Hôm nay,  

Đưa Nghị Quyết Đại Hội Đảng Lần Vii Vào Cuộc Sống Nghiên Cứu Khoa Học Xã Hội Và Tự Do Tư Tưởng

30/01/200100:00:00(Xem: 3848)

(11.1991 - 11.2000)
Phạm Ngọc Uyển
Cán bộ nghiên cứu
Lão thành cách mạng (1938,1939)
53 tuổi Đảng (5.1947)
I .- Đại hội VII của Đảng ta quyết nghị: "Khắc phục sự chậm trễ của khoa học xã hội (KHXH), đổi mới một cách căn bản... các bộ môn khoa học Mác-Lênin. Khuyến khích tìm tòi và tranh luận trong sinh hoạt khoa học". (Báo cáo chính trị... tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII . Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, tr.80,81). Người trích gạch dưới .
Để đưa các nghị quyết này vào cuộc sống, trước tiên cần bình tĩnh nhìn lại phương pháp lâu nay nghiên cứu các khoa học Mác-Lênin của chúng ta và rút ra những kết luận cần thiết. Bài này hạn chế trong phạm vi nghiên cứu triết học, kinh tế học và chủ nghĩa xã hội, và chủ yếu ở các trường chính trị.
Lâu nay, đối các khoa học này và ở những cơ quan này thịnh hành lối "nghiên cứu" rất cũ. Thật không ngoa mấy khi nói rằng đó là "ăn theo, nói leo". Đúng là có yêu cầu cần phải thuyết minh "cơ sở lý luận" cho các nghị quyết của Đảng, thậm chí cho lời nói của các lãnh tụ. Nhưng chủ thể của công việc này là giới tuyên truyền, lọ là cần đến những nhà khoa học. Khi sa vào thuyết minh này, các nhà nghiên cứu khoa học (NCKH), kể cả tôi, dễ trở thành những nhà chú giải sách kinh điển, tìm trích Mác, trích Lênin sao cho tôn nghị quyết, lời lãnh tụ lên, giống các nhà bảo tàng học tôn các vật cổ bằng cái khung thếp vàng, cái đế mạ bạc. Và khi làm như vậy, các nhà NCKH và tôi đã tự hạ mình thành những "ông đồ macxit", tự giác hay tự phát. Điều trên có hoàn cảnh lịch sử của nó chứ không phải là tội của các nhà NCKH tất! Đó là sản phẩm của thời bao cấp, bao cả về tư tưởng: một người suy nghĩ thay cho mọi người; duy chỉ có một người được tự do tư tưởng, còn số còn lại chỉ có việc nói theo, nói dựa "tiết kiệm" được tư duy, vừa an toàn về tư tưởng, về sinh mệnh chính trị. Nhưng thời thế đã đổi thay một cách kinh thiên động địa: cách mạng khoa học - công nghệ đã chuyển qua giai đoạn ba, công cuộc đổi mới cách mạng toàn diện ở Đông Âu và Liên Xô cũ làm thế giới và trong nước đổi mới mạnh mẽ và dồn dập đến nỗi ta không thể suy nghĩ lành mạnh được nếu cứ khư khư với những nhận định trước Đại hội VI của Đảng ta . NCKH, dù là nghiên cứu về các khoa học chính trị - xã hội, tuy có góp phần phục vụ yêu cầu của lãnh đạo, vẫn phải được "độc lập" với nghị quyết của Đảng, với phát biểu của lãnh tụ và cán bộ chủ trì các cấp. NCKH là đi từ thực tế xã hội, thế giới và trong nước, xưa và nay, nhất là nay, mà phát hiện ra quy luật phát triển, vận động của xã hội, của từng lĩnh vực xã hội (Việt Nam) để sự quản lý xã hội bớt mò mẫm,, nhân dân đỡ được thảm hoạ làm con vật cho các cuộc thử nghiệm xã hội rộng lớn.
