Hôm nay,  

Chiến Tranh Và Lương Tri

5/31/200100:00:00(View: 4965)
Mỗi năm đến ngày Tưởng niệm Chiến sĩ trận vong (Memorial Day) ở Mỹ, những cuộc chiến cũ có vẻ lùi thêm vào quá khứ kể từ cuộc Nội chiến Nam-Bắc mà sự kết thúc đã làm khởi điểm cho ngày lễ truyền thống này. Lạ lùng thay cuộc chiến Việt Nam tuy một phần tư thế kỷ trôi qua, đã không chịu lùi dần mà vẫn cứ hiện hình trở lại có khi thật nhức nhối. Ngày Tưởng niệm năm nay đến vào lúc chỉ mấy tuần trước đây có vụ cựu Thượng nghị sĩ Bob Kerrey nhìn nhận đã chỉ huy một toán biệt kích Hải quân giết chết hơn một chục người dân ở làng Thanh Phong, tỉnh Bến Tre, là một dịp để đám bụi thời gian dấy lên và cuốn theo chiều gió. Có người đã lên án ông Kerrey, nhiều cựu chiến binh đã bênh vực ông và nhiều người dân Mỹ đã thông cảm, nhưng thường với những tình cảm thật lẫn lộn.

Nước Mỹ có tội hay không có tội" Mỹ tham chiến ở Việt Nam là đúng hay sai" Những câu hỏi đó còn day dứt trong lòng người Mỹ, dự luận dân chúng còn chia rẽ. Vết thương không còn rớm máu như năm xưa, nhưng nó vẫn còn đó như một chứng bệnh kinh niên lâu lâu lại nhức nhối. Tôi vẫn nghĩ chiến tranh là tàn nhẫn, nhưng có một điều tôi muốn nhấn mạnh. Trong bất cứ cuộc chiến nào và ở bất cứ bên nào những người lính đã tử trận đều là những người đáng kính. Họ đã chết vì thi hành nghĩa vụ công dân, hoặc vì bị mê hoặc bởi sự tuyên truyền lừa gạt của một chủ thuyết hay ngộ nhận chính nghĩa trong một thời buổi nhá nhem. Nhưng khi đã cầm súng ra trận, lâm vào thế “nếu ta không giết, ta sẽ bị giết”, xin đừng nói bên nào nhân đạo hơn bên nào. Những người đó chết vẫn đáng kính hơn những kẻ đã né tránh chiến tranh, nêu ra bất cứ lý do gì để trốn lính, trừ một lý do họ không dám nói ra mồm là hèn nhát sợ chết.

Trong Ngày Tưởng Niệm năm nay, có tiếng nói của một người lính tôi cho là có ý nghĩa nhất cho sự suy tư của người Mỹ. Cựu chiến binh David Tatum nói: “Chúng tôi đã phạm phải rất nhiều sai lầm, chúng tôi biết như vậy. Chúng tôi đã đến Việt Nam với những lý do chính đáng và chúng tôi đã làm sai tất cả. Nhưng chúng tôi cởi mở hơn về những sai lầm chúng tôi phạm phải. Họ (những người Cộng sản Bắc Việt) đã reo rắc khủng bố, họ đã chém giết dân chúng miền Nam Việt Nam, đó là điều dân chúng Mỹ cần phải hiểu”. Tatum là một cựu chiến binh Thủy Quân Lục Chiến đã tham chiến ở Việt Nam, hiện ông là một giáo sư Lịch sử Mỹ tại một trường Trung học ở Philadelphia. Ông đã dẫn lớp học của ông đến thăm đài Tưởng niệm Chiến tranh Việt Nam ở Washington.

Nhiều người lính Mỹ tham chiến ở Việt Nam nay vẫn còn bị ám ảnh vì nhiều chuyện, có người bị chấn động tâm thần không cách nào chữa lành. Đó là điều dễ thông cảm bởi vì họ đã tham dự một cuộc chiến quá bạo tàn trong một khung cảnh mịt mù, nhiều khi không phân biệt nổi đâu là bạn đâu là thù. Lương tâm cắn dứt là đúng, nhưng ít ra cũng phải có lương tâm nó mới bị cắn dứt. Lương tri của mọi con người bình thường bắt buộc không thể quên một quá khứ, khiến họ nói ra công khai những cảnh bạo tàn mà họ đã chứng kiến hay đã góp phần vào đó bằng cách này hay cách khác. Thế nhưng tôi muốn nói thêm. Lương tri cũng phải có hai chiều.

Tôi không hy vọng một ngày nào đó những người lính Cộng sản trong cuộc chiến Việt Nam lại được phép có lương tri và được chế độ của họ cho phép hay khuyến khích họ cởi mở bộc trực, nói lên những gì họ đã phạm phải đối những kẻ thù của họ. Tôi không hề có ảo tưởng như vây. Tôi nói lương tri hai chiều là ngay ở phía những người Mỹ. Đối với những người dân ở trong vùng Cộng sản kiểm soát ở miền Nam Việt Nam, những nguời mà chính họ cũng biết có thể là dân và cũng có thể là cán bộ, du kích hay quân chính quy cải dạng họ không có cách nào phân biệt nổi, nhưng nếu bị họ giết lầm, họ vẫn thấy đau khổ, lương tâm bị dày vò. Đó là điều rất tốt, lương tri đó thật đáng phục. Nhưng cái lương tri đó cũng nên có một mặt thứ hai để nhìn vào những người đã chiến đấu bên cạnh họ hay những người dân đã giúp đỡ họ và đã bị họ bỏ lại khi họ vội vã rút lui, để lãnh đủ mọi thứ búa rìu của kẻ chiến thắng.

