Hôm nay,  

Mỹ, Nhật, Phi: Tuy Ba Mà Một

06/06/201500:01:00(Xem: 5587)
Không còn nghi ngờ gì nữa, Mỹ, Nhựt, Phi luật tân tuy ba mà một ở Á châu Thái bình dương, tiêu biểu nhứt trong mặt trận đối phó với TC, ở vùng biển đảo Senkaku của Nhựt cũng như Biển Đông của Việt Nam.

Mới đây tại diễn đàn «Đối thoại Sangri-La» năm thứ 14, tổ chức hàng năm ở Singapore, Nhựt và Mỹ, hai bộ trưởng quốc phòng đã xa luân chiến, đích danh lên án TC là thủ phạm đe dọa an ninh khu vực qua các hành vi xây dựng, lấn chiếm ở Biển Đông.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter tuyên bố «Trung Quốc không tuân thủ các nguyên tắc và chuẩn mực quốc tế» khi xây dựng các đảo nhân tạo, phi trường, trại lính trong quần đảo Trường Sa. "Chỉ trong vòng 18 tháng, Trung Quốc đã xây thêm 800 hecta nhiều hơn tổng cộng diện tích bồi đắp của tất cả các nước khác có tranh chấp và nhiều hơn cả suốt chiều dài lịch sử của khu vực". Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ khẳng định "chỉ có Trung Quốc là nước xây dựng nhiều nhất và trong thời gian ngắn nhất". Sau khi đặt câu hỏi «Ai biết được Trung Quốc muốn đi về đâu?» Bộ trưởng Mỹ Ashton Carter nhấn mạnh «tất cả các bên phải tìm một giải pháp ôn hòa và ngưng ngay hành động xây dựng» tại Trường Sa. Và Ông long trọng cam kết Mỹ sẽ tiếp tục đưa thêm tàu chiến và máy bay vào vùng tranh chấp và yêu cầu Bắc Kinh ngưng «tức khắc» các công trình củng cố đảo nhân tạo. Ông cảnh cáo Trung Quốc "đừng coi thường vì tàu chiến và máy bay Mỹ sẽ tiếp tục hoạt động tại Biển Đông, bất cứ nơi nào mà luật quốc tế cho phép, như quân lực Mỹ đang làm ở khắp nơi trên thế giới".

Còn Nhựt, đồng minh số một của Mỹ ở Á châu, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Gen Nakataki bồi thêm, tố cáo hành động Trung Quốc lấn chiếm tại Biển Đông có nguy cơ dẫn đến tình trạng bất ổn. Ông nói nếu không có biện pháp đối phó với tình trạng mà ông gọi là vô luật pháp thì «trật tự sẽ biến thành rối loạn và hòa bình ổn định sẽ sụp đổ».

Và Phi Luật tân đồng minh kế tiếp của Mỹ ở Á châu, bất chấp mưu toan lập vùng nhận dạng phòng không của TC, đã trong 3 tháng đuổi phi cơ Phi 6 lần, Tổng thống Philippines Benigno Aquino tuyên bố phi cơ quân sự và dân sự của Phi sẽ tiếp tục bay trên đường bay quốc tế như Mỹ đang làm.

Đích thân TT Aquino bay sang Nhựt để củng cố quan hệ quốc phòng song phương nhằm kiềm chế Trung Quốc trên Biển Đông. Đây là lần thứ 6 ông Aquino thăm Tokyo, và Nhật Bản trở thành quốc gia đến thăm có số lần nhiều nhất trong nhiệm kỳ của ông. Nhật hoàng tiếp kiến Ông trước khi Ông hội đàm với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe. Quốc Hội họp mời Ông đọc diễn văn, một dấu hiệu nghi lễ đặc biệt trân trọng của chánh quyền quân chủ lập hiến của Nhựt. Hai nhà lãnh đạo dự định sẽ nâng quan hệ song phương lên mức đối tác chiến lược và tái cam kết sự hợp tác của họ nhằm giải quyết các tranh chấp hòa bình ở Biển Đông theo luật pháp. Chuyến thăm của nhà lãnh đạo tới Philippines tới Nhật Bản diễn ra chưa đầy 1 tháng sau khi hai nước tổ chức các cuộc tập trận chung đầu tiên. Trước chuyến thăm Nhật Bản, Tổng thống Benigno Aquino nhấn mạnh với báo chí Philippines: “Cần giải quyết vấn đề chủ quyền bằng luật pháp. Lập trường của Philippines và Nhật Bản có sự tương đồng khi Nhật Bản và Trung Quốc đang có tranh chấp trong vấn đề Senkaku/Điếu Ngư. Manila trông đợi Tokyo sẽ có bước đi thống nhất cùng nhau trong tương lai”. Trang tin GMA News dẫn lời Đại sứ Philippines tại Nhật Bản Manuel Lopez cho biết Tổng thống Aquino sẽ chứng kiến lễ ký thỏa thuận Tokyo chuyển giao 10 tàu tuần tra mới cho Manila. Theo ông Lopez, số tàu này được sử dụng để giám sát bờ biển, ứng phó thiên tai và cứu nạn.


