Hôm nay,  

Tình Hình Biển Đông 6 Tháng Đầu 2015

02/07/201500:01:00(Xem: 8066)

TÌNH HÌNH BIỂN ĐÔNG 6 THÁNG ĐẦU 2015


Trong những tháng đầu năm 2015, nhiều vụ khủng hoảng đang đồng thời xảy ra trên thế giới: từ loạn quân Nhà Nước Hồi Giáo IS ở Iraq và Syria , nội chiến Yemen, chương trình phát triển nguyên tử Iran, bế tắc hòa đàm Israel – Palestine,  tới  việc  can thiệp của Nga vào Ukraine. Dù bị lôi cuốn và vướng bận vào tất cả những vấn đề ấy, chính quyền Obama vẫn muốn tái xác định sự tiếp tục chú trọng đến khu vực Á Châu – Thái Bình Dương như chính sách đã tuyên bố từ năm 2011.

TRUNG QUỐC

Biển Đông là một cuộc chơi mà Trung Quốc nắm chắc lợi thế và Bắc Kinh đang có những bước tính toán rất chính xác. Kể từ 2013 và nhất là trong các năm 2014/2015, Trung Quốc tập trung vào việc xây dựng các đảo nhân tạo tại Trường Sa Tàu tại các Bãi Đá Châu Viên (Cuarteron Reef), Đá Tư  Nghĩa (McKennan Reef ), Đá Gaven (Gaven Reef), Đá Gạc Ma (Johnson South Reef) và Đá Chữ Thập (Fiery Cross Reef) cũng như đá Vành Khăn (Mischief Reef). Như lời tuyên bố của Đô đốc Mỹ Harry Harris Jr., Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ hôm 31/3 cảnh báo Trung Quốc “đang xây một Vạn Lý Trường Thành bằng cát” thông qua việc bồi đắp đảo nhân tạo tại biển Đông cho biết tranh chấp chủ quyền biển đảo tại biển Đông “đang làm gia tăng căng thẳng trong khu vực và tạo nguy cơ xảy ra sơ xuất”. Hành động lấn chiếm của Trung Quốc đã gặp phải sự chống đối mạnh mẻ từ các quốc gia Đông Nam Á, các quốc gia Đông Á, Hoa Kỳ, Úc Đại Lợi và các quốc gia G7. Ngay cả Nga cũng cáo buộc Trung Quốc gây rối trên Biển Đông.

blank

Đá Chữ Thập mà Trung Quốc đang bồi đắp (dài 4,000 m x rộng 1,000 m), chụp từ máy bay trinh sát của Mỹ ngày 21/05/2015 - Reuters


Trong một cuộc họp báo ngày 08/3/2015 tại Bắc Kinh, Ngoại trưởng Vương Nghị đã bác bỏ thẳng thừng những phản đối của nước khác về việc Trung Quốc đang đẩy mạnh các công trình bồi đắp đảo nhân tạo tại vùng quần đảo Trường Sa, nơi có tranh chấp với các láng giềng trong đó có Việt Nam. Ông Vương Nghị đã không ngần ngại khẳng định: Biển Đông là “nhà và là “sân” của Trung Quốc. Ngày 16/6, báo Đa Chiều đưa tin, Bộ Ngoại giao Trung Quốc thông báo ngắn gọn rằng hoạt động bồi lấp xây dựng của Trung Quốc ở một bộ phận của quần đảo Trường Sa sắp hoàn thành trong thời gian sắp tới.

HOA KỲ

Năm 2015 có thể trông đợi những bước đi mạnh mẽ của nước Mỹ trong chính sách xoay trục, khi phe Cộng Hòa nắm lưỡng viện, đây cũng là phe chủ trương tăng ngân sách quốc phòng để đối phó với các nguy cơ đe dọa Mỹ ở khắp nơi. Trong chủ trương tăng ngân sách sẽ có việc gia tăng hiện diện, tăng sức mạnh quân sự ở khu vực châu Á.

Sự trỗi dậy và thách thức của Trung Quốc chắc chắn là yếu tố khiến Mỹ phải để tâm. Dự báo 2015, Washington sẽ tăng cường quan hệ với đồng minh và các nước có mâu thuẫn về chủ quyền với Bắc Kinh, đặc biệt là thúc đẩy ký kết Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) vào cuối năm.

Liên quan đến vấn đề biển Đông, Hoa Kỳ cho rằng những khác biệt trong quan điểm giữa Mỹ và Trung Quốc không thể cản trở quan hệ hai nước nhưng Hoa Kỳ cũng bày tỏ quan ngại về những hành động đòi chủ quyền đơn phương gây mất ổn định tại khu vực.

Trong năm 2015, các viên chức cao cấp Hoa Kỳ từ phía hành chánh cũng như quân sự như bà Nina Hachigian (Đại sứ Mỹ tại ASEAN: 1/1), ông Daniel Russel (Thứ trưởng phụ trách khu vực Đông Á-Thái Bình Dương của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ: 5/2), ông James Clapper (Giám đốc Tình báo quốc gia Mỹ: 27/2), ông Ted Osius (Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam: 6/3),  Đô đốc Harry Harris (Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương: 31/3), Tổng thống Barack Obama trong chuyến công du Jamaica ngày 9/4, đã thẳng thừng tuyên bố: "Điều chúng tôi lo ngại về Trung Quốc là nước này không tuân theo các quy định và thông lệ quốc tế. Trung Quốc đang sử dụng sức mạnh và quy mô thực sự của mình để ép các nước nhỏ vào vị trí thấp hơn, dễ bị bắt nạt hơn".

 