Chúng tôi muốn nói đến những quân cán chính và cả những người dân của chế độ Việt Nam Cộng hòa trước đây. Có nhiều người nay không nói được, bởi vì họ đã nằm yên dưới những nấm mồ tử sĩ ở ngay trên đất nước Việt Nam, hay nằm trong các các nấm mồ hoang vắng của các trại cải tạo, hay đã nằm yên dưới đáy bể trong các cuộc vượt biên hoặc có những nạn nhân mà đến bây giờ không tìm thấy xác. Cố nhiên còn rất nhiều người còn sống, có người ở nơi nói lên được và có người ở nơi phải âm thầm chịu đựng. Những người nói lên được đã bầy tỏ biết bao cảm nghĩ, đau thương cho người thân đã chết, ngán ngẩm cho cảnh đời hay cả mối hận lòng để ước mơ làm sao tránh cho dân tộc khỏi gập nạn như vậy nữa.

Đối với những tiếng nói như vậy, một phần dư luận Mỹ bằng cách diễn tả này hay diễn tả khác, có vẻ đã trả lời: Nước Mỹ đã làm tất cả cho các anh trước khi rút lui. Sau chiến tranh, nước Mỹ đã mở cửa đón người tị nạn, đã giúp đỡ quân cán chính miền Nam và giúp định cư cả những cựu tù cải tạo. Nhưng các anh đã thua, các anh còn trách ai" Điều đó rất đúng, chúng tôi đã thua chúng tôi phải chịu, chúng tôi không trách ai hết. Những nếu lương tri người Mỹ còn day dứt vì những người họ đã giết ở phía bên kia, thiết tưởng một góc nhỏ của lương tri đó cũng nên nhìn đến những người đã chết ở phía bên này - dù không trực tiếp chết vì bàn tay Mỹ, nhưng ít ra Mỹ cũng đã gián tiếp có một phần trách nhiệm. Chúng tôi chỉ mong họ có chút lương tri đó. Có thế thôi.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
ATLANTA - Vào hôm Thứ Ba 19/11, cảnh sát bắc Georgia xác nhận tin 1 nữ sinh da trắng 16 tuổi thu thập 5, 6 dao nhà bếp, quan sát khách hành hương và định đâm người da đen đi lễ nhà thờ Bethel.
WASHINGTON - Thủy thủ Edward Gallagher, đội viên SEAL, là đơn vị ưu tú của hải quân, bị tố cáo phạm tội ác chiến tranh, đâm chết 1 ISIS vị thành niên, chụp ảnh với tử thi ISIS và xả súng bắn vào thường dân Iraq, được TT Trump ân xá.
WASHINGTON - Trong ngày Thứ Tư 20/11, 3 viên chức của chính quyền Trump bị chất vấn trong ngày điều trần công khai tại Hạ Viện.
Trước khi rời Bạch Ốc trưa Thứ Tư 20/11, TT Trump dẫn 1 phần điều trần của ĐS Sondland, nói rằng “Tôi không muốn gì - hãy bảo ông Zelenski tôi không muốn đổi chác”.
Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo sẽ từ chức để ra tranh cử Thượng Nghị Sĩ tại tiểu bang nhà Kansas của ông, theo một bản tin tường trình cho biết.
WASHINGTON - Nguồn thông thạo tiết lộ: giai đoạn 1 của đàm phán thương mại Mỹ-Hoa không chắc xong trước cuối năm 2019 – Beijing vận động mở rộng các thu hồi thuế nhập cảng trong khi Washington lưu ý các đòi hỏi của mình.
Hạ Viện Hoa Kỳ đã thông qua dự luật quyền ủng hộ Hồng Kông hôm Thứ Tư, khiến Tổng Thống Donald Trump bị trói buộc khi ông cố gắng không quậy đục lên các cuộc đàm phán thương mại với Trung Quốc.
Quốc Hội CSVN đã thông qua luật lao động mới mà trong đó gồm điều khoản cho phép lập công đoàn độc lập, nhưng không biết điều đó có được thực hiện đầy đủ quyền như được ghi trong luật hay chỉ là thứ luật nằm trong giấy mà nhà nước CSVN lâu nay đã áp dụng
HÀ NỘI - Hoa Kỳ loan báo giúp Việt Nam tăng cường khả năng bảo vệ lãnh hải bằng tàu tuần duyên.
Garden Grove (Bình Sa)- - Tại Great Wolf Lodge Resort Anaheim 12681 Harbor Blvd, Garden Grove vào tối thứ Bảy ngày 16 tháng 11 năm 2019, Hội Quân Nhân Mỹ gốc Việt (Vietnamese American Uniformed Services Association) đã tổ chức đêm Freedom is Not Free “Tự Do Không Cho Không” để gây quỹ cấp học bổng cho con em tử sĩ và vinh danh những đồng đội đã hy sinh vì lý tưởng bảo vệ tự do
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.