Hôm nay,  

1948-1955: Từ Qt. Bảo Đại Tới Tổng Thống Ngô Đình Diệm

06/02/200000:00:00(Xem: 6361)
Theo ghi nhận của các nhà sử học, trong thế kỷ 20, Việt Nam đã trải qua nhiều thập niên đầy biến động. Riêng với khoảng thời gian từ năm 1945 đến năm 1955, đất nước Việt Nam đã trải qua những biến động lớn lao, xoay vần cả vận mệnh của dân tộc. Nhân dịp đón mừng năm Canh Thìn 2000, chúng tôi xin lược trình một số sự kiện trọng đại trong 6 năm cuối của thập niên 40 và 5 năm đầu của thập niên 50:

* Năm 1945: 2 sự kiện lớn: Chính phủ đầu tiên của Quốc gia Việt Nam do học giả Trần Trọng Kim làm thủ tướng được thành lập; Việt Minh cướp chính quyền, Hoàng đế Bảo Đại thoái vị.
Diễn tiến các sự kiện chính trong năm 1945:
-Ngày 9 tháng 3 Nhật đảo chánh Pháp tại Đông Dương; ngày 11 tháng 3, Hoàng đế Bảo Đại ra mắt quốc dân tuyên bố lập một nước Việt Nam độc lập, đổi tên An Nam thành Việt Nam.
-Ngày 19 tháng 3, Hoàng đế Bảo Đại tuyên bố giải tán nội các Phạm Quỳnh.
-Ngày 17 tháng 4, nhận lời mời của Hoàng đế Bảo đại, học giả Trần Trọng Kim thành lập xong nội các, ra mắt quốc dân ngày 19 tháng 4.
Thành phần chính phủ đầu tiên của một nước Việt Nam độc lập gồm có:
Thủ tướng Trần Trọng Kim; Phó thủ tướng kiêm bộ trưởng Ngoại giao: luật sư Trần Văn Chương, bộ trưởng Nội vụ: Y sĩ Trần Đình Nam, Tư pháp: Luật sư Trịnh Đình Thảo, Giáo dục: Thạc sĩ Hoàng Xuân Hãn. Tài chánh: Luật sư Vũ Văn Hiền, Thanh niên: Luật sư Phan Anh, Công chánh: Kỹ sư Lưu Văn Lang; Y tế: Bác sĩ Vũ Ngọc Anh, Kinh tế: Bác sĩ Hồ Tá Khanh, Tiếp tế: Y sĩ Nguyễn Hữu Thứ, Khâm sai Bắc bộ: Tổng đốc Phan Kế Toại; Khâm sai Nam bộ: chính khách Nguyễn Văn Sâm, Đốc Lý Hà Nội: Bác sĩ Trần Văn Lai.
-Ngày 6 tháng 8, Hoa Kỳ ném hai trái bom nguyên tử trên đảo Hiroshima và Nagasaki, Ngày 14 tháng 8, Nhật hoàng tuyên bố đầu hàng vô điều kiện. Quân Nhật tại Việt Nam tan rã.
-Ngày 19 tháng 8, Việt Minh phát động cuộc tổng khởi nghĩa cướp chính quyền. Ngày 25 tháng 8, Hoàng đế Bảo Đại tuyên bố thoái vị trong một buổi lễ tại lầu Ngọ Môn. Ngày 2 tháng 9/1945, Hồ chí Mimh ra mắt chính phủ lâm thời gồm hầu hết những nhân vật cộng sản.
-Ngày 13 tháng 9, lực lượng quân đội Anh do tướng Douglas chỉ huy đổ bộ lên Sài Gòn để giải giới quân đội Nhật, quân đội Pháp đã theo chân quân đội Anh trở lại Việt Nam từ nhiều mặt: Sài Gòn, Đà Nẵng, Nha Trang. Sau khi được quân đội Anh chuyển giao quyền kiểm soát, lực lượng Pháp đầu bung rộng quanh vòng đai Sài Gòn và vùng phụ cận. Tại Nha Trang, quân Pháp đã lần lượt tiến về phía Nam chiếm Phan Rang, Phan Thiết để tạo hệ thống liên hoàn với cánh quân chiếm các tỉnh phía Đông Nam Kỳ.

* Năm 1946: Thỏa hiệp sơ bộ Pháp-Việt; chiến tranh Pháp-Việt Minh bùng nổ.
-Đầu tháng 3/1946: trước áp lực của tình hình, Hồ Chí Minh lập chính phủ liên hiệp do Hồ Chí Minh làm chủ tịch, phó chủ tịch: ông Nguyễn Hải Thần, Nội vụ: cụ Huỳnh Thúc Kháng; Ngoại giao: ông Nguyễn Tường Tam (nhà văn Nhất Linh), các đảng viên CS và thân Cộng nắm các bộ quan trọng, trong đó có Phan Anh nắm bộ Quốc phòng, Đặng Thái Mai (cha vợ của Võ Nguyên Giáp) nắm bộ Giáo Dục, Tài Chánh là Vũ Văn Hiền...
- Ngày 16 tháng 3/1946, Hồ Chí Minh đến gặp Cựu hoàng Bảo Đại đang có mặt tại Hà Nội yêu cầu Cựu hoàng cầm đầu một phái đoàn qua Trùng Khánh để gặp Tưởng Giới Thạch. Phái đoàn của Cựu hoàng lên đường lên đường vào ngày 18 tháng 3. Theo lời của cựu trung tướng Trần Văn Đôn thì lúc đến Côn Minh, Cựu hoàng đã được chính quyền địa phương đón tiếp tử tế, cung cấp chỗ ở. Tại đây, cựu hoàng liên lạc với Lãnh sự Pháp để cung cấp tiền chi tiêu. Bây giờ Tưởng Giới Thạch đang ở Nam Kinh, nghe Cựu hoàng Bảo Đại qua đã tha thiết mời nhưng Cựu hoàng từ chối. Sau đó đã xuống Hồng Kông.


