Hôm nay,  

Miên Sắêp Vuột Khỏi Hà Nội

29/06/200100:00:00(Xem: 4265)
Từ chiến tranh đến chánh trị, lúc nào CS Hà nội cũng liên kết Việt, Miên, Lào vào một môi trường chung là Đông Dương. Giấc mộng Liên bang Đông dương giống như Liên bang Xô viết mà người Việt sẽ đóng vai trò lãnh đạo chỉ huy như người Bạch Nga là giấc mộng CS Hà nội ôm ấp từ lúc còn ở núi rừng Bắc Việt. Nhưng giấc mộng lớn này không thành sự thật một phần lớn do Mỹ trong Chiến tranh Việt Nam và do Trung quốc thời Hậu Chiến tranh Lạnh. Và hiện có nhiều dấu chỉ cho thấy giấc mộng của CS Hà nội sắp tan thành mây khói tại Miên. Miên sắp vuột ra khỏi tay Hà nội. Một mặt do nỗ lực của Trung quốc trên con đường bành trướng thế lực ở Á châu. Mặt khác do chánh sách lúng túng của Mỹ đối với Miên đẩy nước này vào vòng tay Trung Cộng.

Trong Chiến tranh Việt Nam, Miên là hậu cần tiền phương và con đường xâm nhập của CS Bắc Việt. Khi CS Hà nội làm chủ cả Việt Nam, Khemer Đỏ cũng đã gồm thâu được Miên sau khi Lon Nol thân Mỹ tháo chạy. Khemer Đỏ lấy được Miên là do viện trợ hào phong của Hoa Lục, gấp nhiều lần lớn và mạnh hơn của Việt Nam. Paul Pot đánh phá Việt Nam vừa do chỉ thị Trung Cộng, vừa do tâm lý bài Việt cố hữu của Khemer Đỏ để Trung Cộng cho Việt Nam một " bài học" ở biên giới phía Bắc. CS Hà nội không còn sự chọn lựa nào khác hơn là phải hạ kẻ thù sát nách. Phải diệt Pol Pot cầm cây mã tấu Trung Cộng kề sát sườn vừa được tiếng bảo vệ người Việt bị "cáp duồng" và được tiếng chống chánh quyền diệt chủng và thực hiện giấc mộng lớn ấp ủ từ lâu. CSVN tung quân đánh bại Khemer Đỏ, chiếm Miên, xài chánh sách thực dân mới, đưa 1sĩ quan Việt gốc Miên lên nằm chánh phủ với trợ giúp của cán bộ Việt Cộng đủ mọi ngành nghề trong chánh phủ và quân đội Miên. Cuộc chiến tranh Miên làm tàn mạt thêm Việt Nam còn quá èo ọt vừa mới thoát khỏi cuộc Chiến Việt Nam dài và tốn kém. Xâm chiếm lãnh thổ Miên tạo thành làn sóng phản đối thế giới. Áp lực quốc tế trong đó có Mỹ và Trung Cộng buộc CS Hà nội phải rút quân về. Chánh quyền Hus Sen bị Mỹ trừng phạt vì những vi phạm nặng về nhân quyền và dân chủ.

Đối với Miên Mỹ và Trung Cộng ở hai thế khác nhau. Trong khi tìm cách đi lại với CS Hà nội trong kế hoạch bao vây Trung quốc, Mỹ bỏ ngỏ Miên do luật trừng phạt còn hiệu lực. Luật này đặt Mỹ vào thế xa cách Miên, không lôi kéo gì được. Trên đường bành trướng thế lực ở Á châu nói chung và giải tỏa thế bao vây của Mỹ ở Đông Nam Á, Trung Cộng đặt CS Hà nội giữa hai gọng kềm. Một gọng đặt ở phía đông Việt Nam. Trên Biển Đông Trung quốc hô phong hoán võõ, xâm thực Trường sa, Hoàng sa, với kiểu vừa đánh vừa đàm cố hữu của CS. Gọng kềm phía Tây đặt phía sau lưng Việt Nam. Trung quốc mở đường xuống Lào và Campuchia. Ảnh hưởng VN đối với CS Lào xuống thấp đến đổi CS Hà nội phải điều quân qua Lào gọi là làm nghĩa vụ quốc tế. Ngoài ra Hà nội còn xuất hàng tỷ đô la biến đường chuyển quân trong Chiến tranh Việt Nam thành Xa lộ Trường Sơn, nâng cấp Đường 9 Nam Lào, nhằm bảo vệ biên giới và chuyển quân sang hai nước láng giềng đề phòng va chạm với Trung Cộng. Trung Cộng tỏ ra thành công trong việc phá hoại kinh tế VN với việc làm áp lực biên giới phía Tây bên cạnh trợ trưởng buôn lậu ở biên giới phía Bắc.