Vì sao đã mấy thập kỷ qua, ta hộ hào "tự do tư tưởng" mà vẫn không có nghiên cứu khoa học xã hội thật sự, đúng bản chất nghiên cứu là tìm tòi hòng phát hiện ra cái sai, cái đúng quy luật" Ngoài lý lẽ bao trùm là sự thống trị của tư tưởng bao cấp thì cái cụ thể ở đây là sự thống trị tuyệt đối của chính trị chính thống mà không khéo đụng đến thì sẽ bị quy là "mất lập trường", "động dao về tư tưởng", thậm chí là "phản động". Cho nên trước đây, dù nhà NCKH có trổ tài mấy thì cũng chỉ như Tề thiên đại thánh múa may trên bàn tay Phật tổ mà thôi, không thoát ra khỏi quỹ đạo của hệ tư tưởng chính thống. Theo đảng cầm quyền, có thể nhân nhượng, kết mặt trận về công việc này, quyền lợi nọ nhưng nhất thiết không thể kết mặt trận, "chung sống hoà bình" về tư tưởng được! ở đây có cái gì hơn cả cuồng si tín ngưỡng đã từng gây ra những cuộc chiến tranh tôn giáo dai dẳng. Cuối cùng, chiến tranh tôn giáo đưa đến tự do tín ngưỡng, nhưng nhất nguyên về tư tưởng nào có đưa lại tự do tư tưởng thật sự, trước khi nổ ra cuộc cải tổ cách mạng long trời lở đất ở phần châu Âu đã từng là "xã hội chủ nghĩa". Lòng quá tự tin rằng duy chỉ có lý luận này, tư tưởng này mới đủ sức cải thiện xã hội (tư sản, tiền tư bản chủ nghĩa) đã dẫn đến chủ nghĩa biệt phái quá quắt mà có người mệnh danh là một thứ "tôn giáo thế tục" (religion laique) với nhà thờ là các đảng bộ.
Khách quan mà xét, chủ nghĩa Mác-Lênin hiểu không bị méo mó hay bị xuyên tạc, gồm ba loại yếu tố: những yếu tố, nguyên lý đúng khi ra đời nhưng về sau đã bị lịch sử vượt qua; những yếu tố, nguyên lý ngay khi được nêu ra đã là sai rồi; và cuối cùng là những hạt nhân hợp lý có giá trị mãi cho đến ngày nay và sẽ góp phần vào chân lý tuyệt đối . Chính vì thừa nhận thực trạng ấy mà Đại hội VII đã quyết nghị: "vận dụng sáng tạo và phát triển học thuyết Mác-Lênin" (Sđđ, tr 80). Chớ không thể lấy tất cả các nguyên lý - dù cơ bản, từng câu, từng chữ của chủ nghĩa Mác và chủ nghĩa Lênin đã cốt - hoá làm khuôn vàng thước ngọc để NCKH.
II .- Dân chủ và tự do tư tưởng
Dân chủ ít nữa có hai nội dung chính: nội dung chính trị và nội dung xã hội . Dân chủ là "chính quyền (Kratos) của nhân dân (démos)". Nhưng dân chủ còn là khái niệm xã hội, thuộc nền văn minh, văn hoá chung của tất cả mọi người . Chính dân chủ ở nội dung thứ hai bao hàm quyền tự do tư tưởng. Có dân chủ về kinh tế, về văn hoá, về tư tưởng... Về tư tưởng, dân chủ hoá chính là bảo đảm cho tư tưởng được tự do, không bị đàn áp, là hợp pháp hoá việc tự do tư tưởng, cho phép mọi tư tưởng, dù chỉ của một người, miễn là không chống lợi ích sống còn của loài người, được quyền tồn tại, tôn trọng và truyền bá; tự do tư tưởng do đó không phải là vô hạn độ. Trong hoàn cảnh nước ta hiện nay, đang xây dựng một nước "Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh" (Hồ Chí Minh) thì mọi tư tưởng gieo rắc hiếu chiến, nô dịch, chia rẽ Nam Bắc, phản dân chủ và làm nghèo đất nước đều không được tự do truyền bá. Gieo rắc những điều ấy là phản động và phải cấm kỵ. Nhưng ta chủ trương một mặt trận dân tộc lấy liên minh công nông trí làm nền tảng thì tự do tư tưởng là điều nhất thiết phải thực hiện. Dân chủ hoá đối với nông dân là được ruộng cày, được giảm tô, tức ... Dân chủ hoá đối với trí thức không gì khác là trước hết trí thức được tự do tư tưởng. Tự do tư tưởng là tư duy một cách tự do, không bị ràng buộc trước bởi ý thức hệ, bởi thiên kiến, sợ sệt. Tự do tư tưởng, người NCKH được trung thực với cái mà mình quan niệm, thành tâm quan niệm là chân lý khoa học. Họ không bị tha hoá, không bị phân thân (dédoublement): nghĩ một đằng nói một nẻo vì lo sợ cho sinh mệnh chính trị (bị quy kết, chụp mũ), vì mưu lợi ích tầm thường... là điều luôn xảy ra trong một xã hội bị hệ tư tưởng tuyệt đối . Trong khoa học, không có tư tưởng chính thống và tà thuyết mà chỉ có chân lý (tương đối) và sai lầm. Có tự do tư tưởng, người nghiên cứu mới phát huy được nhân cách.