  • Một số nhân vật rất có thế lực tại Thượng viện Mỹ - trong đó có Thượng nghị sĩ John McCain - vừa chính thức lên đòi chính quyền Obama phải có một chiến lược toàn diện để ngăn chặn các hành vi gây mất ổn định của Trung Quốc tại Biển Đông. Trong một bức thư đề ngày 19/03/2015, gởi Bộ trưởng Quốc phòng Ash Carter và Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry, bốn Thượng nghị sĩ đã nêu bật hoạt động bồi đắp đảo nhân tạo Bắc Kinh đang rốt ráo tiến hành ở vùng quần đảo Trường Sa để giải thích yêu cầu trên. Sau bức thư quan trọng đó, Thượng viện Mỹ như đã tiến thêm một bước trong việc thúc giục và hỗ trợ chính quyền trong việc đối đầu với Trung Quốc trên vấn đề Biển Đông. Trong một bài viết đề ngày 02/04/2015, hãng tin Mỹ Bloomberg đã ghi nhận sự kiện là trong những giờ phút cuối của cuộc tranh luận về ngân sách Thượng viện vào hạ tuần tháng Ba, ba Thượng nghị sĩ đã bổ sung hai điều khoản tu chính nhằm thúc đẩy chính quyền Obama khôi phục động lực của chính sách xoay trục qua châu Á. Điều khoản sửa đổi thứ nhất do ba thành viên Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ Robert Menendez, Cory Gardner và Ben Cardin bảo trợ, kêu gọi chính quyền phát triển và công bố một chiến lược toàn diện nhằm đảm bảo quyền tự do hàng hải ở vùng Thái Bình Dương. Điều khoản này cũng cho phép Quốc hội tài trợ thêm cho công việc huấn luyện và tập trận của quân đội Mỹ và các đối tác châu Á của Mỹ. Điều tu chính thứ hai mà tác giả là Thượng nghị sĩ Cory Gardner, Chủ tịch mới của tiểu ban Châu Á thuộc Ủy ban Đối ngoại Thượng viện, đã đề nghị nhờ một cơ quan độc lập kiểm tra những khoản chi tiêu thực sự của chính quyền cho chiến lược xoay trục, và đưa ra các khuyến nghị về việc quản lý tốt hơn các khoản ngân sách này…
  • Phái đoàn lưỡng đảng do bà Nancy Pelosi, thủ lãnh Đảng Dân chủ tại Hạ viện Mỹ, đã thăm viếng Việt Nam cuối tháng 3/2015. Trọng tâm của chuyến đi hai ngày - xoay quanh các vấn đề hợp tác an ninh, nhân quyền và thương mại. Phái đoàn đã gặp Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Nguyễn Sinh Hùng và Phó Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng Việt Nam Phạm Bình Minh cũng như đến thăm TBT Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch Nhà nước Trương Tấn Sang.
  • Ngày 18/4, trong một cuộc điều trần tại Hạ viện Mỹ, Đô đốc Samuel Locklear, chỉ huy Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của Hoa Kỳ cho biết Trung Quốc đang tiến hành những hoạt động lấp biển lấy đất với qui mô lớn tại những bãi cạn đang có tranh chấp ở Biển Đông. Đô đốc Samuel Locklear nói rằng cho tới giờ các nước Đông Nam Á, kể cả Việt Nam và Philippines, có rất ít thành quả trong việc ứng phó hữu hiệu hành động của Trung Quốc.
  • Trong một động thái cho thấy Quốc hội Mỹ quan tâm đặc biệt về tình hình Biển Đông, ngày 13/5, các ông Daniel Russel, Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao và ông David Shear, Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng phụ trách khu vực Đông Á-Thái Bình Dương đã có cuộc điều trần trước Ủy ban Đối ngoại Thượng viện về vấn đề này.
  • Trong chuyến viếng thăm trong nước 2 ngày 16-17/5/2015, Chủ tịch Nước Trung Quốc Tập Cận Bình nói rằng các mối quan hệ của nước ông với Hoa Kỳ vẫn vững mạnh. Những thông báo không gây chú ý này được đưa ra tiếp theo sau cảnh báo hôm thứ Bảy của Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị rằng quyết tâm bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Bắc Kinh là "không thể lay chuyển."
  • Hoa Kỳ và Trung Quốc bày tỏ những khác biệt quan điểm về vấn đề tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông, trong chuyến đến thăm Bắc Kinh của Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ John Kerry trong 2 ngày 16-17/5/2015. Hai nước kêu gọi thực hiện các bước nhằm giảm tình trạng căng thăng và thúc đẩy ổn định. Nỗ lực bồi đắp đất lớn lao của Trung Quốc trong các vùng đang tranh chấp ở Biển Đông đang là mối quan ngại ngày càng lớn cho khu vực và Hoa Kỳ. Vấn đề này là đề tài chính yếu Ngoại trưởng Kerry thảo luận trong các cuộc hội đàm sâu rộng và gồm nhiều lãnh vực với các giới chức Trung Quốc vào cuối tuần qua. Trung Quốc nói họ không có ý định ngưng nỗ lực hiện nay, nhưng nói thêm rằng họ cam kết duy trì hoà bình và ổn định ở Biển Đông cũng như tự do hàng hải. Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị nói: “Quyết tâm của Trung Quốc bảo vệ chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ vững như bàn thạch và không thể lay chuyển.” Ngoại trưởng Kerry kết thúc chuyến đi thăm Trung Quốc với cuộc hội đàm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hôm Chủ nhật. Ông Tập nói rằng cho dù tình hình căng thẳng, quan hệ giữa 2 nước vẫn bền vững và rằng ông trông đợi chuyến đi thăm Hoa Kỳ vào tháng 9.
  • Trong bài diễn văn đọc tại Trân Châu Cảng ở Hawaii ngày 27/5 và tại hội nghị an ninh cấp cao ở Singapore ngày 30/5, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Ashton Carter hô hào cho “một sự chấm dứt ngay tức khắc và kéo dài” của những hoạt động lấp biển lấy đất của Trung Quốc trong vùng biển có tranh chấp và nói rằng cách cư xử của Trung Quốc trong khu vực này đã "vượt ra khỏi" các thông lệ quốc tế cũng như phản đối bất kỳ hoạt động quân sự hóa nào đối với các khu vực tranh chấp và nói rằng quân đội Mỹ “sẽ thỏa mãn” những yêu cầu mỗi lúc một tăng đòi Washington tích cực hoạt động tại khu vực Á châu Thái Bình Dương vì những hành động trên biển của Trung Quốc. Tân Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của quân đội Mỹ, Đô đốc Harry Harris tuyên bố các lực lượng của Mỹ, nếu được lệnh, sẽ sẵn sàng để “chiến đấu ngay tối hôm nay để bảo vệ các quyền lợi của Mỹ trong vùng Á châu- Ấn Độ dương-Thái Bình Dương rộng lớn.”
  • Vào cuối tháng 5/2015, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter lần đầu tiên thăm Việt Nam sau hội nghị Shangri-La và dự kiến sẽ gặp, thảo luận các vấn đề an ninh, kinh tế khu vực. Trước đó vài ngày, một phái đoàn của Thượng Nghị viện Hoa Kỳ gồm có các thượng nghị sĩ Mỹ là John McCain và Jack Reed thuộc Ủy ban quốc phòng cũng đã tới thăm Việt Nam.
  • Ngày 8/6, tướng Phạm Trường Long, Phó Chủ tịch Quân ủy trung ương Trung Quốc, cánh tay phải của ông Tập Cận Bình đã có chuyến thăm 6 ngày tại Hoa Kỳ. Điều đặc biệt là tướng Long đã không được Tổng thống Obama tiếp kiến.   “Đối thoại chiến lược và kinh tế” Mỹ-Trung thường niên lần thứ 7 diễn ra tại Washington vào 2 ngày 22-23 tháng 6 giữa Ngoại trưởng Mỹ John Kerry, bộ trưởng Tài chính Jacob Lew với Ủy viên Quốc viện Trung Quốc Dương Khiết Trì, Phó Thủ tướng thứ ba Uông Dương và gần 400 quan chức Trung Quốc. Hoa Kỳ và Trung Quốc hy vọng sẽ san bằng những cách biệt về những vấn đề gay go như an ninh hàng hải, an ninh mạng, nhân quyền, kinh tế, tỷ lệ đồng NDT, đầu tư, vũ trụ, vấn đề hạt nhân Triều Tiên và Iran … Cả 2 bên đã tỏ thái độ hòa dịu nhưng cũng nhìn nhận là trên một số vấn đề, Hoa Kỳ và Trung Quốc không đạt được sự “đồng thuận”. Kết thúc ba ngày làm việc tại Washington, phái đoàn Trung Quốc đã được Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama tiếp tại Nhà Trắng vào ngày 24/6/2015. Thông cáo của Nhà Trắng cho biết Tổng thống Obama đã trực tiếp đề cập đến “mối quan ngại của Hoa Kỳ trước thái độ của Trung Quốc trên hồ sơ biển đảo và tin học.
  • Cuộc gặp chính thức giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ diễn ra vào ngày 1/9 tới tại Washington. Ngược lại với hành động quyết đoán của mình, Trung Quốc có những lời nói hòa hoãn trong thời gian gần đây và muốn đối thoại với Hoa Kỳ như là 2 cường quốc lớn nhất trên thế giới. Tuy nhi ên, Hoa Kỳ, với những lợi thế về kinh tế, quân sự và ngoại giao sẽ không dại gì mà chấp nhận yêu cầu của Trung Quốc.

