Hôm nay,  

Phụ Nữ VN Hội Ngộ Văn Hóa

11/04/201500:00:00(Xem: 3261)
Rất hân hạnh cho Little Saigon được người Việt ở hải ngoại năm châu bốn biển thân thương gọi là thủ dô tinh thần của VN Hải ngoại. Năm nay 2015, Little Sagon được chọn làm nơi tổ chức “Ngày Hội Ngộ Văn Hoá Phụ Nữ Việt Nam Toàn Cầu 40 năm tỵ nạn,” vào 5:30 pm Thứ Sáu 17/4/ 2015, tại Paracel Seafood Restaurant (TP Westminster), có dạ tiệc, văn nghệ. Và Thứ Bảy 18/4/2015 từ 1:30 pm tại Westminster Civic Center 8200 Westminster Bld gần Tượng Đài Chiến sĩ Việt Mỹ, hội nghị và phát thưởng.

Về đây hội ngộ có một số nữ lưu tiêu biểu như Bà Jackie Bông người rất có công trong việc đấu tranh cho Boat People, HO; Giáo sư nhạc sĩ dương cầm Linh Phương được Học Viện Cambridge Anh vinh danh là nhạc sĩ xuất sắc của thế kỷ 20, Thanh Trúc của Đài RFA. Vào cửa tự do. Ủng hộ phần ăn và văn nghệ 30 Đô ở Paracel Seafood.

Năm 2015, là năm thứ 40 cuộc di tản của hàng mấy triệu người Việt không chấp nhận CS độc tài đảng trị toàn diện, đã gạt nước mắt rời nước nhà, xa quê quán ra đi tìm tự do. Một cuộc di tản vô tiền khoáng hậu đầy gian khổ, hiểm nguy, chết chóc, nhưng cũng đầy thành tích vẻ vang. Cuộc di tản này như mọi khó khổ của quốc gia dân tộc VN trong lịch sử bên cạnh người đàn ông Việt đều có người đàn bà. Trong lịch sử VN chống quân Tàu, xuất hiện rất sớm những anh thư, liệt nữ Bà Trưng, Bà Triệu.

Về dân số, nữ giới hiện giờ đông hơn nam giới, trên thế giới, ở Trung Quốc quốc gia đông dân nhứt hoàn cầu, ở Mỹ đệ nhứt siêu cường thế giới, trong đó có khoảng 2 triệu Mỹ gốc Việt chắc nữ cũng nhiều hơn nam.

Về văn học thế giới từ Tây Âu, Bắc Mỹ đến Á châu, không có một văn sĩ nào tài hoa vừa thanh vừa tục xuất sắc như nhà thơ Hồ xuân Hương.

Về pháp chề sử, trong cổ luật của nhiều nước, có thể nói Bộ Luật Hồng Đức đời nhà tiền Lê của VN là tôn trọng nữ quyền trước hơn cả. Luật Hồng Đức của VN đã phân biệt tài sản tiền hôn thú và tài sản hôn thú trong pháp luật.

Trong văn chương bình dân túi không muôn đời của người Việt với câu ca dao: “Một mai thiếp có xa chàng, Đôi bông thiếp trả, đôi vàng thiếp xin”, nói lên tinh lý phân biệt tài sản truớc sau hôn thú, bông là vật cưới của bên chồng trước hôn thú, trả lại; đôi vàng là tài sản hai vợ chồng làm được khi sống có hôn thư, hôn thú với nhau, thì hai bên chia nhau, người phối ngẫu nữ có quyền lấy. Chữ xin của người vợ cho thấy vợ chồng VN thôi nhau vẩn coi nhau là bè bạn, lịch sự chớ không thù hằn.

Và chữ “nội tướng” của VN để chỉ người phối ngẫu nữ quá sức đúng nên vốn là danh từ pháp lý chuyên môn, trở thành danh từ của văn chương bác học, rồi sau thành chữ của văn chương bình dân.

Do truyền thống, phong tục tốt đẹp ấy của đất nước ông bà VN để lại dù phải đi xa nước, xa quê nửa vòng Trái Đất trong phong trào di tản tỵ nạn CS lớn lao nhứt, xa xôi nhứt, gian nguy nhứt trong dòng lịch sử VN, Người Phụ nữ VN vẫn hoàn thành một cách xuất sắc sứ mạng “nội tướng” trong gia đình VN và “anh thư” ngoài xã hội.

Trở lại “Ngày Hội Ngộ Văn Hoá Phụ Nữ Việt Nam Toàn Cầu 40 năm tỵ nạn.” Thiết nghĩ “văn hoá” là một lãnh vực người Việt Quốc gia cố gắng bảo tồn. Tôn giáo là một phạm trù số 1, thiêng liêng của văn hoá. Quốc kỳ nền vàng ba sọc đỏ ngươi Việt kính trọng như biểu tượng gần như biểu tượng tôn giáo (quasi religious). Người Việt hải ngoại coi chào quốc kỳ này là một nghi thức bắt buộc, long trọng trong các lễ hội.

Năm 1999, có một tiệm sang video treo cờ máu của CS và hình Ông Hồ là hàng chục ngàn người biểu tình suốt 54 ngày đêm đến khi chủ nhơn bị bắt và tiệm đóng cửa mới thôi. Người Việt ở Mỹ đã vận động chánh quyền cả chục tiểu bang, hàng trăm quận hạt, thành phố Mỹ công nhận bằng sắc lịnh, nghị quyết là biểu tượng, di sản của người Mỹ gốc Việt.