Ở Việt Nam, tự do của cá nhân con người (individu) về nhân thân (personne) phải được thừa nhận về mặt luật pháp mới có tự do tư tưởng. Đó là tiền đề chính trị - xã hội hàng đầu . Và về lĩnh vực tinh thần; có tự do tư tưởng rồi thì mới có các tự do khác: tự do xuất bản, tự do hội họp, tự do lập hội ... Có thể nói tự do tư tưởng là điểm xuất phát của các tự do khác của người lao động trí óc, người NCKH.
Nhưng tự do tư tưởng, như mọi tự do khác, là hậu quả của đấu tranh, cả với bản thân. Nói cách khác, tự do tư tưởng đòi hỏi tiền đề chủ quan và khách quan.
Tiền đề chủ quan thứ 1 là người NCKH có óc nghi ngờ khoa học, tức là có đức tính hoài nghi đặc thù cho nhà khoa học, không bị mê hoặc bởi những định kiến, những uy tín, không cả tin mà luôn luôn thắc mắc: vì sao " như thế nào " ai " Nhà nghiên cứu nghiêm túc được quyền nghi ngờ cả những nghị quyết của Đại hội đảng khi thấy cuộc sống bắt đầu bác bỏ chúng. Là đảng viên, nhà NCKH nghiêm túc chấp hành nghị quyết; là nhà khoa học, anh ta có nghĩa vụ phải "hoài nghi khoa học" nghị quyết khi nó là đối tượng nghiên cứu .
Có óc hoài nghi rồi vẫn chưa đủ, còn rất cần có dũng cảm khoa học, dám nói lên sự thật khoa học, dù sự thật này gây tổn thất lớn đến quyền lợi thiết thân của mình. Bruno, Galilée, Tư Mã Thiên... là những gương sáng ngời về dũng cảm khoa học. Dũng cảm khoa học khác hẳn với bảo thủ, ngu trung như thường thấy khi một hệ tư tưởng bắt đầu hết nhiệm vụ lịch sử. Trong xã hội cổ truyền ở nước ta, Chu Văn An, Nguyễn Tri Phương, Nguyễn Trường Tộ... tiêu biểu được về chống ngu trung đối với hệ tư tưởng chính thống khi nó đang còn thịnh trị cũng như lúc nó tàn tạ.
Tiền đề chủ quan thứ ba là có cách tiếp cận khoa học, biết lấy thực tiễn làm điểm xuất phát và tiêu chuẩn của chân lý, biết sử dụng những phương pháp luận khoa học nhất, mới nhất (nghiên cứu liên ngành, tiếp cận hệ thống, toán học hoá... ). Người tự do tư tưởng không bị một thứ ism (chủ nghĩa) nào ràng buộc mà cái ràng buộc nhà khoa học là đối tượng nghiên cứu, là hiện thực khách quan. Phải như Pasteur, là con chiên ngoan đạo (ông theo đạo Kitô) nhưng không bị hình Chúa ám ảnh khi ngồi trước kính hiển vi . Nhà khoa học phải phục tùng hiện thực khách quan chớ không bắt hiện thực khách quan tuân theo những giả thiết của mình rồi gọt đẽo hiện thực theo kiểu ép chân cho vừa giày . Trong thế giới vật lý, từ không gian ba chiều sang không gian n chiều, từ Newton sang Einstein, khoa học tự nhiên đã phải đổi paradigme (hệ thống phạm trù). Trong xã hội, từ chủ nghĩa tư bản tự do sang chủ nghĩa đế quốc, học thuyết kinh tế mác-xít đã chuyển từ Mác sang Lênin; nay xã hội tư bản đã thích nghi và sử dụng được cách mạng khoa học - công nghệ giai đoạn ba, lý luận về xã hội không thể dừng ở paradigme cũ, nếu muốn giải đáp được những vấn đề mà cuộc sống mới đặt ra . Và cũng vậy, trước hết, cùng với truyền thống đánh giặc ngoại xâm của dân tộc, chủ nghĩa Mác-Lênin đã giúp dân tộc ta tự giải phóng khỏi các ách nô lệ ngoại bang. Nhưng rõ ràng nó chưa giúp ta trong mấy thập kỷ liền (từ năm 1954, từ năm 1975) làm cho dân giàu, nước mạnh: đất nước cứ ngày càng tụt lùi giữa lúc nhiều nước láng giềng đang đi lên phơi phới; tất nhiên họ không tránh khỏi còn nhiều vấp váp, nhiều vấn đề xã hội; nhà NCKH phải có cách tiếp cận thích hợp để nhìn nhận rõ và góp phần cải tiến thực trạng trên.