 

KINH TẾ VÀ TÀI CHÁNH ÂU CHÂU VÀ HOA KỲ

 

  • Tình hình Âu Châu: Sau hai năm kình chống như thời chiến tranh lạnh, trong năm 2015, Hoa Kỳ thực hiện một loạt động thái ngoại giao ở cấp cao nhất, tạo không khí hòa dịu với Nga, để hợp tác giải quyết một số hồ sơ nóng trên thế giới. Sau cuộc thảo luận John Kerry-Vladimir Putin tại Sotchi, đến lượt Trợ lý Ngoại trưởng đặc trách Châu Âu Victoria Nuland đến Matxcơva.
  • Tình hình Hoa Kỳ: Kinh tế Mỹ bắt đầu tăng trưởng lại vào tháng 4 và tháng 5 sau khi giảm nhẹ trong mấy tháng đầu năm.Tình hình kinh tế Hoa Kỳ nói chung tiến tiển chậm nhưng vững chắc. Trong quý I-2015, thâm hụt thương mãi có chiều gia tăng vì lý do thời tiết, đình công tại các hải cảng Miền Tây và trị giá đồng USD vẫn cao hơn các nước trên thế giới. Dự đoán tăng trưởng của nền kinh tế lớn nhất thế giới này sẽ ở mức 2.4% trong năm 2015. Ngân hàng liên bang Hoa Kỳ vẫn quyết định chưa tăng lãi xuất.

 

v     Tỷ lệ thất nghiệp: Tỷ lệ thất nghiệp của Hoa Kỳ đã cải thiện đôi chút trong tháng Tư xuống còn 5.4%, mức thấp nhất trong gần 7 năm. Một phúc trình của Credit Suisse nói rằng tỷ lệ thất nghiệp có thể giảm xuống dưới mức 5% vào cuối năm 2016.

v     Tình hình xăng dầu: Sản lượng dầu của Mỹ đang ở mức cao kỷ lục trong 45 năm, bất chấp những biến động của giá dầu thế giới trong thời gian vừa qua. Theo báo cáo của Tập đoàn Tư vấn Dầu khí Rystad Energy, nước Mỹ đang sản xuất được 9.65 triệu thùng dầu/ngày, cao nhất kể từ năm 1970. Mặc dù, số giếng khoan dầu tại Mỹ giảm kéo theo một lượng lớn nhân công ngành này bị sa thải, nhưng trung bình từ đầu năm 2015 sản lượng đã tăng 31% so với năm 2014. Hiện thị trường dầu thế giới đang dư thừa nguồn cung và báo cáo của Rystad cũng dự đoán, cần ít nhất 3 đến 4 năm nữa thì giá dầu mới trở lại xấp xỉ 100 USD/thùng.

 

HOA KỲ THỂ HIỆN VAI TRÒ LÃNH ĐẠO TẠI Á CHÂU – THÁI BÌNH DƯƠNG

Vai trò quan trọng nhất của Mỹ tại Biển Hoa Đông/Biển Đông là kiềm chế, đối trọng và cân bằng quyền lực với Trung Quốc. Theo lời phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Marie Harf, Hoa Kỳ lại một lần nữa lên tiếng hối thúc Trung Quốc hợp tác với các nước láng giềng để giảm thiểu căng thẳng ở Biển Đông Trung Hoa (Hoa Đông) và Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông). Lời kêu gọi này được Phó Bộ trưởng Ngoại giao William Burns trình bày với các nhà lãnh đạo Trung Quốc khi ông đến thăm Bắc Kinh từ ngày 21 đến ngày 23 tháng 1.

  • Ngày 12/3 nguồn tin Reuters cho biết, Hoa Kỳ đã đề nghị Việt Nam ngừng cho phép Nga sử dụng căn cứ quân sự Cam Ranh để tiếp nhiên liệu cho các máy bay ném bom hạt nhân có khả năng tham gia vào các chương trình phô diễn sức mạnh ở Thái Bình Dương. Không có trả lời chính thức từ phía Việt Nam nhưng hình như Nga đã ngưng các chuyền bay này.
  • Phát biểu tại Malaysia hôm 17/03/2015, Phó Đô đốc Robert Thomas,Tư lệnh Hạm đội 7 của Mỹ đã kêu gọi các quốc gia Đông Nam Á thành lập một lực lượng hải quân hỗn hợp để tuần tra tại vùng Biển Đông, nơi đang tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc đang càng lúc càng căng thẳng. Tư lệnh Hạm đội 7 công nhận rằng vấn đề này nói thì dễ, nhưng làm thì khó hơn, nhưng nếu các quốc gia ASEAN đi đầu trong việc này, thì Hạm đội 7 của Hoa Kỳ sẽ sẵn lòng hỗ trợ. 
  • Trong chuyến công du châu Á ngày 8/4, tân Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đã đưa ra một lời cảnh cáo cứng rắn nhắm vào các hoạt động nhằm “quân sự hóa” các tranh chấp biển đảo. Tín hiệu cảnh cáo này nhắm vào Trung Quốc vốn đang cấp tốc tiến hành công việc bồi đắp 6 rạn san hô tại Trường Sa thành đảo nhân tạo, xây dựng trên đó đủ loại cơ sở có khả năng được dùng vào mục tiêu quân sự. Giới chuyên gia quốc phòng thẩm định là các đảo nhân tạo đó có thể tạo thành một chuỗi pháo đài cho phép Bắc Kinh khống chế hầu như toàn bộ Biển Đông.
  • Trong bản tuyên bố chung được công bố sau cuộc họp thượng đỉnh tại Đức, kết thúc 8/6/2015, các lãnh đạo nhóm G 7 (Anh, Đức, Pháp, Ý, Mỹ, Canada, Nhật ), tuyên bố mạnh mẽ chống lại mọi hành động đơn phương nhằm làm thay đổi nguyên trạng ở vùng Biển Đông, như việc “bồi đắp đảo với quy mô lớn.

