Hôm nay,  

Little Saigon Sau Thương Ước

22/08/200100:00:00(Xem: 3773)
Trước Thương Ước, hàng năm số tiền trên 2 tỷ đô la người Việt hải ngoại gởi về giúp gia đình trong nước, lớn gấp đôi số đô la CS Hà nội thu được từ xuất cảng hàng sang Mỹ. Nó cũng lớn gấp đôi tổng số vốn người Mỹ đầu tư vào VN. Trên bình diện giao thương quốc tế, VN là chỉ là nước thứ 70 trong 227 nước giao thương với Mỹ và cũng chỉ là nước thứ 65 xuất cảng hàng vô Mỹ. VN xuất sang Mỹ, nhứt hải sản, nhì cà phê, ba giày dép. Nhưng tổng giá trị xuất theo Quan thuế Mỹ công bố, năm 2000 chỉ 827 triệu 400 ngàn đô. Mỹ chỉ là nước đứng hàng thứ 9 đầu tư ở VN, non 100 dự án với số vốn chỉ 1 tỷ đô la. Nhưng chắc không bao lâu nữa, tình hình sẽ đổi khác khi Thương Ước giữa CS Hà nội và Washington,D.C., đi vào sự sống. Xuất nhập cảng và đầu tư giữa hai nước sẽ tăng. Lúc đó ở Litlle Sàigòn, thủ đô tinh thần của người Việt tỵ nạn CS và trên khu phố Bolsa, con đường quen thân của những người biểu tình chống CS non một phần tư thế kỷ nay, những gì sẽ xảy ra" Câu hỏi này hẵn đã được nhiều người đặt ra, nhưng chưa thấy câu trả lời công khai vì tính dị ứng và nhậy cảm của nó.

Dị ứng vì cùng một Thương Ước , tùy thế đứng mà người ta nhìn nó khác nhau. Dị biệt lớn như trắng với đen, khó hoà hợp và dễ gây tranh luận. Người thì xem Mỹ ký Thương Ước vì quyền lợi, vì tiền quên tình nghĩa anh em, giúp cho CS kềm kẹp nhân dân. Kẻ thì xem Thương ước như một thứ an ninh lộ trình do Mỹ mở đường dân chủ. Qua đó lý tưởng tư do dân chủ sẽ tràn ngập vào lãnh thổ CS để "diễn tiến hoà bình" tạo thế lâm nguy cho chế độ. Đứng giữa hai lập trường có tính quan điểm vì chưa đủ thì giờ và dữ kiện để chứng minh đó là những người thực tế sống vì sự kiện. Một là nhà cầm quyền Mỹ có nhiệm vụ bảo vệ luật pháp Mỹ. Thương Ước là một hiệp ước khi được phê chuẩn có giá trị như luật pháp. Hai là giới kinh doanh hành động chánh yếu vì lợi nhuận. Nhưng trong bài toán kinh doanh, yếu tố rủi ro vẫn là một yếu tố đáng kể. Không ai phiêu lưu đem nhà phố cho CS thuê hay đem tài sản liên doanh với CS để có thể gặp rủi ro trong khi có thể làm việc đó an toàn với người không CS. Do vậy việc CS Hà nội chọn vùng Litlle Sàigòn, nơi đông người Việt nhứt trên thế giới, làm đầu cầu để bám trụ thương mãi, việc này khó có thể xảy ra. CS Hà nội không dại gì thọc tay vào lửa. Có thọc thì mượn tay người khác thôi. Người khác cỡ như Trần Trường xưa nay và ở đây rất hiếm.