Tiền đề khách quan đầu tiên, rất quan trọng, có tình chi phối để nhà nghiên cứu có được tự do tư tưởng, là Nhà nước không tự trói mình bằng một hệ tư tưởng nào, như Nhà nước ta hiện nay: "nguyện làm bạn của tất cả các nước trên thế giới". Hệ tư tưởng là vấn đề của các đảng phái, các tổ chức xã hội, các đoàn thể chính trị... còn quốc gia, dân tộc là chung cho mọi công dân nên không thể chịu sự thống trị của chỉ một hệ tư tưởng.

Tiền đề khách quan thứ hai là Nhà nước tôn trọng quyền được thông tin của người dân, điều đã nêu từ lâu trong các hiến pháp tư sản ngay từ thế kỷ XVIII (còn thực hiện đầy đủ đến mức nào là do tương quan lực lượng, do đấu tranh của nhân dân). Hiện nay, quyền này chưa được các cơ quan thông tấn, báo chí của ta thực hiện bao nhiêu . Chỉ việc Đảng cộng sản Liên Xô "bị cấm" hoạt động, việc "ủng hộ Lênin"... cũng bị đưa tin méo mó. Thực ra, Đảng cộng sản Liên Xô bị cấm đoán là đảng đã lén lút tham gia đảo chính tháng 8.1991, còn Liên đoàn những người cộng sản mới vẫn tìm được việc làm... Tham gia "ủng hộ Lênin" ở Mạc tư khoa chủ yếu là những người cao tuổi và chỉ dăm ngàn người, một tỷ lệ không đáng kể trong gần 10 triệu dân của thủ đô này . Những người theo dõi báo chí Liên Xô, Nga ... đã rất khó chịu về lối thông tin thiếu khách quan, trung thực này . Còn truyền tin trong nước thì vẫn thiên về tô hồng, lấy cớ thông tin phải theo "định hướng". Trong khi đó, rõ ràng nhà nghiên cứu mà thiếu các "liên hệ ngược", nhất là liên hệ ngược khách quan, chính xác thì rất khó suy xét, khó tự do tư tưởng.
III .- Mấy đề tài nghiên cứu trước mắt đòi hỏi phải có tự do tư tưởng.
Giới nghiên cứu khoa học xã hội đang đứng trước ít nữa là bốn đề tài nghiên cứu mà không có tự do tư tưởng thì không nghiên cứu được. Đó là vấn đề kinh tế thị trường (và kinh tế nhiều thành phần, quyền tư hữu tài sản), với việc quốc hữu hoá xã hội chủ nghĩa; vấn đề Nhà nước pháp quyền với chuyên chính vô sản; vấn đề đạo lý làm người với đạo đức giai cấp; vấn đề điểm 4 trong trong Hiến pháp Việt Nam với tư tưởng mác-xít về quyền lãnh đạo của giai cấp vô sản.
Có thể nói ngay rằng: Kinh tế thị trường, Nhà nước pháp quyền, đạo đức làm người không phải là những tư tưởng mới; vấn đề điểm 4 vừa trái với lý luận mác xít vừa trái với tư tưởng Hồ Chí Minh, là những cơ sở lý luận cho hoạt động của Đảng theo Nghị quyết Đại hội VII .
Dưới đây sẽ xin lý giải rõ hơn nhưng rất tóm tắt từng vấn đề một.
