Hôm nay,  

Giữ Trường Phan Thanh Giản

24/07/201500:00:00(Xem: 6193)

Dù xa nước nhà Việt Nam 20 năm, xa quê hương Cantho, xa trường cũ đi học và làm việc ở Saigon hơn 50 năm, người viết bài này vốn là cựu học sinh Phan thanh Giản từ lớp 1ère anneé đến Première Tú Tài 1 Pháp rồi lên Saigon học, nhưng nghe tin mà lòng đau nhói, không nói không được khi biết Uỷ Ban thành phố Cantho có ý định phá trường cũ xây trường mới.

Đọc mấy tài liệu do Anh Huỳnh Long Vân từ Úc gởi qua, công tâm mà nói những giới chức đương quyền ở Cantho, có trách nhiệm trong vụ này, từ ngành giáo dục, đến các chuyên viên kỹ thuật, cho đến hành chánh không phải muốn phá cũ làm mới là “duy ý chí”, không suy nghĩ, không tìm hiểu ý dân đâu.

Để một bên khía cạnh chánh trị vì học đường theo tinh thần giáo dục, trường học là trung lập. Phân tích nội vụ cho thấy hầu hết người Việt trong, ngoài nước, xưa nay đều coi trường Phan thanh Giản là một di tích đào tạo học vấn cho các tỉnh Miền Nam từ Mỹ tho xuống Cà Mau.

Nếu nghĩ nơi nào có dòng sông lớn là có thể nền văn minh, có lối sống của vùng ấy, thì Sông Hậu Giang, bên bờ có trường Phan thanh Giản, thì trường Phan thanh Giản là một biểu tượng của văn minh Miệt Vườn. Thủ Tướng Việt Nam Cộng Hoà Nguyễn bá Cẩn xuất thân College de Cantho rồi Phan thanh Giản và Thủ Tướng VNCS Võ văn Kiệt gốc gác Vĩnh Long, Thủ Tướng Nguyễn tấn Dũng gốc gác Cà mau, gia trụ Rạch Giá. Và những người Miển Nam quân cán chính Việt Nam Cộng Hoà ở thành và cán bộ đảng viên CS từng sống chiến đấu ở trong các tỉnh từ Vĩnh Long xuống Cà mau đều coi trường Phan thanh Giản là trung tâm văn hoá, giáo dục của Miên Tây mình.

Nói tóm lại trưòng Collège de Cantho, Phan thanh Giản hay Châu văn Liêm là di tích lịch sử, văn hoá, giáo duc, là cổ tích liệt hạng không phải cho những người may mắn được học ở đây, mà của đồng bào Miền Tây nói chung không phân biệt chánh trị, tôn giáo, giới tính, thời gian và không gian.

Một di tich như vậy, tinh thần văn minh nhân loại, văn hoá dân tộc, đầu óc lịch sử, thiên hướng thẫm mỹ đòi hỏi phải bảo tồn, tôn tạo, chớ không phá cũ xây mới.

Với khoa học kỹ thuật bây giờ, việc gia cố, bảo tồn một kiến trúc cổ không phải là một vấn đề nữa. Lầu 100 tầng còn làm được mà bảo tồn một kiến trúc văn hoá, giáo dục, lịch sử mới có 100 năm là chuyện nhỏ đối với những chuyên viên VN trong ngoài nước. Kiến trúc sư Ngô viết Thụ Khôi Nguyên La Mã và con còn đó. Và bao nhiêu người nối nghiệp tài hoa trong ngoài nước đâu có tiếc công sức trong việc bảo tổn một công trình quý hiếm như trường Phan thanh Giản.

Tại sao người Pháp, người Anh, người Mỹ, người Nga giữ được các đại học Sorbonne (Pháp), Cambridge (Anh), Harvard (Mỹ) hay Lomonosov (Nga)... Tất cả những trường ấy lâu đời hơn, già cỗi, hết thời hạn sử dụng hơn trường Phan thanh Giản nhiều. Thế mà những quốc gia dân tộc ấy vẫn làm được, làm một cách xuất sắc vì sao, vì đó là niềm tự hào, sắc thái, di tích, bản sắc của nên văn minh của quốc gia dân tộc họ. Những nước này đã cất nhà chọc trời, gởi phi thuyền lên cung trăng, nhưng bảo tôn những ngôi trường hai ba tầng như bảo vệ quốc hồn, quốc tuý của mình.

