Hôm nay,  

Huế: Thơ Văn Khắc Trên Kiến Trúc Cung Đình, Lăng Tẩm

10/08/201500:00:00(Xem: 4034)

HUE -- Vừa qua, trong quá trình khảo sát thơ văn chữ Hán trên kiến trúc cung đình Huế, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy nhiều điều thú vị khi phát hiện hình thức “lưu trữ” thơ văn rất độc đáo của người Việt xưa, theo Thanh Niên (TNO).

GS-TS Lưu Trần Tiêu, chủ tịch Hội đồng di sản văn hóa quốc gia, cho rằng hệ thống thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế quả thật là một hình thức “lưu trữ” và “xuất bản” tư liệu hiếm có, có thể nói “có một không hai” trên thế giới. Đây cũng có thể được coi là một loại hình di sản tư liệu, mà trên đó có sự kết hợp khéo léo, tinh tế, sáng tạo muôn hình muôn vẻ để thể hiện cái đẹp của tự nhiên (cây cỏ, hoa lá, chim, thú...) và cái đẹp, sự sâu sắc, tinh tế, tính xác thực mang dấu ấn của con người, thời gian, không gian văn hóa, hình thức và phong cách thể hiện của thi ca.

blank
Nội thất của lăng Khải Định sử dụng hình thức trang trí chữ Hán bằng nghệ thuật khảm sành sứ.

TNO dẫn tiếp ý kiến của TS Lưu Trần Tiêu, rằng hình thức trang trí mỹ thuật, vẽ tranh trên công trình kiến trúc thấy có ở nhiều nơi trên thế giới, nhưng khác với VN là ở chủ đề thể hiện, Như các bức bích họa ở Ấn Độ, Ai Cập, Trung Quốc, Nhật Bản... thể hiện Đức Phật, thánh thần, điển tích... trong khi cách thức trang trí trên di tích cung đình Huế là các mô típ có tính hình học, cây cỏ, hoa lá, khi thì tả thực, khi thì cách điệu. Đặc biệt, hình thức “nhất thi nhất họa”, “nhất tự nhất họa” (cách trang trí một ô thơ hoặc một đại tự đi liền với một bức họa) trên hàng trăm công trình kiến trúc với nhiều loại hình khác nhau trở thành một phong cách riêng của kiến trúc cung đình Huế, chưa từng được thấy ở các nước khác.


Được biết tại Hội thảo bảo tồn và phát huy giá trị hệ thống thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế diễn ra đầu tháng 5 vừa qua, các đại biểu đã đưa ra khuyến nghị Trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế cần xây dựng kế hoạch dài hạn định hướng bảo tồn và phát huy giá trị hệ thống thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế.

TNO nêu ý kiến của TS Nguyễn Tuấn Cường, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu Hán Nôm, rằng với 7 đặc trưng nổi bật (tính nguyên bản, tính độc bản, tính độc đáo ở chất liệu và loại hình văn tự, tính bác học trong lựa chọn văn tự, tính tư liệu, tính nghệ thuật và tính đa dạng về thể loại văn học), hệ thống văn bản, thơ văn chữ Hán trên kiến trúc cung đình triều Nguyễn tại Huế hoàn toàn đáp ứng các tiêu chí để trở thành di sản tư liệu thuộc Chương trình ký ức thế giới của UNESCO. Thông qua Ủy ban Quốc gia Chương trình ký ức thế giới VN, Trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế cần sớm hoàn thiện hồ sơ để gửi Ủy ban Chương trình ký ức thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương (UNESCO) trước ngày 31-3-2016 để đề nghị công nhận hệ thống thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế là di sản tư liệu thuộc Chương trình ký ức thế giới.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.