Hôm nay,  

Trẻ Mồ Côi Năm Xưa Về Thăm Sau 25 Năm

04/04/200000:00:00(Xem: 4946)
SAIGON (AP) - Bà sơ vẫn còn nhớ các em như là những em bé Việt Nam yếu đuối, với một vài em như dường khó thể sống sót. Bây giờ, 25 năm sau, trở thành người lớn - và sống trong các gia đình người Mỹ - các em trở lại thăm quê.
Trong hỗn loạn của tháng tư năm 1975, Dì phước Mary Nelle Gage thuộc một nhóm nhỏ các nhân viên chính phủ và thiện nguyện viên đã gấp rút tổ chức cứu thoát các nạn nhân chiến tranh trẻ nhất - khỏang 70,000 trẻ mồ côi Việt trong Sài Gòn.
Nhưng chỉ hơn 2,000 trẻ em được di tản bởi các vận tải cơ khổng lồ từ Sài Gòn trong những ngày cuối Cuộc Chiến VN, trong chiến dịch gọi là “Operation Babylift” (Chiến dịch không vận trẻ sơ em).
Bây giờ, một số các em đó từ những ngôi nhà mới và gia đình bảo trợ một phần tư thế kỷ trước đã trở về thăm VN lần đầu tiên trong chuyến đi với hộ tống bởi bà sơ Gage.
Một nhóm 15 em mồ côi và 23 người từ các gia đình nuôi các em đã tới phi trường Tân Sân Nhất. “Cứ y hệt như một giấc mơ,” theo lời Gage, một cựu viên chức của Friends For All Children, một trong nhiều tổ chức thiện nguyện thực hiện giấy tờ nhận con nuôi cho các em. “Khi chúng tôi sống và làm việc nơi đây, ngày nào cũng đầy tuyệt vọng. Chúng tôi luôn luôn thắc mắc là các em sẽ ra sao khi lớn lên...”
Gage, người bây giờ sống ở Denver, Colo., hy vọng chuyến đi 2 tuần sẽ giúp các trẻ mồ côi, bây giờ trong lứa tuổi giữa 20s và đầu lứa 30s, nhìn lại quá khứ. Nhiều em được các gia đình Mỹ nhận làm con nuôi.
Các trẻ mồ côi thường không có khai sanh chính thức, bởi vì một số là con của lính Mỹ và các phụ nữ Việt, điều bị xét là xấu hổ bởi xã hội VN, theo lời Gage. Nhiều em lớn lên với thắc mắc về quá khứ và về lý do nào các em bị bố mẹ bỏ rơi.

Cuộc di tản có cả một tai nạn chết người, làm kinh hoảng cả những người đã quen với tàn bạo cuộc chiến.
Trong nhóm 15 em được nhận nuôi, có 3 em sống sót từ vụ phi cơ ngày 4.4.1975 đã làm chết 144 người lớn và trẻ em, trong đó có 76 bé sơ sinh.
Buổi sáng hôm đó, 1 vận tải cơ C-5A khổng lồ - thực hiện một trong những chuyến bay di tản đầu tiên - chạy dọc theo phi đạo Tân Sơn Nhất với trên đó hơn 300 trẻ em và người chăm sóc.
Vài phút sau khi cất cánh, một tiếng nổ thổi tung cửa phi cơ. Các phi công quay lại được phi trường và ủi xuống đất vài dặm cách phi đạo.
Một trong những hình ảnh bi tahm nhất xuất hiện giữa hỗn loạn chiến tranh là cảnh các bọc ni-lông trắng bé nhỏ đựng xác các em được chất xuống từ các trực thăng cấp cứu trong khi cứu thương tìm cách chăm sóc hơn 170 người sống sót.
Các du khách này đang chuẩn bị buổi lễ cầu hồn vào Thứ Ba tại ngay nơi phi cơ rớt. Một số các thiện nguyện viên người Việt từng chăm sóc trẻ mồ côi lúc đó cũng sẽ tới dự.
Chuyến đi sẽ tập trung vào veịc cung cấp các em và bố mẹ nuôi các em một cảm xúc về quá khứ, với các chuyến thăm các trại mồ côi địa phương và nơi sinh của các em.
Các bài học văn hóa về VN là một phần chueýn đi, với đi tour vòng quanh sài Gòn và một chuyến tahm vùng Tam Giác Cửu Long và các chợ nổi trên sông. Bắt đầu từ Miền Nam, chuyến đi sẽ tới Đà Nẵng và Huế trước khi kết thúc ở Hà Nội vào cuối tuần tới với cuộc hội kiến Đại Sứ Peterson.
Đới với Gage, đây không phải chuyến trở về đầu tiên. Bà đã dẫn các em mồ côi và bố mẹ nuôi các em thăm VN trong năm 1996 và 1997. Nhưng năm nay - 25 năm sau cuộc chiến - có một sức dao động đặc biệt, theo lời bà sơ Gage.
“Tôi biết các em khi các em còn bé tí, mong manh bám vào đời sống. Không có bảo đảm gì về đời sống tương lai.”

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.