Cả ba đồng minh Mỹ, Nhựt, Phi tuy ba mà một, trong chiến lược và chiến thuật đối phó với đà bành trướng của TC. Mỹ không có tham vọng đất đai ở Á châu Thái bình dương. Nhưng Mỹ có quyền lợi cốt lõi ở vùng này. Mỹ coi tự do hàng hải, hàng không là quyền lợi quốc gia, không những về kinh tế, chánh trị, mà quân sự nữa. Đặc biệt là vùng Á châu Thái bình dương, đối với sinh mạng của chính quân lực Mỹ, Mỹ có gần 100.000 quân nhân trú đóng ở Nam Hàn và Nhựt, Mỹ cũng đưa quân luân chuyển ở Phi và một lữ đoàn Thuỷ Quân Lục Chiến ở Úc. Nếu Mỹ phong toả, chốt chận ở Biển Đông thì bó tay, bó chân Không Quân Hải Quân Mỹ.

Nếu TC khống chế được Biển Đông thì thế hải thượng của Mỹ bị lung lay, giao thương của Mỹ và các đồng minh ở Đông Nam Á bị chao đảo, bị TC thao túng về vận chuyến. Kinh tế, thương mại của Mỹ trong thời tự do mậu dịch toàn cầu, tự do hàng hải và hàng không quan trọng như quyền lợi quốc gia của Mỹ. Hàng hoá sản xuất mà không phân phối, xuất cảng, bán cho các nước thì để làm gì. Nguyên nhiên liệu không nhập cảng được, không vận chuyển dược thì lấy gì dể sản xuất tiêu thụ. Nếu TC khống chế được con đường hàng hải hàng không huyết mạch qua Eo Biển Mã Lai và Biển Đông, thì mỗi năm Mỹ kẹt 5.000 tỷ Mỹ Kim xuất nhập cảng sang Á châu Thái bình dương.

Đó là chưa nói thiệt hại của các đồng minh của Mỹ trong vùng như Nhựt, Nam Hàn, Phi, Úc. Nhựt cần tự do hàng hải hàng không trong vùng này có thế nói còn hơn Mỹ nữa. Nếu TC khống chế được Biển Đông thì kinh tế Nhựt coi như bị liệt bại, bị bao vây. Con đường vận chuyển nguyên nhiên liệu nhập cảng và xuất cảng hàng hoá bế tắc. Nếu TC đóng chốt được Biển Đông thì TC sẽ triệt 60% năng lượng và nguyên liệu của Nhựt, coi như triệt tiêu kinh tế Nhựt vì Nhựt không có tài nguyên dể sản xuất, nguyên nhiên liệu đa số là nhập cảng.

TC sẽ chiếm được vai trò bảo trợ các nước Á châu Thái bình dương của Mỹ. Còn Nhựt mất vai trò đầu tàu ở Á và Úc châu trong liên minh vóng lớn Mỹ Nhựt, Úc, Ấn và cả trong liên minh vòng nhỏ Nhựt, Phi và VN.

Vì lý so sinh tồn đó Mỹ, Nhựt, Phi và các nước Á châu Thái bình dương trong đó có các nước trong Hiệp hội ASEAN, kể cả VNCS không có nước nào ủng hộ hành động TC quân sự hoá các đảo ở Biển Đông. Trừ Miên vốn là chế độ ăn ngập mặt tiền của TC mới đây ngày 04/06/2015, Quốc vụ khanh Phay Siphankiêm phát ngôn viên chính phủ, chỉ trích Mỹ, cho những lời của Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ ông Carter tuyên bố gửi tàu chiến và máy bay do thám tiến vào bên trong khu vực 12 hải lý (22 km) chung quanh các đảo mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền tại Biển Đông là «khiêu khích… đi ngược lại mục tiêu duy trì hòa bình trong khu vực»./.( VA)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.