Trong khi đó, như đã nói Mỹ bỏ ngỏ Miên vì biện pháp trừng phạt còn hiện hành. Mỹ vô tình tạo một địa bàn và cơ hội tối ưu cho Trung Cộng ập tiền đồn chống CS Hà nội là Miên,. Miên còn giúp Trung Cộng kiểm soát Vịnh Thái lan và làm đầu cầu cho Trung Cộng hướng về Nam Thái bình dương, nơi đội quân thứ năm của Trung quốc mạnh về số người và sức của đã trường kỳ mai phục ở Thái lan, Mã lai, Singapore và Nam dương Quần đảo. Mỹ cần Việt Nam bao nhiêu ở Đông Nam Á thì Trung quốc cần Miên bấy nhiêu trong chiến lược bành trướng thế lực kinh tế chánh trị, quân sự ở vùng này. Nhiều nhà ngoại giao kỳ cựu than phiền là Mỹ đã bỏ ngỏ Miên trong Chiến tranh VN, nay lại phạm sai lầm cũ, chậm chân trong tranh chấp với Trung quốc.

Thực vậy, các nhà lãnh đạo chóp bu Trung Cộng, Lý Bằng, Giang trạch Dâân, tới tấp đến Miên. Viện trợ kinh tế tài chánh của Trung Cộng dồn dâp tới Miên. Viện trợ hào phóng, dễ dãi, ít điều kiện hơn thời Khemer Đỏ nhiều. Điều kiện duy nhứt là Miên nhìn nhận một nước Trưng quốc, không thừa nhận Đài loan. Sự hiện diện quân sự của Trung Cộng trên đất Chùa Tháp đã thấy rõ với việc xây dựng căn cứ quân sự của Trung quốc ở Kompong Chonang cùng một phi trường khá hiện đại , với vũ khí tối tân và mới toanh ( tin Wall Street Journal, ngày 7/6/01).

Bên cạnh tham vọng đất đai cố hữu của Việt Nam đối với Miên, Lào, phải công tâm mà nói CSVN đã làm tất cả những gì có thể làm được để giữ vững biên giới Tây Nam. Miên không thể xâm lược được Việt Nam. Nhưng hai gọng kêm Trung quốc xiết mặt trước và sau Việt Nam quả là một đe dọa không nhỏ đến an ninh lãnh thổ. Mỹ bỏ ngỏ Miên đưa Việt Nam vào thế cô đơn trong tranh chấp với Trung Cộng về Miên và cũng tạo thế bất khả kháng, CS Hà nội phải chạy theo Mỹ để làm lính trấn thủ tiền đồn chống Trung quốc cho Mỹ. Hy vọng nhờ Mỹ làm lá chắn chống âm mưu bành trướng của Bắc kinh của CS Hà nội là một ảo vọng nếu nhìn lại kinh nghiệm lịch sử Mỹ bỏ rơi và bức tử Đồng Minh VNCH đầu thập niên 70 khi ký được Thông cáo Thượng Hải bắt tay với Trung Cộng. Hiện tại, một điều gần như chắc chắn là Miên sắp vuột ra khỏi bàn tay của CS Hà nội. Cuộc chiến CS Hà nội tung ra ở Miên, cuộc chiến làm tàn mạt thêm một đất nước đã quá cạn kiệt vì Chiến tranh Việt Nam, trở thành vô ích. Trung quốc đã nắm Miên. Cạnh sườn Tây nam của đất nước đã bị cây mã tấu Trung quốc kề quá sát rồi.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.