Hôm nay,  

18 Phút Không Lưu TSN Tê Liệt, Nghi Bị Tấn Công Phá Hoại

18/06/201500:00:00(Xem: 3688)

SAIGON -(VB) - Có phải hệ thống không lưu ở Tân Sơn Nhất ngày 16-6-2015 đã bị tin tặc Trung Quốc gây hỗn loạn?

Hay đây chỉ mới là cuộc tập trận tấn công do tin tặc TQ nhắm vào VN?

Bản tin Zing có bản tin nêu nghi vấn “Nghi vấn phá hoại liên lạc không lưu ở Tân Sơn Nhất.”

Bản tin ghi lời Tiến sĩ Nguyễn Bách Phúc nhận định, "nguồn sóng lạ" đè lên sóng điều khiển không lưu tại sân bay Tân Sơn Nhất có thể do hành động cố tình phá hoại.

Từ 6h47 đến 7h05 sáng 16/6, đài kiểm soát không lưu Tân Sơn Nhất bị nhiễu sóng điều hành trên tất cả các kênh do bị một "nguồn sóng lạ" đè. "Theo đánh giá ban đầu, đây là nguồn sóng tương đối mạnh, phủ sóng trên các tần số điều hành của đài kiểm soát” - thông cáo từ Cục hàng không Việt Nam cho hay.

Trao đổi về sự cố trên, tiến sĩ Nguyễn Bách Phúc, Viện trưởng Viện Điện – Điện tử - Tin học EEI cho rằng, còn quá sớm để phân tích nguyên nhân.
"Chúng ta cần chờ kết luận từ cơ quan chức năng, đặc biệt là từ Cục Tần số vô tuyến điện (Bộ Thông tin và Truyền thông)" - tiến sĩ Phúc nói.

Tuy nhiên, dưới góc độ chuyên môn, tiến sĩ Phúc nhận định, các dải tần số vô tuyến điện đã được Cục Tần số vô tuyến điện phân chia khoa học và rất chặt chẽ.

"Khoảng cách giữa dải tần số của hai ứng dụng khác nhau đủ lớn để khó xảy ra sự cố chồng chéo. Sự phân chia này có hiệu lực pháp luật. Khi nói 'bị một nguồn sóng lạ đè' lên, người nghe có thể hiểu một trong hai khả năng là ngẫu nhiên hoặc cố ý" - tiến sĩ Phúc phân tích.

Bản tin ghi rằng:

“Với giả thuyết, "nguồn sóng lạ" là do cố ý, tiến sĩ Phúc khẳng định, đây là hành động phá hoại và Cục Tần số vô tuyến điện, lực lượng an ninh hoàn toàn có khả năng phát hiện chính xác nguồn gốc.

"Dù Cục Hàng không đã lập tức thực hiện phương án dự phòng nhưng việc nguồn sóng lạ uy hiếp khiến nhiều máy bay không thể cất cánh và hạ cánh trong 18 phút là sự cố hàng không nghiêm trọng", ông Phúc nói...

Dù vậy, Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam Lại Xuân Thanh nói với báo Tuổi Trẻ rằng “sự cố không uy hiếp trực tiếp đến an ninh hàng không. Đây cũng không phải là lần đầu tiên.”

Ý kiến bạn đọc
19/06/201500:54:47
Khách
In general, from an ILS localizer and VOR receiver point of view, FM broadcasting transmission modulation can be regarded as noise. However, the frequencies 90 Hz and 150 Hz are specific, vulnerable frequencies for ILS localizer, and the frequencies 30 Hz and 9 960 Hz are specific, vulnerable frequencies for VOR because these frequencies provide critical guidance for the systems concerned and are therefore sensitive to interference.
Taù có thể dùng tần sóng FM để nhiểu sóng radio cuả cả hai ISL (Instrument landing systems)localizer và VOR (VHF Ominidirectional Radio Range) cuả trạm kiểm soát không trung VN. Khó có thể tim ra họ vì dung cụ naỳ co thể di chuyển nhanh gọn, trừ khi VN có dụng cụ tối tân để phát hiện tần sóng radio phát sinh này còn gọi là hetrodyne signal detector.
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.