Hôm nay,  

Tàu Cộng Ngang Ngược

11/08/201500:00:00(Xem: 5822)

Ngang ngược mãi thôi, mới nói dịu giọng, rồi lại gằn giọng hù dọa, bây giờ lại nói sẽ tập trận bắn đạn thật.

Chẳng ai biết Tàu Công sẽ muốn đi về đâu ở Biển Đông.

Bộ ngoại giao Trung Quốc đã đáp trả phát biểu của ngoại trưởng John Kerry tố cáo hành động của Trung Quốc hạn chế các di chuyển hàng hải và hàng không tại Biển Đông trong lúc tranh chấp chủ quyền biển, đảo với các lân bang đông nam Á.

Thông cáo báo chí của Bộ ngoại giao Trung Quốc ghi: tự do di chuyển hàng hải và hàng không không có nghĩa là cho phép chiến hạm và phi cơ ngoại quốc xâm phạm chủ quyền và an ninh của nước khác.

Nhắc lại rằng, mới tuần qua, ông Kerry tuyên bố tại hội nghị vùng họp tại Kuala Lumpur rằng Trung Quốc xây dựng cơ sở trên đảo nhân tạo tại Trường Sa là nhằm mục đich quân sự, là quân sự hoá Biển Đông, gây căng thẳng trong vùng.

Ông Kerry cũng đả kích các hạn chế mà Trung Quốc gây ra, đồng thời xác quyết Hoa Kỳ không chấp nhận mọi giới hạn về di chuyển hàng hải và hàng không.

Mặt khác, 1 dân biểu Philippines lên tiếng hôm Thứ Hai báo động 1 tàu duyên phòng của Trung Quốc đã thả neo gần 1 tàu vận tải mắc cạn và rỉ sét tại bãi cạn Second Thomas mà 2 bên tranh chấp chủ quyền.

Dân biểu Francisco Acedillo cũng là cựu phi công của không lực Philippines tin rằng Trung Quốc không định rời khu vực mà rình chờ con tàu hư hỏng sụp đổ để chiếm bãi cạn.

May mắn, theo RFI, Nhật Bản ngày càng cụ thể hóa chính sách can dự vào Biển Đông.

Tại Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN vừa kết thúc hôm 06/08/2015, Nhật Bản là một trong những nước lên tiếng quan ngại mạnh mẽ nhất về hoạt động xây đắp của Trung Quốc tại Biển Đông. Bên cạnh đó, Tokyo còn tiết lộ ý định tặng không cho Philippines 3 chiếc phi cơ tuần tra để quốc gia này tăng cường năng lực giám sát hải phận của mình. Từ ý định cho đến việc làm cụ thể, đoạn đường còn dài, nhưng rõ ràng là Nhật Bản đang cụ thể hóa chính sách can dự vào Biển Đông đã được tuyên bố trong thời gian gần đây.

RFI cũng ghi rằng theo báo mạng Nhật Bản The Diplomat ngày hôm 08/08/2015, thông tin về khả năng Nhật Bản tặng ba phi cơ loại Beechcraft TC-90 King Air Planes cho Manila không làm mấy ai ngạc nhiên, nhất là trong giới theo dõi sát quan hệ Manila-Tokyo. Nhật Bản và Philippines đã thiết lập quan hệ đối tác chiến lược từ năm 2011, và trong những năm gần đây, Trung Quốc càng thể hiện rõ thái độ hung hăng tại Biển Đông và Biển Hoa Đông, thì quan hệ Nhật-Phi lại càng thêm chặt chẽ, đặc biệt trong lãnh vực quốc phòng.

Trong tương lai, quan hệ quân sự Tokyo-Manila được cho là sẽ tăng tiến mạnh mẽ hơn nữa, căn cứ vào những cam kết từng được hai bên đưa ra như ký kết một thỏa thuận về việc chuyển giao công nghệ và thiết bị quốc phòng, tăng cường đào tạo và tập trận song phương và đa phương. Thậm chí Philippines còn không loại trừ việc đúc kết một Hiệp định Thăm viếng Quân sự (VFA) cho phép Nhật Bản sử dụng các căn cứ quân sự trên lãnh thổ Philippines, điều cho đến nay chỉ được Manila dành cho Mỹ.