1- Lâu nay, ta nói theo Luận cương Trần Phú là cách mạng Việt Nam sẽ không qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa . Nhưng nay ta thừa nhận kinh tế thị trường, năm thành phần kinh tế, quyền tư hữu tài sản..., mà thừa nhận như thế là hợp quy luật vận động của xã hội ta hiện nay vì nó đã làm kinh tế đất nước phát triển, đỡ bế tắc. Và như vậy, vô hình chung ta đã sửa lại Mác. Trong "Tuyên ngôn Đảng cộng sản", Mác và Eng-ghen nói rằng: "Có thể tóm tắt chủ nghĩa cộng đồng (communisme, mà ta thường dịch sai thành chủ nghĩa cộng sản*) của chúng tôi là "xoá bỏ chế độ tư hữu". Tiếp đó, hai ông tuyên bố: chống tư hữu "ở bất kỳ trình độ phát triển nào của nó" (Mác, Ebghen. Toàn tập gồm 6 t; t.l. ST.1989,tr. 559 và 586).
Hơn nữa, theo C. Mác, chỉ có ba hình thái xã hội . Hình thái có sở hữu tư nhân, giai cấp và sản xuất hàng hoá thì gọi là hình thái xã hội - kinh tế, còn nếu không thì đó là hình thái cổ xưa (trước kinh tế thị trường) hoặc là hình thái cộng sản (sau kinh tế thị trường). Thế thì xã hội Việt Nam công nhận và khuyến khích sở hữu tư nhân (làm giàu cho mình, cho đất nước), duy trì lâu dài giai cấp (không tịch thu các xí nghiệp nước ngoài đầu tư), hục hồi và phát triển thị trường và sản xuất hàng hoá thì sao gọi là thuộc hình thái cộng sản (xã hội chủ nghĩa) hay là quá độ lên CNCS được"
Thế là thực tế Việt Nam và chủ trương của Đảng cộng sản Việt Nam khác hẳn với tư tưởng mác - xít chính thống và Luận cương đầu tiên của của đảng. Các nhà NCKH bèn tìm cách giải thích thực tế ấy sao cho khắc phục được mâu thuẫn giữa lý luận và thực tế Việt Nam. Và thế là nảy ra lý luận về phân biệt giai đoạn phát sinh và phát triển của chủ nghĩa tư bản (ở giai đoạn phát sinh thì vẫn còn tàn dư của cái cũ!), lý luận về "đảng có bản lĩnh" thì sẽ khắc phục được "sự phát triển lịch sử - tự nhiên của xã hội" ta theo kinh tế thị trường... Lại còn có lý luận về cần có cả một giai đoạn lịch sử để thủ tiêu quyền tư hữu, (làm như Lênin không chống tiểu tư hữu một cách gắt gao ngay từ đầu!) (V.I .Tonxtưkh. Phải chăng chủ nghĩa Mác đã chết" Tạp chí Những vấn đề triết học (Liên Xô) số 20 năm 1990).
2- Các văn kiện của Đại hội VII đều ghi: Nhà nước ta là Nhà nước của dân, do dân, vì dân. Nhưng giải thích nghị quyết thì ghi chú thêm: đó thực chất là chuyên chính vô sản ở nước ta . Các "nhà nghiên cứu" bèn thêu dệt: Nhà nước Việt Nam hiện nay rất XHCN, ở ba đặc điểm: của dân, do dân, vì dân. Thực ra, A .Lincoln, tổng thống Mỹ, đã dùng từ ngữ government of people, by people, for people (Nhà nước của dân, do dân, vì dân) từ năm 1776, khi nói về Nhà nước tư sản Hợp chủng quốc Mỹ.
Không thể nói Nhà nước của dân thực chất là chuyên chính vô sản vì lẽ: ở nước ta, dân bây giờ là dân của ít nữa là 5 thành phần kinh tế, trong đó có thành phần TBCN với những nhà tư sản. Nhất là khi ta tuyên bố 5 thành phần ấy bình đẳng với nhau về nghĩa vụ và quyền lợi . Cho nên nói: "thực chất là chuyên chính vô sản" vừa không lôgic, vừa không trung thực: tách rời giữa nói và làm; nói "của dân" nhưng làm thì theo kiểu "của chỉ một giai cấp" với tất cả những hệ quả tất yếu như từng xảy ra phổ biến: chuyên quyền, độc đoán... Mà chuyên chính vô sản là một hòn đá tảng trong học thuyết chính trị của chủ nghĩa Mác. Nó quan trọng đến mức Lênin nói: ai không thừa nhận nó thì chưa phải là nhà mác - xít. Còn Nhà nước của dân, do dân, vì dân là yêu cầu khách quan của xã hội Việt Nam hiện nay . Nhà nước ấy phải là Nhà nước của cả dân tộc mới có thể đưa đất nước đi lên hòng sánh vai được với các nước trong cộng đồng thế giới ngày nay .
