Hôm nay,  

VN: Trại Tù Cho Tự Do Thông Tin

30/04/201500:00:00(Xem: 1390)
HANOI -- Việt Nam sau 40 năm dưới chế độ CSVN đã tới mấp mé thiên đường xã hội chủ nghĩa nào chưa?

Câu trả lời theo tổ chức Freedom House cho biết nơi đất nước có dân số 89 triệu người này, nơi có 40 triệu người sử dụng Internet thực ra là vẫn giữa vòng vây tù ngục không tin: không hề có tự do trên mạng Internet, và cũng không hề có tự do trên hệ thông báo giấy và xuất bản.

Hiện thời CSVN kiểm soát Internet, cụ thể là theo dõi những người blogger, bằng các luật mơ hồ để sẽ bọ tù những người sử dụng Internet bất đồngc hính kiến.

Freedom House, một hội bất vụ lợị Hoa Kỳ, nói rằng?VN nằm trong nhóm 10 quốc gia kềm kẹp Internet tệ hại nhất -- tệ hại hơn Saudi Arabia, nhưng đỡ gắt gao hơn Trung Quốc.

Bản tin VOA ghi nhận rằng trong năm 2014, tự do báo chí toàn cầu xuống đến mức thấp nhất trong hơn một thập niên, theo phúc trình được một tổ chức theo dõi nhân quyền quốc tế công bố ngày hôm Thứ Tư 29-4-2015.

Freedom House nói, một cách tổng quát chỉ có 14% dân số thế giới sống trong những quốc gia tự do “nơi việc tường thuật những tin tức chính trị được thực hiện một cách mạnh mẽ, an toàn của những nhà báo được đảm bảo, việc nhà nước can thiệp vào công việc của truyền thông ít xảy ra và báo chí không bị những áp lực pháp lý và kinh tế".

VOA nóí rằng Châu Á có những nước có thành tích tự do báo chí tệ hại nhất thế giới như Bắc Triều Tiên cũng như những nước có lịch sử tự do báo chí nghèo nàn như Lào, Việt Nam và Trung Quốc.

Bà Vanessa Tucker thuộc Freedom House mô tả điều bà gọi là sự can thiệp cao độ của chính phủ Trung Quốc đối với truyền thông xã hội và truyền thông truyền thống trong nước.

Cũng nên nhắc rằng mới ngày 21-4-2014, bản tin VOA nói rằng Việt Nam vừa bị tổ chức Ủy ban Bảo vệ Ký giả (CPJ) đưa tên vào danh sách 10 nước kiểm duyệt gắt gao nhất thế giới, nơi truyền thông bị hạn chế nhiều nhất.

Theo CPJ, nhiều chủ đề bị cấm đề cập trên báo chí chính thống như “hoạt động của các nhà bất đồng chính kiến, sự chia rẽ trong nội bộ Đảng Cộng sản hay vấn đề nhân quyền”.

Ngoài ra, tổ chức có trụ sở ở New York còn cho rằng các blogger độc lập viết về các vấn đề nhạy cảm “đối mặt với tình trạng bị sách nhiễu qua các vụ hành hung theo kiểu đường phố, bị bắt bớ bừa bãi, bị theo dõi và bị tống giam”.

Tổ chức thúc đẩy tự do báo chí trên thế giới còn cho rằng Việt Nam đã “chặn nhiều trang web chỉ trích chính phủ” cũng như sử dụng điều luật mơ hồ 258 về tội gọi là “chống phá nhà nước” trong Bộ Luật hình sự để truy tố và tống giam các blogger.

Lúc đó, VOA ghi nhận: “Trong danh sách công bố hôm nay, ngoài Việt Nam (ở vị trí thứ 6) còn có Trung Quốc, Miến Điện, Bắc Hàn và Cuba.”

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.