Thứ đến là hàng hoá, vấn đề rắc rối hơn. Tẩy chay là việc dễ nói nhưng khó làm. Nguyên việc mỗi năm hàng hơn 2 tỷ đô la gởi về cứu giúp gia đình còn kẹt ở VN, ai cũng biết rồi ra sẽ chảy vào dòng máu nuôi sống chế độ CS. Nhưng sự sống của thân nhân, con tin nằm trong tay CS, vẫn cao quí hơn lập trường chánh trị chống Cộng. Cũng vậy, mua hàng hoá của VNCS ai cũng biết, đồng tiền một phần lớn sẽ vào bàn tay kềm kẹp đồng bào trong nước. Nhưng giá rẻ vẫn là yếu tố có thể làm phai mờ màu sắc chánh trị. Chợ VN vùng Little Sàigòn lấn sân lần lần các chợ Mỹ cũng vì yếu tố giá cả rẻ, hơn là tình đồng hương giúp đồng hương. Kinh tế có tiếng nói riêng của nó, không phải là tiếng nói của con tim.

Nhưng hàng hoá của CSVN sẽ đi vào lối mòn thất bại của hàng Trung Cộng sau một thời gian do việc chú ý đến giá ha, bán nhiềụ mà lơ là về phẩm chất và mẩu mả. Người tiêu thụ Mỹ hiện nay thà chịu trả giá cao hàng Tây Aâu, Bắc Mỹ để họp thời trang, dai bền và trả lại được hơn là hàng Trung Cộng xài vài lần rồi phải mất công đem vứt. Mức lợi tức của đa số người Việt sau 25 định cư không còn ở mức tìm hàng càng rẻ càng tốt nữa.

Phải nói thêm, vềà giá cả,VNCS không thể hạ giá theo ý muốn được, nếu không muốn bị phiền hà, thưa kiện bởi các nhà kinh doanh Mỹ về tội cạnh tranh bất chính. Rõ rệt nhứt là trận chiến cá ba sa, cá bông lau, làm cá catfish Mỹ sụt giá 10%. Mỹ phản ứng ngay và VNCS đành thua cuộc.
Việc kiểm phẩm của Mỹ nổi tiếng chặt chẽ nhứt thế giới sẽ là một trở ngại lớn cho việc giảm giá thành hàng CS. Nông sản, ngư sản với môi sinh quá ô nhiễm trên vùng biện cận duyên và sông ngòi VN hiện tại muốn đạt đươcï tiêu chuẩn Mỹ phải làm sạch môi sinh và nguyên liệu rất tốn kém.

Mỹ là thị trường có hằng mấy trăm nước cạnh tranh xuất cảng vào. Sự cạnh tranh vô cùng gay gắt mà CS thì thiếu kinh nghiệm và kiến thức mua bán với Mỹ. Lãnh hội được điều đó nên Thứ trưởng Thương mại CS cảnh báo những công ty đa số là quốc doanh quen thói làm ăn, bán như cho mua như giựt, của CS, phải chấp nhận thiệt thòi để học hỏi.
Đó mới nói về buôn bán thuần túy mà chưa đề cập khía cạnh chánh trị của nó. Cộng đồng người Việt hải ngoại tại Mỹ đại đa số gồm người Việt tỵ nạn CS, là cộng đồng người Việt lớn hàng thứ hai sau cộng đồng quốc gia trong nước. Hy vọng cộng đồng này thành đầu mối phân phối, khách hàng chánh tiêu thụ hàng hoá VNCS là một hy vọng chủ quan. Quá khứ đau thương vì CS còn canh cánh bên lòng, mùi vị quê hương chưa khoả lâp được đâu. Nếu "hương gây mùi nhớ, trà khan giọng tình" khiến mua hàng CSVN, xài đồ VN không có nghĩa là ưa CS. Còn doanh gia không có lợi gì để thách thức một cộng đồng chống Cộng như cộng đồng Litlle Sàigòn. Do vậy, sau Thương Ước, Litlle Sàigòn vẫn còn là thủ đô tinh thần của người Việt tỵ nạn CS. Phố Bolsa sẽ không thể tái diễn một hiện tượng Trần Trường mà không bị đè bẹp.