Cũng cần ghi nhận rằng, trước đó ngày 6 tháng 3, Hiệp định sơ bộ Pháp-Việt ký kết tại Đà Lạt, nhưng riêng ông Nguyễn Tường Tam không chịu ký. 24 tháng 3, tại Đà Lạt, phái đoàn chính phủ lâm thời của Hồ Chí Minh do ông Nguyễn Tường Tam hướng dẫn họp với phái đoàn của Cao ủy Pháp do d’ Argenlieu hướng dẫn. Hội nghị sơ bộ này không có kết quả vì lập trường của hai bên đối nghịch: Pháp muốn tách Nam Kỳ ra khỏi Việt Nam thành lập một quốc gia riêng, chính phủ của Hồ Chí Minh đòi Nam Kỳ là đất của Việt Nam gồm 3 miền.
-Ngày 26 tháng 3, quân Pháp từ Đà Nẵng đổ bộ lên Thuận An rồi tiến vào Huế và các tỉnh kế tiếp, tại miền Nam, Pháp tiến chiếm lần các tỉnh ở Hậu Giang.
-Ngày 7 tháng 5, Hội đồng tư vấn Nam Kỳ chấp nhận chánh phủ lâm thời Nam Kỳ do bác sĩ Nguyễn Văn Thinh thành lập với thành phần sau: Thủ tướng kiêm Tổng trưởng Nội vụ: Bác sĩ Nguyễn Văn Thinh, phó thủ tướng kiêm Quốc phòng: Đại tá Nguyễn Văn Xuân (đại tá Xuân lần lượt được thăng thiếu tướng, trung tướng trong vòng 2 năm); Tư pháp: Trần Văn Tỵ, Công chánh: Lương Văn Mỹ, Tài chánh: Nguyễn Thành Lập; Canh Nông: Ung Bảo Toàn, Giáo dục: Nguyễn Thành Giung, An ninh: Nguyễn Văn Tâm, thứ trưởng phụ trách Công An Đô Thành: Nguyễn Tấn Cường. ( Làm thủ tướng được vài tháng, bác sĩ Thinh đã tự sát, bác sĩ Lê Văn Hoạch được cử thay thế)
-27 tháng 6: một phái đoàn Việt Minh do Hồ Chí Minh dẫn đầu đến Pháp. Ngày 6 tháng 7, hai phái đoàn Pháp và Việt Minh họp hội nghị tại Château de Fontainebleau, cách Paris 60 km. Hơn hai tháng thảo luận, hội nghị vẫn bế tắc. Phái đoàn Việt Minh trở lại Marseille để lên tàu Le Pasteur trở về Việt Nam. Trong những ngày chờ đợi, Hồ Chí Minh tìm gặp ông Marius Moutet, tổng trưởng phụ trách thuộc địa để tìm một thỏa ước tạm thời, còn gọi là thỏa hiệp án. Đêm 14 tháng 9, Hồ Chí Minh đi bộ lại nhà vị tổng trưởng này ký thỏa ước tạm thời, trong đó có hai điểm chính: Hai bên cam kết chấm dứt những tranh đấu bạo hành ở miền Nam và miền Trung. Hai bên sẽ chọn ngày và phương thức tổng tuyển cử đã đặt ra trong hiệp định sơ bộ ký ngày 6 tháng 3/1946.
-Ngày 8 tháng 10/1946, chiến hạm Dumont d’Urville đưa phái đoàn Hồ Chí Minh về Việt Nam. Tại Cam Ranh, Hải quân đô đốc Pháp d’Argenlieu gặp Hồ Chí Minh trên chiến hạm để bàn thảo thi hành Thỏa Hiệp Án, xong Hồ Chí Minh lên phi cơ với Jean Sainteny, đại biểu Pháp về Hải Phòng.
-Ngày 20 tháng 11, Việt Minh và lính Pháp nổ súng đụng độ nhau tại hải cảng Hải Phòng nguyên nhân là Pháp kiểm soát quan thuế không cho chuyển xăng lậu vào, nên phía Việt Minh nổ súng. Ngày 23 tháng 11/1946, Pháp đem Pháo binh và Hải quân tấn công Việt Minh tại Hải phòng. Đêm 19 rạng ngày 20 tháng 12/1946, Pháp tấn công vào các đơn vị Việt Minh tại Hà Nội: chiến tranh giữa Việt Minh và Pháp bùng nổ.

* Năm 1947: Thiếu tướng Nguyễn Văn Xuân thủ tướng Nam Kỳ; Việt Minh cải tổ chính phủ, loại đảng phái.
- Ngày 20 tháng 7, Hồ Chí Minh cải tổ chính phủ, loại các đảng phái chống Việt Minh ra khỏi thành phần chính phủ. Trong danh sách vẫn ghi cố vấn chính phủ: Vĩnh Thụy.
- Ngày 29 tháng 9, bác sĩ Lê Văn Hoạch từ chức thủ tướng Nam Kỳ. Ngày 1/10, thiếu tướng Nguyễn Văn Xuân được bầu làm thủ tướng. Tùy viên của tân thủ tướng là đại úy Lê Văn Tỵ (sau là thống tướng), trung úy Trần Văn Đôn (sau là trung tướng).

Số tới: Từ Quốc Trưởng Bảo Đại tới Tổng Thống Diệm

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.