Thiết nghĩ nên chúng ta người Việt nên vượt qua đầu óc bài ngoại, cho trường Phan thanh Giản do Pháp cất, theo kiểu Pháp, tên Tây Collge de Cantho. Lịch sử VN cần những dấu ấn đó để chứng minh Việt Nam đã tiếp xúc với nhiều văn minh. Saigon nổi danh là Hòn Ngọc Viễn Đông nhờ có đường Catinat, Passage Eden, Hotel Continental, Toà Đô Chánh đánh dấu thời Pháp để lại nền văn minh Pháp. Cantho có trường Phan thanh Giản, Dinh Tỉnh Trưởng xây cất theo kiểu Pháp vùng nhiệt đới. Thì tại sao không bảo tồn mà đập phá xây cơ sở, nhà cửa, trường học như cái họp, để thành phố nào cũng giống nhau.

Chắc chắn hai bên Việt Nam Cộng Hoà và VNCS đều có người từng học ở trường này. Trường có thể đổi tên, tên có ngưới ưa người không thich. Nhưng cốt cách, dáng vẻ của ngôi trường, những kỷ niệm vui buốn đời học trò với thây, với bạn là vô giá, Ông Trời cũng không đôi được trong tâm tư con người Miền Tây may mắn học ở đó hay coi đó là hình ảnh văn học Miền Tây của mình.

Đã dến lúc những người nhờ nó mà thành đạt nên nghĩ đến việc đóng góp ý kiến, tiền bạc cho việc bảo tồn nó, giúp cho quỹ trùng tu, bảo dưỡng. Đã đến lúc người dân Miền Tây bằng mọi phương tiện hữu hiệu của thời đại tin học, điện thoại, điện thư, gởi thơ, nhắn nhũ yêu cầu những người có trách nhiệm hành chánh, giáo dục, kiến thiết ở thành phố và sở giáo dục, giữ lại trường, trùng tu, bảo dưỡng di tích lịch sử, văn hoá giáo dục của Văn Minh Miệt Vườn này ở Miền Tây, vựa lúa vựa cá của nước Việt Nam.

Quí lắm, hiếm lắm di tích lịch sử này. Cả nước chỉ còn có vài trường như thế thôi. Đó là biểu tượng, là di sản của nhiều thế hệ của dân Miền Nam, dân học chương trình Pháp là con đường chống Pháp. Cả nước, ba miền, từ Bắc chí Nam chỉ có mấy trường học chương trình Pháp Đông dương. Cố cựu lắm từ cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, đó là Trường Bưởi ở Hà Nội, Trường Quốc Học ở Huế, Trường Pétrus Ký ở Saigon, Trường Nguyễn đình Chiểu ở Mỹ tho, College de Cantho (Phan thanh Giản, Châu Văn Liêm) ở Cần Thơ.

VN Cộng Hoà, VNCS có thể lập hàng trăm ngôi trường qui mô hơn thế nữa, nhưng phải đợi 100 năm sau những trường này mới thành trường kỳ cựu như mấy trường trên. Không có tiền nào, quyền nào có thể mua được cái kỳ cựu lịch sử ấy.

Tim hiểu được biết có lúc Pháp sẵn sàng giúp 150.000 USD để trùng tu lại ngôi trường Phan thanh Giản cổ này, Pháp hứa sử dụng chuyên gia và kỹ thuật của Pháp nhưng kế hoạch không thành có lẽ vi lý do chánh trị thời chưa mở cửa kinh tế.

Tin anh chị em trong ngoài nước theo sát nội vụ cho biết “dự án xây mới Trường THPT Châu Văn Liêm và các thủ tục khác liên quan đều cơ bản hoàn thành (chờ mở thầu) và Thành ủy, UBND TP Cần Thơ đã chỉ đạo xây mới trường dựa trên nguyên bản của Pháp.

“Tuy nhiên, khi bắt đầu triển khai thực hiện dự án thì có nhiều ý kiến băn khoăn, đề nghị TP thận trọng xem xét. Công luận trong nước đề nghị các thành viên có liên quan (Hội Kiến trúc sư, UBND quận Ninh Kiều, Sở Giáo dục - đào tạo, Sở Kế hoạch - đầu tư TP Cần Thơ...) nắm vấn đề, sắp tới sẽ có cuộc họp để lãnh đạo Thành ủy, UBND TP Cần Thơ nghe ý kiến của những đơn vị này, từ đó có cơ sở xem xét, quyết định về “số phận” của trường.

Nên anh chị em trong nước mới nhờ anh chi em ở hải ngoại lên tiếng, giữ lại trường, tu trì, bảo dưỡng y dáng vẻ cố hữu của trường./. (Vi Anh)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.