 

MẶT TRẬN KINH TẾ - HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (TPP)

  • Ngày 2/4, Trợ lý ngoại trưởng Mỹ phụ trách Đông Á và Thái Bình Dương Daniel Russel vui mừng thông báo rằng đồng nghiệp của ông là đại sứ Mike Froman từ Đại diện thương mại Hoa Kỳ cho biết “đã nhìn thấy đích đến cho đàm phán Hiệp định đối tác thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP)”. Ông Daniel Russel cho biết thông tin này khi phát biểu tại Cục Nghiên cứu châu Á ở Seattle. Ông nói các bên đàm phán đang gặp nhau khẩn trương và thảo luận những vấn đề mà mấy tháng trước được cho là “tắc nghẻn”.
  • Trước khi lên đường công du Châu Á, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter hôm 6/4 tuyên bố Hiệp định Thương mại Xuyên Thái Bình Dương TPP là một bộ phận quan trọng của chiến lược xoay trục Châu Á của chính quyền Obama.
  • Sau nhiều tuần tranh luận và bỏ phiếu đầy kịch tính, cuối cùng dự luật về Quyền Thúc đẩy Thương mại (TPA: Trade Promotion Authority), còn gọi là quyền đàm phán nhanh, mà không gắn kèm dự luật Hỗ trợ Điều chỉnh Thương mại (TAA: Trade Adjustment Assistance) đã được lưỡng viện Hoa Kỳ thông qua ngày 24/6. Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đã ký đạo luật Quyền Thúc đẩy Thương mại (TPA), còn gọi là Quyền đàm phán nhanh vào ngày 30/6/2015.
  • Nhằm mục đích nâng đỡ các nhà xuất khẩu của Mỹ, Hoa Kỳ yêu cầu các nước gia nhập khu vực thương mại Thái Bình Dương nhất là Việt Nam, một nước xuất khẩu hàng may mặc hàng đầu, hãy giảm thiểu hàng hoá nhập khẩu từ Trung Quốc.

 

MẶT TRẬN QUÂN SỰ

 

  • Ngày 10/4, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter ngày 10/4 khẳng định Mỹ đang chuyển qua châu Á các loại vũ khí tối tân nhất, trong đó có loại máy bay ném bom tàng hình và các đơn vị chuyên trách chiến tranh tin học.
  • Tờ The Wall Street Journal đưa tin hôm 12.5 rằng, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter đã chỉ đạo thuộc cấp “xem xét các lựa chọn, bao gồm phái máy bay tuần thám của Hải quân Mỹ giám sát đối với quần đảo Trường Sa và cử các tàu hải quân Mỹ tiến vào phạm vi 12 hải lý quanh các rạn san hô mà Trung Quốc đã bồi đắp và và tuyên bố chủ quyền tại khu vực được gọi là quần đảo Trường Sa”.
  • Website chính thức của Hải quân Mỹ cho biết tàu USS Forth Worth (LCS-3) của Mỹ vào giữa tháng 5 đã thực hiện chuyến tuần tra kéo dài 7 ngày tại vùng biển và không phận quốc tế ở Biển Đông, gần khu vực quần đảo Trường Sa. Mọi động thái của tàu USS Fort Worth trong chuyến tuần tra này đều được tàu hộ vệ tên lửa Yancheng (Type 054A) Trung Quốc theo dõi chặt chẽ. Một nhóm phóng viên của kênh truyền hình CNN hôm 20/5 đã chứng kiến cảnh hải quân Trung Quốc cảnh cáo tám lần khi máy bay do thám P8-A Poseidon của Mỹ bay trên khu vực Đá Chữ thập trong quần đảo Trường Sa, nơi Trung Quốc đang tiến hành việc xây dựng đảo nhân tạo.
  • Hội nghị đầu tiên giữa lực lượng lính thủy đánh bộ Mỹ và quan chức quân sự đến từ 23 nước diễn ra tại Hawaii từ ngày 18-5 nhưng không có sự hiện diện của Trung Quốc. Hơn một nửa trong số các quốc gia tham dự đến từ châu Á, trong đó có những nước đang có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc.
  • Reuters phiên bản tiếng Trung Quốc ngày 1/6 đưa tin, hôm 29/5 Chủ tịch Ủy ban Quân vụ Thượng viện Hoa Kỳ John McCain đã đưa ra đề xuất Washington giúp Việt Nam các loại vũ khí có tính chất phòng thủ để đối phó với sự bành trướng của Trung Quốc và nguy cơ đối đầu trên Biển Đông. Đề xuất này của ông John McCain là một phần của dự luật Ủy nhiệm Quốc phòng Hoa Kỳ 2016. Dự luật này sau khi được sửa đổi có tên là “Hành động Biển Đông” và dự kiến sẽ được thông qua vào cuối năm nay.

 

VIỆT NAM

Việt Nam thường có thói quen nói chung chung và không đi vào cụ thể. Ngoài mặt, nguyên tắc “ba không” của VN có ưu điểm nhưng cũng có bất cập. Một mặt nguyên tắc này giúp VN giữ được sự độc lập, tự chủ trong chính sách đối ngoại và quốc phòng. Trên thực tế, VN vẫn đẩy mạnh các mối quan hệ hợp tác quân sự và an ninh với các đối tác chủ chốt. Việt Nam và Hoa Kỳ sẽ không bao giờ tiết lộ những thỏa thuận chiến luợc đối phó với Trung Quốc. Những người nghiên cứu chỉ có thể căn cứ vào những tiết lộ nhỏ thường thường vài năm sau đó để đoán biết đường đi thật sự của Việt Nam.

Trong năm 2015, Việt Nam sẽ tận dụng vị thế địa chính trị của mình. Trong năm nay Việt Nam dự định sẽ ký kết hiệp định thương mại tự do với EU, với Hàn Quốc, với liên minh hải quan Nga, Kazakhstan, Belarus và đặc biệt là Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương TPP. Về phương diện quân sự, Việt Nam có thể áp dụng chiến lược “phi đối xứng” lấy nhỏ đánh lớn, mua cấp tập số lượng lớn các tên lửa đạn đạo có đủ khả năng tấn công tầm xa. Khi xung đột vũ trang nổ ra, các thành phố miền Nam Trung Quốc có thể là mục tiêu sẽ gây ra ảnh hưởng toàn cầu, và các chuyên gia Việt Nam kỳ vọng điều đó sẽ khiến các cường quốc can thiệp để ngăn cản Bắc Kinh gây hấn.

CHÍNH TRỊ & NGOẠI GIAO & KINH TẾ & TÀI CHÁNH:

 

Năm 2015 đánh dấu 20 năm bang giao Việt-Mỹ và nhiều diễn biến đánh dấu nhiều diễn biến quan trọng trong mối liên hệ hai nước. Đại sứ Hoa Kỳ Ted Osius đã tỏ ra rất năng động ở trong một bối cảnh chín mùi cho sự hợp lực của 2 nước. Vấn đề được đại sứ Ted Osius coi là thách thức nhất và gây trở lại lớn nhất đối với quan hệ hai nước đó là nhân quyền. Ông Ted Osius thừa nhận Việt Nam đã có nhiều tiến triển trong vấn đề này song Việt Nam vẫn cần có những thay đổi nữa để giúp quan hệ hai nước đạt tới mức cao nhất có thể.