Để giúp Manila tăng cường năng lực giám sát trên Biển Đông, Nhật Bản đã đồng ý cung cấp 10 chiếc tàu tuần duyên mới cho Philippines. Khả năng tặng thêm ba chiếc phi cơ TC-90, sẽ có tác dụng nâng cao đáng kể khả năng ứng phó của Philippines, hiện không có đủ máy bay để tiến hành tuần tra thường xuyên ở Biển Đông. Các chiếc phi cơ TC-90 có thể được trang bị bằng hệ thống radar giám sát mặt nước và không trung, giúp Manila phản ứng kịp thời khi đảo đá do Philippines kiểm soát ở Biển Đông bị Trung Quốc đe dọa.

Trong khi đó, bản tin VOA nêu nghi vấn về khả năng Việt Nam có thể mua chiến hạm Mistral của Pháp.

Một chuyên gia hàng đầu trong công nghiệp quốc phòng Nga tin rằng Ấn Độ và Việt Nam có thể mua tàu tấn công đổ bộ lớp Mistral mà Pháp đã từ chối giao cho Nga, theo hợp đồng mà hai nước đã ký trước đó.

Một trang mạng về quốc phòng của Nga dẫn lời ông Ruslan Pukhov, Giám đốc Trung tâm Phân tích Chiến lược và Công nghệ Nga cho biết như vậy khi nói chuyện với hãng tin TASS của Nga.

Hồi tuần trước, Tổng Thống Nga Vladimir Putin và Tổng Thống Pháp Francois Hollande đã đồng ý hủy hợp đồng để giao hai tàu đổ bộ chở trực thăng lớp Mistral của Pháp mà hai nước đã ký vào mùa hè năm 2011.

Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Jean-Yves Le Drian mới đây đã gợi ý rằng có một số quốc gia đã bày tỏ ý định mua các tàu chiến này của Pháp.

Giám đốc Trung tâm Phân tích Chiến lược và Công nghệ Nga Pukhov nói một giả thuyết hợp lý là Pháp sẽ đề nghị bán các tàu chiến Mistral cho các nước khác, những nước đã có kế hoạch sắm loại chiến hạm này trong chương trình nâng khả năng của lực lượng hải quân của họ, hoặc Pháp có thể bán các chiến hạm này với giá hạ cho các nước lâu nay vẫn mua khí tài của Pháp'.

Theo chuyên gia quốc phòng Nga, Việt Nam cũng có ý định mua lại chiến hạm Mistral.

VOA ghi nhận:

“Trang mạng RBTH dẫn lời ông Nguyễn Phú Loan, một nhà phân tích tại Hà nội nói rằng Việt Nam sẽ không theo đuổi thoả thuận mùa tàu chiến Mistral, nếu không tham vấn trước với Nga. Ông Loan được trích lời nói rằng “Chúng ta phải hiểu rằng giới lãnh đạo Việt Nam không muốn làm Nga bất bình, bởi vì Nga là nước cung cấp vũ khí nhiều nhất cho Việt Nam.” Ông cho rằng Trung Quốc cũng có thể là một nước có khả năng mua chiến hạm Mistral.

Ông Loan cho biết vấn đề về các chiến hạm Mistral sẽ được thảo luận giữa Việt Nam và Pháp ở Paris trong năm nay. Trang mạng quốc phòng của Nga cho hay họ không liên lạc đươc với Bộ Quốc phòng Việt Nam để yêu cầu bình luận về bản tin này.”

Việt Nam thực tâm mua Mistral? Để bán lại cho Nga? Hay để tìm xem bí mật công nghiệp tàu chiến Mistral để đổi mới ngành đóng tàu Ba Son ở Cảng Sài Gòn? Hay chỉ đơn giản để rút ruột phần trăm cho các quan lớn?

Và dã tâm lộ ra ngay: Vừa dứt lời ngọt, Trung Quốc tuyên bố tập bắn đạn thật...

Báo Đất Việt ghi nhận tin này:

“Trung Quốc thông báo sẽ tổ chức tập trận bắn đạn thật tại nhiều khu vực trên Biển Đông ngày 11 - 14/8.

Thông tin này được China News dẫn thông báo từ Cục hải sự Trung Quốc (MSA). The đó hoạt động tập trận bắn đạn thật diễn ra tại khu vực bán kính 3,24 hải lý quanh tọa độ 18o49.55 Bắc, 110o33.80 Đông trong ba ngày 11, 12 và 13/8.

Ngoài ra, nước này còn tổ chức huấn luyện quân sự tại 4 tọa độ trong vùng biển gần đảo Hải Nam ngày 12 - 14/8...”

Than ôi, Biển Đông thành ao nhà của Tàu Cộng rồi chăng?

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.