Hôm nay,  

Little Saigon Sau Thương Ước

22/08/200100:00:00(Xem: 3766)
Trước Thương Ước, hàng năm số tiền trên 2 tỷ đô la người Việt hải ngoại gởi về giúp gia đình trong nước, lớn gấp đôi số đô la CS Hà nội thu được từ xuất cảng hàng sang Mỹ. Nó cũng lớn gấp đôi tổng số vốn người Mỹ đầu tư vào VN. Trên bình diện giao thương quốc tế, VN là chỉ là nước thứ 70 trong 227 nước giao thương với Mỹ và cũng chỉ là nước thứ 65 xuất cảng hàng vô Mỹ. VN xuất sang Mỹ, nhứt hải sản, nhì cà phê, ba giày dép. Nhưng tổng giá trị xuất theo Quan thuế Mỹ công bố, năm 2000 chỉ 827 triệu 400 ngàn đô. Mỹ chỉ là nước đứng hàng thứ 9 đầu tư ở VN, non 100 dự án với số vốn chỉ 1 tỷ đô la. Nhưng chắc không bao lâu nữa, tình hình sẽ đổi khác khi Thương Ước giữa CS Hà nội và Washington,D.C., đi vào sự sống. Xuất nhập cảng và đầu tư giữa hai nước sẽ tăng. Lúc đó ở Litlle Sàigòn, thủ đô tinh thần của người Việt tỵ nạn CS và trên khu phố Bolsa, con đường quen thân của những người biểu tình chống CS non một phần tư thế kỷ nay, những gì sẽ xảy ra" Câu hỏi này hẵn đã được nhiều người đặt ra, nhưng chưa thấy câu trả lời công khai vì tính dị ứng và nhậy cảm của nó.

Dị ứng vì cùng một Thương Ước , tùy thế đứng mà người ta nhìn nó khác nhau. Dị biệt lớn như trắng với đen, khó hoà hợp và dễ gây tranh luận. Người thì xem Mỹ ký Thương Ước vì quyền lợi, vì tiền quên tình nghĩa anh em, giúp cho CS kềm kẹp nhân dân. Kẻ thì xem Thương ước như một thứ an ninh lộ trình do Mỹ mở đường dân chủ. Qua đó lý tưởng tư do dân chủ sẽ tràn ngập vào lãnh thổ CS để "diễn tiến hoà bình" tạo thế lâm nguy cho chế độ. Đứng giữa hai lập trường có tính quan điểm vì chưa đủ thì giờ và dữ kiện để chứng minh đó là những người thực tế sống vì sự kiện. Một là nhà cầm quyền Mỹ có nhiệm vụ bảo vệ luật pháp Mỹ. Thương Ước là một hiệp ước khi được phê chuẩn có giá trị như luật pháp. Hai là giới kinh doanh hành động chánh yếu vì lợi nhuận. Nhưng trong bài toán kinh doanh, yếu tố rủi ro vẫn là một yếu tố đáng kể. Không ai phiêu lưu đem nhà phố cho CS thuê hay đem tài sản liên doanh với CS để có thể gặp rủi ro trong khi có thể làm việc đó an toàn với người không CS. Do vậy việc CS Hà nội chọn vùng Litlle Sàigòn, nơi đông người Việt nhứt trên thế giới, làm đầu cầu để bám trụ thương mãi, việc này khó có thể xảy ra. CS Hà nội không dại gì thọc tay vào lửa. Có thọc thì mượn tay người khác thôi. Người khác cỡ như Trần Trường xưa nay và ở đây rất hiếm.

Thứ đến là hàng hoá, vấn đề rắc rối hơn. Tẩy chay là việc dễ nói nhưng khó làm. Nguyên việc mỗi năm hàng hơn 2 tỷ đô la gởi về cứu giúp gia đình còn kẹt ở VN, ai cũng biết rồi ra sẽ chảy vào dòng máu nuôi sống chế độ CS. Nhưng sự sống của thân nhân, con tin nằm trong tay CS, vẫn cao quí hơn lập trường chánh trị chống Cộng. Cũng vậy, mua hàng hoá của VNCS ai cũng biết, đồng tiền một phần lớn sẽ vào bàn tay kềm kẹp đồng bào trong nước. Nhưng giá rẻ vẫn là yếu tố có thể làm phai mờ màu sắc chánh trị. Chợ VN vùng Little Sàigòn lấn sân lần lần các chợ Mỹ cũng vì yếu tố giá cả rẻ, hơn là tình đồng hương giúp đồng hương. Kinh tế có tiếng nói riêng của nó, không phải là tiếng nói của con tim.

Nhưng hàng hoá của CSVN sẽ đi vào lối mòn thất bại của hàng Trung Cộng sau một thời gian do việc chú ý đến giá ha, bán nhiềụ mà lơ là về phẩm chất và mẩu mả. Người tiêu thụ Mỹ hiện nay thà chịu trả giá cao hàng Tây Aâu, Bắc Mỹ để họp thời trang, dai bền và trả lại được hơn là hàng Trung Cộng xài vài lần rồi phải mất công đem vứt. Mức lợi tức của đa số người Việt sau 25 định cư không còn ở mức tìm hàng càng rẻ càng tốt nữa.

