Nam. Giữa Liên Xô và Trung Quốc đã xẩy ra một cuộc chiến tranh ngắn ngủi nhưng đẫm máu ở biên giới trên sông Osssori (Ô-Tô-Lý giang) năm 1968, Moscow không chơi dại mà kình chống Trung Quốc. Giá ví thử có xẩy ra một cuộc đại chiến giữa Liên-Xô và Trung Quốc thời đó, liệu có nước nào tranh nhau chiếm Cam Ranh không" Câu trả lời hiển nhiên là không, bởi vì Cam Ranh chỉ có ích cho quân đội nào chiếm được lãnh thổ Việt Nam, nếu không chỉ mang họa. Trong khối Cộng sản, Liên-Xô và Trung Quốc không nước nào có ảo tưởng đem quân chiếm Việt Nam, họ chỉ cần chiếm được cái đầu ngồi ở Hà Nội là đã quá đủ. Sau khi Liên Xô sụp đổ, Cam Ranh lại càng không có nghĩa đối với một nước Nga nghèo nàn hậu thân của Liên Xô. Cam Ranh vào đầu thập niên 90 giống như lâu đài ông Hoàng đã bỏ hoang, mạng nhện, rêu phong phủ đầy, có chăng chỉ để làm cảnh du lịch.

Năm 1979, khi mời Liên Xô đem hải quân đến ở giùm để tự trấn an Hà Nội đã hồ hởi ký kết “cho thuê” dài đến 24 năm mà không hề nhắc đến tiền cho thuê. Đó là lẽ cố nhiên, anh cần người ta đến ở để giữ nhà giùm cho yên, có họa mê ngủ mới nói đến tiền thuê nhà. Cũng may ông Nga ngày nay hào phóng hứa trả cho tiền điện. Thật ra các ông Cộng sản Hà Nội cũng đã đánh tiếng từ lâu mong Nga trả tiền thuê Cam Ranh để trừ nợ cũ, nhưng các ông hậu Cộng sản Nga cũng khôn đáo để, thay vì lấy nợ bằng tiền thuê Cam Ranh họ đã xóa nợ đến 85% cho Hà Nội. Để làm gì vậy" Để mua cái gọi là “đồng hành chiến lược” tiện sau này bù trừ vào chuyện khác có lợi hơn. Nga không dại trả tiền thuê để thành một tiền lệ. Đến năm 2004 hết hạn cho thuê, nếu Nga ở lại cũng không mất tiền. Vì thế điều đình về tương lai Cam Ranh không xong, nên phải chờ thảo luận tiếp.

Báo chí ngoại quốc nói nói Trung Quốc và Hoa Kỳ cũng nhòm ngó Cam Ranh, sẽ cạnh tranh nhau mua vé. Không biết chuyện này có thật không, nhưng nếu Hà Nội muốn đem Cam Ranh “cho thuê đấu giá”, đó chỉ là chuyện khôi hài. Mục tiêu chiến lược của Trung Quốc không phải là Cam Ranh mà là Hoàng Sa và Trường Sa ở Nam Hải. Việt Nam cũng đòi Trường Sa, nếu Trung Quốc mướn Cam Ranh để làm căn cứ thì khác nào một con hổ muốn vồ mồi ở Nam Hải lại để cho người ta cột một chân ở đất liền. Có họa là đồ khùng mới làm như vậy. Phía Mỹ, ngay trong lúc Putin viếng thăm Việt Nam, Washington đã lên tiếng nhắn nhủ: Chúng tôi hoàn toàn “vô tri vô giác” về Cam Ranh, nghĩa là Cam Ranh không có giá trị gì với Mỹ. Đến căn cứ Subic ở Phi Luật Tân Mỹ cũng không thiết nữa là Cam Ranh.

Thời đại ngày nay là thời đại của vệ tinh và phi đạn siêu thanh, thời đại của tầu ngầm, chớ không phải căn cứ cố định ở xa chính quốc. Chiến lược quốc tế đã đổi khác với thế kỷ 21. Món hàng Cam Ranh đã hóa thành đồ vô dụng chỉ để trong viện bảo tàng lịch sử làm kỷ niệm.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
DB Rick Miller thuộc Đảng Cộng Hòa, đại diện khu vực Sugar Land, đã bị phản ứng gay gắt sau khi ông chụp mũ các đối thủ tranh ghế ông chỉ vì họ là người Mỹ gốc Á trong địa hạt đông ngưởi gốc Á.
Ai quyết tâm đi tìm chân lý và hướng thượng cuộc đời trong tinh thần – Tu là cõi phúc – đều hưởng được sự bình an trong tâm hồn, tức là hưởng được hạnh phúc, Thiên đàng, Niết bàn, Cõi phúc ở trần gian
nữ tài tử Julia Roberts và cựu đệ nhất phu nhân Michelle Obama sẽ có chuyến đi đặc biệt thăm Việt Nam trước khi sang Malaysia dự chương trình "Leaders: Asia-Pacific"
ông có tập Thơ Lửa, cùng làm với Đoàn Văn Cừ, gồm những bài thơ đề cao cuộc kháng chiến chống Pháp, do Cơ quan Kháng chiến Liên khu III xuất bản, được in ở Thái Nguyên năm 1948
James Nguyen Fernandes, 43 tuổi, bị buộc tội 6 vụ tấn công, gồm 2 tội tấn công cố ý sát hại, và 6 tội phạm tội liên quan súng, theo hồ sơ tòa án cho biết.
Cục Cảnh sát Hình sự của Bộ Công an mới đây thừa nhận Việt Nam là một “điểm nóng” của nạn buôn người và di cư bất hợp pháp, với lợi nhuận hàng năm lên đến hàng chục tỉ đôla.
Khi chưa thấy ánh mặt trời, Tôi đã cảm nhận được muôn ngàn đau khổ, Của mẹ cha, Của bà con và của muôn triệu người dân gần xa trong nước, Lúc mẹ ôm bụng bầu chạy từ chỗ nầy sang chỗ khác,
Theo bản tin từ đài KUSI, Dân biểu Cộng Hòa Duncan D. Hunter cho biết ông sẽ nhận một tội sử dụng sai trái quỹ vận động khi ra tòa vào hôm Thứ Ba ngày 3 tháng 12/2019 trước Chánh án Thomas J. Whelan.
Mùa cháy rừng hiện nay nêu bật việc cần phải nhanh chóng đạt được các mục tiêu loại bỏ carbon đầy tham vọng của California, và bản báo cáo ‘Lộ Trình 2045’ đặt ra sơ đồ định hướng để đạt được mục tiêu đó
Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump hôm Thứ Hai, 2 tháng 12, lên án các nhà Dân Chủ tại Hạ Viện về việc tổ chức điều trần luận tội trong khi ông đang dự hội nghị thượng đỉnh NATO tại London
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.