 

  • Đầu năm 2015, cả Trung Quốc và Hoa Kỳ đều mời TBT Nguyễn Phú Trọng thăm viếng. Dù rằng cả Hoa Kỳ, Trung Quốc và Việt Nam rất kín miệng trong liên hệ 3 nước nhưng những gì sẽ xảy ra trong năm 2015 sẽ cho thấy liên hệ giữa Việt Nam và 2 cường quốc trên thế giới. Thêm vào đó, thông tin được Đại sứ Mỹ đưa ra trong cuộc nói chuyện với sinh viên ĐH Quốc gia Hà Nội ngày 6/3 về hai chuyến thăm Mỹ trong năm 2015, đó là chuyến thăm của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và của Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang. Trong một động thái cân bằng, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã thăm Trung Quốc từ 7-10/4. Ngoài những hiệp ước không quan trọng, vần đề Biển Đông không có đột phá quan trọng. Ngay sau khi thăm viếng Trung Quốc, bà Nguyễn Thị Kim Ngân, Phó chủ tịch quốc hội Việt Nam, lại có chuyến thăm và làm việc tại Hoa Kỳ từ 11-21/4. Lần này đến Hoa Kỳ, bà còn dẫn đầu phái đoàn Việt Nam tham gia chương trình lãnh đạo quản lý cao cấp tại đại học nổi tiếng Havard của Mỹ. Tin mới nhất cho biết Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ thăm viếng Hoa Kỳ vào ngày 6-10/7.
  • Về kinh tế, Việt Nam được dự báo sẽ nhận từ 13 đến 14 tỷ đô la kiều hối trong năm nay, chiếm tương đương khoảng 8% GDP, tăng từ mức 12 tỷ đô la của năm 2014. Lượng kiều hối do người Việt hải ngoại gửi về chiếm 30% kể cả số tiền đầu tư còn 70% do các người lao động nước ngoài. Ngày 29-6, tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6/2015, Bộ trưởng Bộ kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh cho biết, tăng trưởng GDP quý II/2015 đạt mức cao nhất trong 5 năm qua. Theo đó, tốc độ tăng GDP cả nước quý II ước đạt 6.44%, tính chung 6 tháng đầu năm, GDP tăng 6.28%, cao hơn nhiều so với cùng kỳ 5 năm trước.
  • Sau hơn 2 năm tích cực đàm phán, ngày 29/5/2015 tại tỉnh Burabai, Việt Nam cùng Liên minh Kinh tế Á-Âu gồm Nga, Armenia, Belarus, Kazakhstan và Kyrgyzstan đã ký chính thức Hiệp định Thương mại tự do, một hiệp định có ý nghĩa chiến lược cho cả Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á-Âu.
  • Theo Reuters và báo chí chính thức tại Việt Nam, trong chuyến viếng thăm Việt Nam sau đối thoại an ninh tại Sangri-La trong hai ngày cuối tuần, hôm nay 01/06, bộ trưởng quốc phòng Mỹ và Việt Nam đã ký tại Hà Nội “Tuyên bố tầm nhìn chung về quan hệ quốc phòng song phương. Văn kiện này ấn định một khuôn khổ cho phép hai nước phát triển quan hệ quân sự trong tương lai. Ông Carter nói thêm rằng hai nước sẽ hợp tác sản xuất một số thiết bị quân sự của Mỹ tại Việt Nam. Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ John McCain mới đây tuyên bố sẽ giới thiệu trước Thượng viện Mỹ trong tuần này một dự luật nới lỏng việc hạn chế bán vũ khí cho Việt Nam.
  • Sự kiện Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh thăm Trung Quốc từ 17 đến 19/6 cùng ông Dương Khiết Trì đồng chủ trì hội nghị Ủy ban Chỉ đạo hợp tác song phương Việt-Trung lần thứ 8 ngay sau khi Phạm Trường Long, Phó Chủ tịch Quân ủy trung ương Trung Quốc vừa kết thúc chuyến thăm Hoa Kỳ cho thấy sự phức tạp trong mối liên hệ Việt-Mỹ-Trung. Trung Quốc đã nhắc khéo Việt Nam rằng có những chuyện quan trọng hơn vấn đề Biển Đông. Cùng lúc, vào ngày 18/6, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam đã dành cho báo chí trong nước một cuộc phỏng vấn khá tích cực về chuyến viếng thăm Hoa Kỳ sắp tới của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Chúng ta chỉ thấy được những biến chuyển chi tiết trong thời gian sắp tới.
  • Một cuộc khảo sát toàn cầu mới do Trung tâm Nghiên cứu Pew công bố ngày 23/6 cho thấy người Việt Nam tiếp tục có quan điểm rất tích cực về hình ảnh và vai trò của Mỹ trên thế giới, trong khi thái độ tiêu cực về Trung Quốc ít thay đổi và thậm chí xấu đi.

 

blank

 blank

 

QUÂN SỰ & TĂNG CƯỜNG PHÒNG THỦ: Ngân sách mua sắm vũ khí trang bị mới của Việt Nam tiếp tục tăng trong năm 2015. Việt Nam đang đàm phán với các nhà thầu châu Âu và Hoa Kỳ để mua thêm máy bay chiến đấu, máy bay tuần tra biển và máy bay không người lái không vũ trang để tăng cường năng lực hải-không quân. Đang có những chỉ dấu cho thấy Hoa Kỳ đã có những bước nhằm tăng cường các quan hệ công nghiệp quốc phòng với Hà Nội, dọn đường cho công nghệ quốc phòng Mỹ tiến vào thị trường Việt Nam.