Tuy nhiên, CSVN vẫn còn độc chiêu: thí dụ, Sở Nhà Đất CSVN tung ra 1 tỉ đô la mua hết các building dọc phố Bolsa. Thế là chúng ta thành người ở thuê cho chủ phố CSVN. Thí dụ, tung ra 20 triệu đô mua hết các báo và đaì radio Việt Ngữ ở Little Saigon. Thí dụ, tung ra 100 triệu đô mua hết các siêu thị Quận Cam. Và rồi chúng ta lại di tản ra ngoại ô Quận Cam để làm báo, ra chợ nữa. Và rồi trò chơi lại tái diễn"

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Bốn người được báo cáo đã bị giết chết hôm Thứ Năm sau một vụ cảnh sát rượt đuổi qua nhiều quận đã kết thúc trong trận đấu súng trên đường Miramar Parkway theo sau một tên cướp có vũ khí tại Coral Gables, tiểu bang Florida.
Mỗi năm lên tuổi già đi, tưởng đâu đã được an nhàn, nào ngờ đảng Cộng sản Việt Nam vẫn phải tối mắt đấu tranh để tồn tại vì các chứng nan y: Suy thoái tư tưởng; Đạo đức xuống cấp; Tham nhũng; và, Lợi ích nhóm trong trong cán bộ,đảng viên.
Bản thông báo của cảnh sát đưa ra hôm Thứ Năm ngày 5 tháng 12/2019, cho biết cô bé mất tích tên Lara Nguyen, 12 tuổi, cư dân thị trấn Menda. Lần cuối cô bé được nhìn thấy là tại nhà cô bé này ở đường Coppice Street, khoảng 8 giờ sáng hôm Thứ Tư ngày 4 tháng 12/2019.
Sài Gòn: Trong 11 tháng kiều hối đạt 4,3 tỷ USD, dự kiến cả năm 2019 dự kiến 5,3 tỷ USD, tăng trên 9% so với năm 2018. Kiều hối về đã giúp sản xuất kinh doanh, giải quyết khó khăn đời sống người thân, giải quyết việc làm, tạo điều kiện cho kinh tế Tp SG phát triển.
Do dự đoán thời tiết sẽ có 40-50% cơ hội mưa rào vào Thứ Bảy tới, 7 tháng 12 - ngày sự kiện ‘Winter in the Grove’, Thành phố sẽ dời sự kiện này đến ngày thứ Năm tuần sau, vào ngày 12 tháng 12, và chương trình sẽ bắt đầu lúc 5:00 giờ chiều đến 8:00 giờ tối
Tại nhà hàng Diamond 3, Westminster, Nam California, Tối thứ Sáu, ngày 29 tháng 11 năm 2019, Hội Đồng Hương Quảng Nam – Đà Nẵng (QNĐN) đã tổ chức buổi tiệc tri ân các mạnh thường quân và các ân nhân đã ïđóng góp cho chương trình cứu trợ Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa Quảng Nam Đà Nẵng.
Hôm biểu tình 17/11, lãnh tụ trẻ Joshua Wong hô lớn khẩu hiệu "Hồng-kông là Bá-linh mới !" trước đông đảo dân Hồng-kông tụ tập tại Công trường Edimbourg trong khu phố doanh thương.
Chính phủ Trump đang thắt chặt các đòi hỏi làm việc đối với một số người nhận phiếu thực phẩm, một sự thay đổi dự kiến sẽ loại bỏ các lợi ích của Chương Trình Hỗ Trợ Dinh Dưỡng Bổ Sung (SNAP) cho 688.000 người lớn.
Tổng Thống Donald Trump hôm Thứ Tư đã đột ngột bãi bỏ cuộc họp báo đã được lên lịch trình để kết thúc chuyến đi đầy tranh cãi tới Anh cho cuộc họp năm thứ 70 của Tổ Chức Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương gọi tắt là NATO.
Có 422.9 triệu khẩu súng đang lưu hành, khoảng 1.2 khẩu cho một người Mỹ, và 8.1 tỉ dây đạn được bán vào năm ngoái, chứng tỏ súng là phổ biến tại Mỹ, theo National Shooting Sports Foundation cho biết.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.