Gần đây, qua Tổng bí thư của mình, đảng ta chính thức chấp nhận xây dựng Nhà nước pháp quyền là Nhà nước hoạt động theo pháp luật, trái hẳn với chuyên chính vô sản mà Lênin định nghĩa là "chính quyền không bị luật pháp nào hạn chế cả." (Lênin. Toàn tập. Nxb Tiến bộ:t.37,tr.297, tiếng Việt). Về sau, Lênin có bổ sung: CCVS chủ yếu là tổ chức, nhưng tư tưởng bạo lực đã ăn sâu vào cuộc sống rồi! Rõ ràng, thực tế cuộc sống buộc ta phải xa dần những nguyên lý rất cơ bản của chủ nghĩa Mác, chủ nghĩa Lênin.
3- Trước tình trạng tội phạm ngày càng gia tăng về số lượng và tính nghiêm trọng ở các nước trước theo CNXH, nhiều người đòi trở về với đạo đức Kitô giáo (Liên Xô cũ), trở về đạo lý làm người của dân tộc: thương người như thể thương thân, thấy người hoạn nạn thì thương... Thế là trái với tư tưởng của Mác, Enghen, Lênin: các vị chỉ thừa nhận đạo đức giai cấp như ta đã thấy rõ trong "Chống Đu Rinh" và bài "Nhiệm vụ của đoàn thanh niên": "Đối với chúng ta, đạo đức phải phụ thuộc vào lợi ích đấu tranh giai cấp của GCVS" (Lênin. Tuyển tập một quyển. Nxb Tiến bộ, tr 717, tiếng Việt). Nhưng nói "đạo lý làm người, đạo đức dân tộc" thì mới thấm lọt vào lòng con người Vệt Nam hiện nay được, những người đã trải qua đau thương của đãu tố ngay trong gia đình mình thời cải cách ruộng đất, thời cải tạo công thương nghiệp. Lại một lần nữa, thực tiễn Việt Nam chọi với tư tưởng mác - xít chính thống. Đạo đức giai cấp chỉ phù hợp với các xã hội đã phân hoá cao độ. Còn đạo lý làm người, đạo lý dân tộc (yêu nước thương dân; kính già, yêu trẻ; giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh... ) thì tỏ ra phù hợp hơn, nhất là với xã hội cổ truyền, đi theo phương thức sản xuất châu Á như nước ta .
4- Hiện nay, trên báo chí đang thảo luận về Dự thảo Hiến pháp trong đó có điều 4 quy định: Đảng là "lực lượng duy nhất lãnh đạo Nhà nước, lãnh đạo xã hội Việt Nam".
Thực ra, trong kho tàng thuật ngữ mác - xít không có từ ngữ: "duy nhất lãnh đạo, độc quyền lãnh đạo" mà chỉ có từ hégémonie du prolétariat (bá quyền của GCVS, quyền lãnh đạo của GCVS). Và trong hiện thực, quyền lãnh đạo này, lãnh đạo của giai cấp (tức là toàn thể đảng viên làm chủ đảng) đã trở thành độc quyền lãnh đạo của Bộ chính trị và cuối cùng của riêng Sta-lin, Mao Trạch Đông, của riêng lãnh tụ. Điều đó lặp lại ở tất cả các nước theo mô hình CNXH Xô Viết.
Đảng ta chủ trương lấy cả tư tưởng Hồ Chí Minh làm cơ sở tư tưởng của Đảng. Thế trên vấn đề này, Hồ Chí Minh nói sao " Năm 1938, Nguyễn ái Quốc đã nói: "Đảng không thể đòi hỏi Mặt trận thừa nhận quyền lãnh đạo của mình mà phải tỏ ra là một bộ phận trung thành nhất, hoạt động nhất và chân thật nhất... " (Văn kiện Đảng năm 1935-1939, Trường Nguyễn ái Quốc xb, tr.352).