  • Tháng 2, 2015, Việt Nam đã nhận 5 xuồng tuần tra nhỏ của Hoa Kỳ và 1 tàu tuần tra 725 tấn của Nhật Bản. Ngày 7/3, Hoa Kỳ tuyên bố sẽ giao thêm 6 tàu tuần tra nữa cho Việt Nam. Cuối tháng 5, Hoa Kỳ tuyên bố viện trợ thêm cho VN 18 triệu USD. Công ty Metal Shark ở bang Louisiana, nhà thầu của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ, sẽ đóng tàu cho lực lượng tuần duyên Việt Nam. Đây có thể là bước đầu để các công ty đóng tàu Hoa Kỳ xâm nhập vào Việt Nam. Điều đáng để ý là công ty Metal Shark dùng thiết kế của công ty Damen của Hòa Lan là công ty liên doanh đầu tiên với Việt Nam.
  • Theo báo VnEconomy ngày 15/2 cho biết Bộ Giao thông-Vận tải đang tiến hành đề án tổng thể về đầu tư hạ tầng và hoàn thiện cơ sở pháp lý cho việc mở đường bay hàng không dân sự ra quần đảo Trường Sa trong năm 2015. Chi tiết về việc nâng cấp phi đạo trên đảo Trường Sa Lớn không được đề cập đến.
  • Ngày 17/2, hãng tin TASS (Nga) cho biết phía Nga vừa cung cấp cho Việt Nam hệ thống xử lý thông tin địa lý (GIS) Horizon phục vụ cho việc điều khiển tổ hợp tên lửa bờ biển Bastion. Hệ thống này được thiết kế để hoạt động với tổ hợp tên lửa bờ biển Bastion và tổ hợp radar bờ Monolith-B.
  • ·         Ngày 2/4, Cục Viễn thám quốc gia cho biết vừa hoàn thành hệ thống giám sát biển đảo, hứa hẹn sẽ cho phép theo dõi chi tiết hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
  • Từ ngày 6/4 đến 10/4, 2 chiến hạm Hoa Kỳ gồm tàu khu trục USS FITZGERALD (DDG62) và tàu tác chiến thế hệ mới USS FORT WORTH (LCS3), Liên đội tàu Khu trục 7, Lực lượng Hậu cần vùng Tây Thái Bình Dương, Hải quân Hoa Kỳ đã cập cảng Tiên Sa. Phân đội này do HQ Đại tá Lê Bá Hùng, người Mỹ gốc Việt chỉ huy. Các báo Việt Nam phản hồi về chuyến viếng thăm này tích cực hơn là chuyến viếng thăm Trung Quốc của TBT Nguyễn Phú Trọng. Ngày 10/4, ông Ray Mabus, Bộ trưởng Hải Quân cũng đã đến thăm Đà Nẵng. Đây là lần thứ ba, ông thăm viếng Việt Nam trong cương vị Bộ trưởng Hải quân.
  • Dữ liệu đăng trên trang web của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế (SIPRI) vào đầu tháng 5 cho thấy Việt Nam đang mua phiên bản dùng để tấn công đất liền của loại tên lửa Klub do Nga chế tạo. Loại tên lửa Klub có tầm bắn khoảng 300 km và vì thế, các thành phố ven biển của Trung Quốc có thể trở thành mục tiêu trong bất kỳ cuộc xung đột nào.
  • Hôm 7/5, Viện Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược (CSIS) nói với hãng tin Reuters rằng họ có các hình ảnh vệ tinh cho thấy Việt Nam cũng đã bồi đắp các đảo tranh chấp trên Biển Đông. Đó là đảo Sơn Ca (Sand Cay) và đảo Đá Tây (West London Reef), thuộc quần đảo Trường Sa. Tuy vậy, quy mô và nhịp độ của các công trình này còn nhỏ so với của Trung Quốc, theo CSIS. Việt Nam đã bồi đắp thêm 65 ngàn m² cho đảo Đá Tây và 21 ngàn m² cho đảo Sơn Ca. Trong khi đó, Trung Quốc bồi đắp 900 ngàn m² chỉ riêng cho Đá Chữ Thập (Fiery Cross Reef).
  • Tờ báo Bloomberg tiết lộ vào ngày 14/5/2015 cho biết hơn chục công ty quốc phòng Mỹ, bao gồm cả Boeing Co, BAE Systems Plc, Lockheed Martin Corp, và Honeywell International Inc cũng như các công ty Âu Châu như Saab, Eurofighter, Airbus đã được mời tới tham dự hội thảo về mua bán vũ khí tại tòa Đại sứ Hoa Kỳ tại Hà Nội ngày 22/4. Tuy nhiên, nhiều chi tiết thảo luận vẫn chưa được tiết lộ. Ngoài các phi cơ mới, Việt Nam cũng có thể mua loại F-16 tân trang của Hoa Kỳ.

CÁC CƯỜNG QUỐC Á CHÂU – THÁI BÌNH DƯƠNG

 

Trong năm 2015, các cường quốc Á Châu vẫn tiếp tục tăng cường phối hợp với Hoa Kỳ trong thế liên minh nhằm đối lại với những tham vọng của Bắc Kinh trong khu vực:

 

NHẬT BẢN: Trong năm 2015, thủ tướng Abe tiếp tục nỗ lực thiết lập tuần tự những công cụ kinh tế và định chế: nới lỏng Hiến pháp hòa bình Nhật Bản về Lực lượng Phòng vệ, cập nhật đầu tiên về các nguyên tắc chỉ đạo hợp tác quốc phòng Mỹ - Nhật kể từ năm 1997 nhằm củng cố vị trí cường quốc của nước mình. Việc Nhật Bản sửa đổi Hiến pháp, thông qua Luật phòng vệ tập thể sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho Nhật mở rộng hoạt động tuần tiểu xuống vùng Đông Nam Á.

 

  • Hợp tác an ninh giữa Tokyo với Việt Nam và Philippines được mở ra trên diện rộng. Ngoài việc cung cấp tàu tuần tra cho hai nước Đông Nam Á này, trong vài tháng tới , Nhật Bản sẽ tổ chức các cuộc diễn tập hải quân đầu tiên với Philippines. Các bác sĩ quân y của Nhật cũng tập huấn cho lực lượng thủy thủ vận hành tàu ngầm của Việt Nam.
  • Trong buổi tiếp xúc với báo chí cùng Đô đốc Eiichi Funada, Tư lệnh Hải quân Nhật Bản hôm 1/4/2015, Tư lệnh Hạm đội 7 của Mỹ, Phó Đô đốc Robert Thomas trên soái hạm USS Blue Ridge ở Yokohama cho rằng việc Nhật Bản sửa đổi Hiến pháp, thông qua Luật phòng vệ tập thể sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho Hải quân Mỹ và Nhật Bản trong việc tổ chức tập trận chung và các hoạt động hỗn hợp trên toàn bộ vùng Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, trong đó có thể bao gồm việc tuần tra tại khu vực Biển Đông – nơi tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc và các nước láng giềng Đông Nam Á đang diễn biến phức tạp.
  • Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe vừa kết thúc chuyến thăm Mỹ kéo dài 1 tuần từ 26/4-3/5/2015. Điều dư luận quan tâm hơn cả là việc Mỹ, Nhật công bố bản Định hướng sửa đổi hợp tác quốc phòng Mỹ - Nhật với những sửa đối sâu rộng được đánh giá là “có tính lịch sử”, “chưa từng có”, và là một diễn biến an ninh, quốc phòng quan trọng bậc nhất ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Bản Định hướng sửa đổi công bố ngày 27/4 vừa qua có rất nhiều nội dung quan trọng, từ việc Nhật Bản sẵn sàng thực thi quyền phòng thủ tập thể, đến mở rộng lĩnh vực hợp tác trong đó nhấn mạnh hai lĩnh vực mới là không gian vũ trụ và không gian mạng, đến việc phối hợp hành động. Điểm đáng chú ý nhất là các giới hạn địa lý được dỡ bỏ, từ nay liên minh Mỹ-Nhật không chỉ tập trung vào việc bảo đảm quốc phòng và an ninh cho Nhật Bản, các khu vực phụ cận, mà mở rộng sự phối hợp an ninh, quốc phòng Nhật-Mỹ trên bình diện khu vực và toàn cầu. Nhật Bản không chỉ hỗ trợ hoạt động quân sự của Mỹ, mà còn hợp tác, phối hợp hành động cùng Mỹ trong trường hợp quốc gia thứ ba bị tấn công.
  • Một cuộc diễn tập hải quân quy mô nhỏ tại Philippines trong trung tuần tháng 6 có thể báo hiệu một sự kiện quan trọng, đó là sự tham gia của Nhật Bản vào cuộc tranh chấp Biển Đông. Hãng tin AP hôm 23/6 tường thuật rằng tham gia cuộc diễn tập với Philippines, có một máy bay trinh sát P-3C của Nhật xuất phát từ đảo Palawan.