Tiếng Việt là phạm trù thứ hai của văn hoá. Khu Little Saigon có hàng trăm trung tâm Việt ngữ dạy tiếng Việt cho trẻ em gốc Việt.

Một trường học công lập ở Little Saigon sơ ý dùng một cuốn sách dạy Việt ngữ có “từ CS đăng ký” là Thị Trướng người Mỹ gốc Việt hay là can thiệp với học khu không dùng sách ấy nữa.

Trong khi đó, CS tìm đủ mọi cách “cào bằng” văn hoá của người Việt Quốc gia. Bộ Chánh Trị của Đảng CSVN đã có Nghị Quyết 36 và một ngân sách bạc tỷ Mỹ kim để làm việc này.

Người Việt Nam có câu, “giặc đến nhà đàn bà cũng đánh”. Lâu nay phụ nữ VN đã làm xong một cách xuất sắc vai trò nội tướng. Chồng đi tù cải tạo, bà bộ trưởng, nghị sĩ, dân biểu, bà tướng, tá thời VN Cộng Hoà ra buôn gánh bán bưng, một mặt lo thăm nuôi chồng đi tù cải tạo, lao động khổ sai biệt xứ ờ rừng sâu, núi thẳm, một mặt chắt mót tiền, lén “làm taxi” đưa cho con đi vượt biên. Chồng về đi HO, con bảo lãnh đoàn tụ gia dình, lo cho con cháu ăn học ở các nước định cư.

US Census Bureau thống kê dân số Mỹ năm 2010 cho biết sắc tộc VN ở Mỹ sở hữu căn nhà tỷ lệ cao nhứt các sắc tộc trong xã hội Mỹ. Tại các tiểu bang có cộng đồng VN, bác sĩ, kỹ sư, luật sư gốc Việt so với dân số Việt tỷ lệ lên rất cao. Đại diện dân cử chánh quyền thành phố, học khu cũng thế. Nhờ ai? Công lao này phần lớn thuộc về phụ nữ VN, nội tướng gia đình VN. Phụ nữ VN, bà, mẹ, cô, dì, chị giúp gia đình VN giữ được nề nếp gia đình VN ở hải ngoại. Đó cũng là kết quả sưu khảo của các nhà xã hội học ngoại quốc.

40 năm chỉ là thời gian của một thế hệ, mà nội tướng VN đã giúp gia đình đoàn kết, phát triển bền vững, mình vượt qua thời kỳ khó khăn Mỹ gọi là mới lên khỏi tàu (fresh off boat, FOB), VN gọi là vạn sự khởi đầu nan, phải nói là một thành công xuất sắc, dũng cảm khiến người Pháp so sánh sự can đảm, dũng cảm của người mẹ hơn dũng cảm của người chiến sĩ xung phong; dũng cảm lo cho con thời gian tính ra lâu hơn thời gia can đảm xung phong. Mẹ lo cho con cho tới khi sống ăn học, nên người cũng như khi đã chết lo cầu nguyện cúng kiếng cho con.

Người phụ nữ VN không những thành công xuất sắc trong vai trò nội tướng của gia đình, mà còn thành công ngoài xã hội nữa. Đã có phụ nữ VN khoa học gia phát minh ra bom nổ sâu dưới lòng núi, hầm sâu trú ẩn, cứu không biết bao nhiêu quân nhân phải lùng diệt địch dưới sâu. Đã có phự nữ VN làm nghị sĩ tiểu bang Cali lớn nhứt Mỹ. Đã có phụ nữ VN làm nhà báo, nhà văn, nghệ sĩ, ca sĩ, xướng ngôn truyền hình Mỹ là một nghề rất khó vào vì truyền thông Mỹ rất kén giọng đọc chuẩn. Đầu sách đã xuất bản trong thư tịch Mỹ, Việt cũng có nhiều phụ nữ Việt. Mới đây một Lan Cao vốn là một giáo sư đại học Mỹ xuất bản cuốn Hoa Sen và Bão Lửa nói lên sự thật của cuộc chiến VN, đưa sự kiện chinh xác, nghị luận trung thực rất được nhiều người khen ngợi.

Sau cùng “Ngày Hội Ngộ Văn Hoá Phụ Nữ Việt Nam Toàn Cầu 40 năm tỵ nạn” tổ chức tại Little Saigon trong thời điểm đáng ghi nhớ 40 năm tỵ nạn, vào mùa Quốc Hận của Tháng Tư Đen là cơ hội. Một là để vinh danh vai trò nội tướng của phụ nữ trong gia đình VN thành công ở Mỹ. Hai là nhắc nhớ và tri ơn sự đóng góp về văn hoá của phụ nữ VN trên con đường người dân Việt tìm tự do trên Thế Giới Tự do. Ba là đề cao cảnh giác người Việt Nam Hải ngoại là CSVN có cả một nghị quyết và tiền tỷ Mỹ kim để “cào bằng văn hoá” của người Việt Quốc gia ở hải ngoại. Người dân Việt chúng ta phải cùng nhau bảo vệ văn hoá VN của chúng ta. Không cho CS thay thế bằng văn hoá mác xít, bằng từ CS như “đăng ký, nhất trí, đồng tình” nghe như tiếng Tàu. Phải đề cao cảnh giác thường xuyên và cao độ và hành động can thiệp kịp thời như Thị Trưởng Tạ đức Trí khi thấy trường dùng sách có “từ” CS./.(Vi Anh)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.