Phải nói thêm, vềà giá cả,VNCS không thể hạ giá theo ý muốn được, nếu không muốn bị phiền hà, thưa kiện bởi các nhà kinh doanh Mỹ về tội cạnh tranh bất chính. Rõ rệt nhứt là trận chiến cá ba sa, cá bông lau, làm cá catfish Mỹ sụt giá 10%. Mỹ phản ứng ngay và VNCS đành thua cuộc.
Việc kiểm phẩm của Mỹ nổi tiếng chặt chẽ nhứt thế giới sẽ là một trở ngại lớn cho việc giảm giá thành hàng CS. Nông sản, ngư sản với môi sinh quá ô nhiễm trên vùng biện cận duyên và sông ngòi VN hiện tại muốn đạt đươcï tiêu chuẩn Mỹ phải làm sạch môi sinh và nguyên liệu rất tốn kém.

Mỹ là thị trường có hằng mấy trăm nước cạnh tranh xuất cảng vào. Sự cạnh tranh vô cùng gay gắt mà CS thì thiếu kinh nghiệm và kiến thức mua bán với Mỹ. Lãnh hội được điều đó nên Thứ trưởng Thương mại CS cảnh báo những công ty đa số là quốc doanh quen thói làm ăn, bán như cho mua như giựt, của CS, phải chấp nhận thiệt thòi để học hỏi.
Đó mới nói về buôn bán thuần túy mà chưa đề cập khía cạnh chánh trị của nó. Cộng đồng người Việt hải ngoại tại Mỹ đại đa số gồm người Việt tỵ nạn CS, là cộng đồng người Việt lớn hàng thứ hai sau cộng đồng quốc gia trong nước. Hy vọng cộng đồng này thành đầu mối phân phối, khách hàng chánh tiêu thụ hàng hoá VNCS là một hy vọng chủ quan. Quá khứ đau thương vì CS còn canh cánh bên lòng, mùi vị quê hương chưa khoả lâp được đâu. Nếu "hương gây mùi nhớ, trà khan giọng tình" khiến mua hàng CSVN, xài đồ VN không có nghĩa là ưa CS. Còn doanh gia không có lợi gì để thách thức một cộng đồng chống Cộng như cộng đồng Litlle Sàigòn. Do vậy, sau Thương Ước, Litlle Sàigòn vẫn còn là thủ đô tinh thần của người Việt tỵ nạn CS. Phố Bolsa sẽ không thể tái diễn một hiện tượng Trần Trường mà không bị đè bẹp.

Tuy nhiên, CSVN vẫn còn độc chiêu: thí dụ, Sở Nhà Đất CSVN tung ra 1 tỉ đô la mua hết các building dọc phố Bolsa. Thế là chúng ta thành người ở thuê cho chủ phố CSVN. Thí dụ, tung ra 20 triệu đô mua hết các báo và đaì radio Việt Ngữ ở Little Saigon. Thí dụ, tung ra 100 triệu đô mua hết các siêu thị Quận Cam. Và rồi chúng ta lại di tản ra ngoại ô Quận Cam để làm báo, ra chợ nữa. Và rồi trò chơi lại tái diễn"

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao tại Việt Nam đã đề nghị ngưng thi hành án lệnh hành quyết với tử từ Hồ Duy Hải để điều tra lại vụ án này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do cho biết hôm 2 tháng 12.
Tuần báo OC Weekly đã viết twitter cho biết đóng cửa sau khi chủ nhân là công ty Duncan McIntosh Company đóng cửa tuần báo giấy một ngày trước Lễ Tạ Ơn.
Cha mất rồi. Em buồn lắm, vì không về thọ tang Cha được. Em đang xin thẻ xanh. Sắp được phỏng vấn. Vợ chồng em định năm sau, khi em đã thành thường trú nhân, sẽ về thăm Cha Mẹ. Ngày tạm biệt Cha lên đường đi Mỹ du học bốn năm trước, đã thành vĩnh biệt.
Tôi khẳng định những việc tôi làm là đúng đắn và cần thiết để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Những gì tôi làm không liên can đến vợ con và gia đình tôi. Vì thế, tôi yêu cầu công an Hồ Chí Minh chấm dứt ngay việc sách nhiễu, khủng bố gia đình tôi.
Brilliant Nguyễn là một thanh niên theo trường phái cấp tiến và chủ thuyết Vô Thần (*). Chàng ta không tin ma quỷ đã đành mà cũng chẳng tin rằng có thần linh, thượng đế. Để giảm bớt căng thẳng của cuộc sống, theo lời khuyên của các nhà tâm lý và bạn bè, chàng ta đến Thiền Đường Vipassana ở Thành Phố Berkeley, California để thực hành “buông bỏ” trong đó có rất nhiều cô và các bà Mỹ trắng, nhưng không một ý thức về Phật Giáo
Có những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mà chẳng xưa chút nào. Có những chuyện hôm nay mà sao nó xa xưa vời vợi. Chuyện ngày xưa... Có một ngôi chùa ở vùng quê thanh bình, trước mặt là đồng lúarì rào, cánh cò chao trắng đồng xanh. Trong chuà có vị hoà thượng già hiền như ông Phật, lông mày dài bạc trắng rớt che cả mắt...
Ông Gavin Newsom, Thống đốc tiểu bang California, đã tuyên bố ân xá cho hai người đàn ông từng dính vào hai vụ hình sự khác nhau khi họ mới 19 tuổi và đang mong muốn không bị trục xuất về Việt Nam.
Hoang Nguyen, 43 tuổi, bị bắt và bị truy tố về tội trộm sau khi bị cho là đổi nhãn giá trên hơn ba mươi chai rượu vang tuần trước, theo hồ sơ tòa.
Bé ngọc ngà của Mẹ cố thở chút không khí ít oi còn trong buồng phổi. Giây phút cuối. Để ngàn sau dân Hong Kong sống xứng đáng Con Người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.