 

NGA SÔ: Nga đã thiệt hại 106.7 tỉ USD trong hai năm vì các lệnh trừng phạt theo công bố mới nhất của Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev. Trước đó, các số liệu thống kê về kinh tế cũng đã cho thấy tình hình kém lạc quan của nước Nga. Giá trị thương mại nước ngoài của Nga đã giảm 30% trong hai tháng đầu năm nay. Nhập khẩu lương thực giảm 40% trong tháng 1 và 2. Mậu dịch giữa Nga và đối tác lớn nhất, Liên minh châu Âu (EU), thì sụt giảm hơn 1/3. Theo The Moscow Times, khoảng 4.5 triệu người Nga hiện đang thất nghiệp. Lạm phát ở nước này đang ở con số 17%, cao nhất trong vòng 13 năm trở lại đây. Nga chắc chắn sẽ vượt qua những khó khăn nhất thời nhưng trong dài hạn sẽ là một vấn đề rất lớn cho nền kinh tế của Nga.

 

Nga đang tìm cách củng cố hơn nữa các quan hệ sẵn có với Việt Nam, và coi Hà Nội là một trong các đối tác chiến lược chủ yếu của Moscova tại Đông Nam Á. Trong bối cảnh các cường quốc thế giới đang tranh giành ảnh hưởng trong khu vực Á Châu-Thái Bình Dương, Moscova cũng tìm cách củng cố chỗ đứng đã có tại Việt Nam để mở ra một cánh cửa vào các nước ASEAN. Muốn thực hiện kế hoạch của mình, Nga đang đẩy mạnh các quan hệ thương mại với Hà Nội, lên tới 10 tỉ đôla trong 5 năm tới, chủ yếu qua các dự án phát triển hợp tác trong các lĩnh vực: hạt nhân, năng lượng và công nghệ quân sự.

ẤN ĐỘ: Chính phủ Ấn Độ gần đây đã chuyển chiến lược từ “hướng Đông” (Look East) sang “hành động ở phía Đông” (Act East) với “hành động” và “can dự” của Ấn Độ cả về kinh tế và quân sự ở Đông Nam Á và Trung Á. Thủ tướng Modi có 53 ngày trong năm đầu tiên của nhiệm kỳ để đi thăm Mỹ, Canada, Đức, Pháp, Úc và hàng chục nước khác. Các chuyến công du tiếp theo sẽ tập trung ở châu Á, đặc biệt là Đông Nam Á như Singapore, Việt Nam và Indonesia. Ông cũng sẽ đến Malaysia để tham dự thượng đỉnh Đông Á và ASEAN vào hạ tuần tháng 11.2015. Đối với New Delhi, Biển Đông không còn là vấn đề của ngoại giao khi công ty Ấn Độ ONGC Videsh Ltd. vào hợp tác thăm dò dầu khí với Việt Nam, bất chấp sự phản đối của Bắc Kinh. Ngoài ra, Ấn Độ cũng tăng cường hợp tác quân sự với Mỹ bằng việc ký kết bản hợp tác quốc phòng kéo dài 10 năm hôm 3.6, nhân chuyến làm việc của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter.

HÀN QUỐC: Ngày 5/5, Hàn Quốc và Việt Nam cùng đặt bút ký hiệp định thương mại tự do giữa hai quốc gia. Đây là Hiệp định thương mại đầu tiên mà Việt Nam hoàn tất việc đàm phán với các đối tác kinh tế khác nhau trong năm ngoái và ký trong năm nay. Trong một dấu hiệu khác cho thấy là cuộc tranh chấp chủ quyền Biển Đông đã được quốc tế hóa, tờ The Diplomat cuối tháng 6/2015 đã đăng một bài báo mang tựa đề ‘Biển Đông cần tới Nam Triều Tiên’, bài báo phân tích vì sao Seoul không thể khoanh tay đứng yên trước tình hình Biển Đông được nữa. Tác giả bài viết nói rằng các giới chức Mỹ mới đây kêu gọi Nam Triều Tiên hãy đóng một vai trò trong Biển Đông, dựa trên lập luận là Nam Triều Tiên có quyền lợi gắn liền với khu vực này, và đây là một cơ hội, cũng như một nghĩa vụ của Seoul, phải đóng góp để duy trì ổn định trong khu vực, chống đối những hành động dùng sức mạnh quân sự để giải quyết cuộc tranh chấp chủ quyền Biển Đông.

 

ÚC ĐẠI LỢI: Theo Bloomberg News ngày 31/5, Bộ trưởng Quốc phòng Úc Kevin Andrews khẳng định, nước này tiếp tục các chuyến bay giám sát Biển Đông. Tờ The Wall Street Journal hôm 31/5 dẫn lời ông Andrews nói rằng, không có chuyện Úc cúi đầu trước Trung Quốc. Ông cho biết Úc chưa nhận được đề nghị nào của Mỹ về việc tuần tra chung. Bộ trưởng Quốc phòng Úc cũng tránh đề cập đến vấn đề liệu máy bay, tàu quân sự nước này có tiến sát các đảo nhân tạo Trung Quốc đang bồi lấp bất hợp pháp ở Trường Sa hay không.

CÁC NƯỚC ASEAN

Năm 2015 là năm Malaysia tiếp quản vị trí Chủ tịch Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và có trách nhiệm thúc đẩy một cộng đồng ASEAN mạnh hơn. Vai trò lãnh đạo của Malaysia đặc biệt quan trọng hơn vì năm nay là năm chuyển đổi hướng tới sự hội nhập và thành lập một Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC).

Malaysia sẽ tiếp tục cách tiếp cận mềm dẻo trong việc giải quyết các tranh chấp biển, hơn là có một lập trường cứng rắn với vấn đề Biển Đông. Hội nghị thượng đỉnh ASEAN tổ chức tại Malaysia ngày 26/4 ra thông cáo, dù không chỉ đích danh Trung Quốc, nhưng đã có ý đề cập các hoạt động cải tạo rầm rộ mà nước này đang tiến hành ở Biển Đông “gây mất ổn định và lòng tin” ở khu vực. ASEAN cũng kêu gọi Bắc Kinh hợp tác, thúc đẩy sớm hoàn thành Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC). Điều không có gì ngạc nhiên là ngày 4/6, người phát ngôn chính phủ Campuchia Phay Siphan đã nhận định rằng, tình hình căng thẳng trên Biển Đông hiện nay gia tăng chủ yếu do những lời đe dọa của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter về việc Washington sẽ triển khai tàu chiến và máy bay do thám tiến vào bên trong khu vực 12 hải lý chung các đảo nhân tạo mà Trung Quốc đang bồi đắp, xây dựng phi pháp ở khu vực quần đảo Trường Sa. Đối với ông Siphan, đó là những lời lẽ mang tính chất “khiêu khích … đi ngược lại mục tiêu duy trì hòa bình trong khu vực”.