Như thế, đòi ghi vào Hiến pháp quyền lãnh đạo duy nhất của Đảng là trái với tư tưởng Hồ Chí Minh. Làm thế là áp đặt sự lãnh đạo của Đảng, điều đáng lẽ ra phải do dân tự nguyện chấp nhận trong thực tế bởi trí tuệ và đạo đức, phẩm chất của Đảng và của đảng viên như dân ta đã làm ngay cả khi đảng không ra công khai .
Hợp pháp hoá độc quyền lãnh đạo của Đảng có nguy cơ dẫn đến quy kết mọi người (chớ không chỉ riêng đảng viên) không thực hiện nghị quyết đảng là "chống lại Nhà nước", vì đảng đã được hợp thức hoá, hợp pháp thừa nhận là Đảng - Nhà nước (Parti - État) rồi .
ở đây, tự do tư tưởng đòi hỏi người NCKH phải trả lời rành rọt: hoặc là giữ hoặc là bỏ điều 4, với những lý lẽ làm cơ bản cho quan điểm của mình. Không thể nói hàng hai như: "vấn đề không phải là giữ hay bỏ điều 4 mà vấn đề là ... " để lẩn tránh gay cấn, hay lấy cớ "cần tế nhị"...
Tóm lại, trên cả bốn vấn đề lớn này đều có khoảng cách nhất định, thậm chí mâu thuẫn gay gắt giữa hiện thực nước ta - phản ánh vào một số chủ trương của Đảng - một bên, với lý luận Mác - Lênin ở bên kia . Nhưng trong Điều lệ Đảng, vẫn thấy kiên trì "lấy chủ nghĩa Mác - Lênin làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động". Thế là ta "nói" với ta "làm" khác hẳn nhau .
Tự giác hay tự phát" Tự giác thì là Đảng đã từ bỏ chủ nghĩa Mác - Lênin rồi . Tự phát thì là Đảng đã mất nốt vai trò lãnh đạo rồi"**
Việt Nam đang ở trong thế nước sôi lửa bỏng: cần cứu ngay đất nước khỏi nghèo nàn, lạc hậu để nòi giống thoát nạn thoái hoá***, kịp chuẩn bị đi vào thế kỷ XXI, vào thiên niên kỷ thứ ba . Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách (Tổ quốc thịnh suy, người dân thường cũng có trách nhiệm). Huống hồ các sĩ phu! Cuối thế kỷ trước, các sĩ phu Việt Nam, bất chấp sự đầu hàng của Triều đình, đã nhất tề đứng lên chống ngoại xâm, làm tròn trách nhiệm giới trí thức. Các sĩ phu mới của giai đoạn lịch sử hiện nay, các nhà NCKH, trước ai hết, hơn ai hết phải thấy trách nhiệm nặng nề trước hiểm hoạ quá ư nghèo nàn và lạc hậu của đất nước. Muốn tìm ra con đường thoát, các nhà NCKH, trước ai hết, hơn ai hết phải tự do tư tưởng, phải dũng cảm. Vì chân lý, vì dân tộc./. 11.1991-11.2000 Ghi chú: * Communisme: commun: chung, cộng đồng; isme: chủ nghĩa . Không có thành phần nào của từ có nghĩa là tài sản nên dịch thành chủ nghĩa cộng sản là sai lệnh.
** Không thể nói: Làm như trên là phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin, vì phát triển một học thuyết đòi hỏi vẫn giữ các nguyên lý cơ bản của nó. Ở đây, người ta vứt bỏ cả những nguyên lý cơ bản nhất (chống tư hữu, chuyên chính vô sản, tính giai cấp).
*** Hiện nay, trẻ em Việt Nam khi sinh ra nặng chỉ nặng dưới 2kg5 chiếm một tỉ lệ đáng lo ngại (21.7% trẻ sơ sinh). Chiều cao trung bình của người Việt Nam cũng hạ mất... trong quãng 9 năm (1980-1988). Tiềm năng trí tuệ giảm, hàng năm nửa triệu học sinh lớp 1 không lên được lớp 2. 1 triệu 2 học sinh không qua nổi cấp 1 (Xem thêm báo TuổI trẻ chủ nhật số 17 năm 1990).

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo trang Reuters đưa tin vào 8 tháng 5 năm 2023.
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.