  • Các Ngoại trưởng ASEAN ngày 28/01/2015 tuyên bố quan ngại về việc Trung Quốc lấn biển ở vùng có tranh chấp trên Biển Đông, trong lúc Philippines kêu gọi toàn khối phản kháng lại Bắc Kinh. Tuyên bố này được đưa ra sau khi Manila cảnh báo các thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) trong cuộc họp thu hẹp tại Malaysia, rằng uy tín của cả 10 quốc gia sẽ bị ảnh hưởng, nếu không có thái độ thẳng thừng hơn trước “vấn đề cấp thiết ngay trong sân nhà của chúng ta”. 
  • Ngày 28/4, sau khi bế mạc Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 26 diễn ra tại Malaysia, ASEAN đã ra Tuyên bố Chủ tịch về các vấn đề khu vực và quốc tế, trong đó có vấn đề Biển Đông. Tuyên bố viết: “Chúng tôi chia sẻ quan ngại sâu sắc của các Lãnh đạo về việc tôn tạo, bồi đắp đang diễn ra ở Biển Đông, làm xói mòn lòng tin, sự tin cậy và phương hại đến hòa bình, an ninh và ổn định ở Biển Đông”.

 

PHILIPPINES: Philippines vẫn tiếp tục cương trong chính sách ngoại giao của mình. Cuối năm 2015, Tòa án Quốc tế sẽ ra phán quyết đầu tiên về việc Philippines kiện Trung Quốc tại Biển Đông. Trong bối cảnh bế tắc giữa Trung Quốc và Philippines về tranh chấp bãi Scarborough, Trung Quốc vẫn phái tàu hải quân, tàu Hải giám và  tàu cá  xâm nhập và tuần hành bãi cạn Ayungin (tên quốc tế là Second Thomas Shoal, còn gọi là Bãi Cỏ Mây) thuộc chủ quyền của Philippines. Đá Vành Khăn là một trong 3 vị trí Trung Quốc cải tạo thành đảo nhân tạo nhanh nhất tại Trường Sa.

 

  • Ngoại trưởng Phiilippines Albert del Rosario hôm 22/1 cho biết nước này đang tìm kiếm mối quan hệ "đối tác chiến lược"với Việt Nam, ngoài Mỹ và Nhật Bản, trong bối cảnh tranh chấp chủ quyền lãnh hải với Trung Quốc đang gia tăng.
  • Trong chuyến viếng thăm Nhật Bản của Tổng thống Philippines vào đầu tháng 6/2015, lãnh đạo hai nước đã nhất trí mở đàm phán về một Hiệp định thăm viếng quân sự VFA (Visiting Forces Agreement). Hiện tại Philippines mới chỉ ký VFA với Hoa Kỳ và Úc.

MIẾN ĐIỆN & THÁI LAN: Trong năm 2015, Miến Điện vẫn bận rộn về các cuộc tranh chấp chủng tộc với nhóm Rohingya ở phía Tây Nam cũng như nhóm phiến quân có tên gọi Quân đội liên minh dân chủ quốc gia Myanmar (MNDAA) tại vùng Đông Bắc giáp Trung Quốc. Chính phủ quân nhân tại Thái Lan vẫn tiếp tục cũng cố quyền lực của mình nên cả hai nước không có tiếng nói nhiều về vấn đề Biển Đông.

KẾT LUẬN

Không một nước nào, kể cả Hoa Kỳ có thể ngăn chận Trung Quốc trong việc xây các đảo nhân tạo tại Biển Đông. Chiến lược của Trung Quốc là dồn ép Mỹ đến tận đỉnh điểm, rồi sau đó đánh giá giới hạn của Mỹ. Và một khi nhận thấy Mỹ chỉ phản ứng chiếu lệ, Trung Quốc sẽ gia tăng sức ép mạnh hơn để tạo ra giới hạn mới. Trung Quốc đã chứng minh rằng, họ xem chiến tranh là phương tiện để đạt được mục tiêu ở Biển Đông và Bắc Kinh chỉ xem xét các lựa chọn thay thế khi hiểu ra rằng nó không thể giành chiến thắng trong cuộc chiến. Tổng thống Philippines Benigno Aquino hôm 3/6/2015 tại Tokyo đã so sánh Trung Quốc với Đức quốc xã, khi tố cáo tham vọng lãnh thổ của Bắc Kinh trong khu vực.

Có nhiều chỉ dấu cho thấy Hoa Kỳ và các cường quốc trong vùng như Nhật Bản, Úc Đại Lợi, Ấn Độ và ba nước ASEAN Philippines, Singapore và Việt Nam đang tiến gần đến một liên minh thu nhỏ cho vùng Đông Nam Á. Điều Hoa Kỳ và các quốc gia trong vùng có thể làm là dùng sức mạnh và áp lực kinh tế, quân sự và ngoại giao để ngăn chận Trung Quốc. Càng chậm trể chừng nào thì cái giá phải trả nhiều thêm chừng đó. Những điều này cần làm ngay lập tức:

 

  • Tuần tiểu hỗn hợp cả không và hải phận giữa Hoa Kỳ-Nhật Bản-Úc Đại Lợi và các quốc gia trong vùng tại Biển Đông. Philippines đã đồng ý để cho Hoa Kỳ-Úc Đại Lợi-Nhật Bản được phép đóng trú luân phiên tại các căn cứ ở Philippines.
  • Đối tác chiến lược giữa Philippines và Việt Nam trong đó chiến hạm, phi cơ, tàu đánh cá Việt Nam có thể tạm thời xữ dụng các căn cứ trên đảo Palawan. Đổi lại, Việt Nam có thể giúp Philippines cũng cố các đảo tại Trường Sa cũng như tăng cường các tàu chiến Hải Quân. Điều đáng để ý là khoảng cách từ đảo Palawan ra Trường Sa chỉ bằng 2/3 khoảng cách từ Cam Ranh ra Trường Sa.
  • Việt Nam phải có những thỏa thuận chiến lược với Hoa Kỳ, Nhật Bản để đổi lấy sự giúp đỡ của 2 nước này. Trung Quốc là một yếu tố Việt Nam không thể bỏ qua nhưng đã đến một giai đoạn Việt Nam phải bảo toàn lãnh thổ và lãnh hải của mình.

 

Hồ sơ: ITN-063015-QT-Tinh hinh Bien Dong va Bien Hoa Dong oa D2014.doc

 

 

Nguyễn Mạnh Trí

E-Mail: prototri2012@yahoo.com

www.tranhchapbiendong.com

Tu chỉnh: 30  tháng 6 năm 2015

 

 

 


.
,

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo trang Reuters đưa tin vào 8 tháng 5 năm 2023.
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.