Hôm nay,  

Nga Tàu Móc Nối Chống Mỹ?

25/03/201500:00:00(Xem: 6517)

Phải chăng Nga sữ dụng Vịnh Cam Ranh của VN để tiếp tế cho phi cơ chiến lược gây căng thẳng trong vùng biển Á châu Thái bình dương và khiêu khích Mỹ ở đảo Guam là dấu chỉ Nga hậu CS và Tàu hiên CS âm thầm móc nối chống chiến lược Mỹ ở Âu, Á châu?

Thông tấn xã gốc Anh là Reuters vừa xì tin cho biết chuyện xảy ra một thời gian rồi, nhưng Mỹ vì tế nhị ngoại giao với VNCS nên chỉ kín đáo, “riêng tư” yêu cầu Hà nội ngưng cho phép các máy bay ném bom chiến lược của Nga được tiếp nhiên liệu từ căn cứ Cam Ranh, gây căng thẳng trong vùng và gây khiêu khích vùng quanh đảo Guam, lãnh thổ của Mỹ ở Thái Bình Dương, nơi đặt căn cứ không quân Andersen, cách Việt Nam 4.000 cây số về hướng Đông. Có lẽ Hà nội cũng ở thế kẹt cần mua và đổi cơ vũ khí mà Nga là nguồn cung ứng chánh yếu và truyền thống nên đánh chữ làm thinh, không trả lời yêu cầu kín đáo đó của Mỹ. Nên Mỹ mới gián tiếp công khai hoá tin này, qua hãng tin Reuters của Anh. Dù tin đã đổ bể tùm lum tá la rồi, dù Nga cố ý đổ dầu vào lửa tuyên bố trên truyền thông chính phủ Nga nói việc Mỹ yêu cầu Việt Nam, là hành động “thô lỗ”; Đảng Nhà Nước VNCS vẫn thủ khẩu như bình.

​​Như đã biết Vịnh Cam Ranh nằm cách Sài Gòn 290 km về hướng Đông Bắc, là một cảng nước sâu thiên nhiên rất tốt, tàu lớn dễ vào, an toàn tránh bão lớn. Mỹ từng dùng làm căn cứ chiến lược trong Chiến tranh VN, sau đó Liên xô và Nga sử dụng, nhưng sau Nga ngưng họp đồng trả lại cho VNCS. Từ khi Mỹ chuyển truc quân sự vế Á châu Thái bình dương, Hà nội và Washington những năm gần đây đang xích lại gần nhau giữa lúc Hà Nội ngày càng lo ngại trước hiểm họa từ TC. Tàu Mỹ có vào Cam Ranh sửa chữa.

Mỹ càng ngày càng xích lại gần VN. Mỹ có hứa cho 5 tàu tuần tra hiện đại cho VN, bàn giao vào năm sau, kèm theo 18 triệu đô la chi phí huấn luyện và lời hứa tập trận nhiều hơn với VN về an ninh hàng hải. Đặc biệt đầu năm 2015, Mỹ mời Bộ Trưởng Công an VN Trần đại Quang công du Mỹ. Và cũng năm 2015, TT Obama của Mỹ hẹn công du VN và Mỹ đặc cách mời Tổng bí Thư Nguyễn phú Trọng của Đảng CSVN viếng thăm Mỹ. Và năm 2015, kỷ niệm năm thứ 20 Washington Hà nội bình thường hoá bang giao, Đại sứ Mỹ Ted Osius bên canh Hà nội loan bày tỏ lạc quan về đối tác toàn diện của hai bên Hà nội-Washington, nó sẽ đi cao và xa hơn nữa, và không có gì không là không thể trong tương quan này (nothing is impossibe).

Trong bầu không khí nồng ấm ấy giữa Washington và Hà nội, thì đùng một cái có tin Mỹ yêu cầu Hà nội ngưng cho phép Nga sử dụng Cam Ranh để tiếp tế nhiên liệu cho máy bay chiến lược của Nga có thể bỏ bom nguyên tử gây căng thẳng trong vùng và khiêu khích căn cứ quân sự của Mỹ ở đảo Guam. Trong yêu cầu Hà nội Mỹ nói rõ Mỹ tôn trong quyền Hà nội tìm kiếm đối tác của Hà nội, nhưng Mỹ chỉ yêu cầu việc làm đó đừng gây căn thẳng và khiêu khich Mỹ mà thôi.

Yêu cầu của Mỹ có ba ẩn số. Mỹ e ngại Nga liên kết với TC ở Á châu để chống Mỹ hầu hoá giải áp lực của Mỹ đối với Nga tại Liên Âu. Nga là một nước hậu CS ở Âu châu đang xâm chiếm Crimea, xâm lấn Ukrain, Mỹ và Liên Âu đang chống đối và trừng phạt kinh tế. Trung Cộng là nước hiện CS đang tranh giành biển đảo ở Á châu Thái bình dương, tranh giành thế hải thưọng của Mỹ và gây bất ổn tự do hàng hải là quyền lợi cốt lõi của Mỹ. Tập cận Bình, Putin cũng có giấc mộng giống nhau, cả hai đều hoài cổ, Bình muốn tái thực hiện giấc mộng Trung Hoa, Putin giấc mộng Sa Hoàng và Liên xô. Nếu hai chế độ này liên kết lại ở mặt trận Á Châu, nếu Nga thò qua Á châu, thì Mỹ phải lưỡng đầu thọ địch, vừa phải chống TC vừa phải chống Nga ở mặt trận Á châu. Nếu cả Nga Tàu chống Mỹ ở Âu và Á châu, chừng như Chiến Tranh Lạnh tài diễn.


Lâu nay TC rất dè dặt không để cho Nga xen vào chuyện của Á Châu. Thời Chiến Tranh Lạnh dù cả hai đều là CS nhưng “bằng mặt chớ không bằng lòng” với nhau. Nga giúp Ấn độ trong chiến tranh biên giới giữa TC và Ấn độ. Năm rồi khi TC đưa giàn khoan vào vùng đặc quyền kinh tế VN, Nga không lên tiếng ủng hộ TC dù TC mua khí đốt và dầu của Nga giá 400 tỷ Đô, trong 30 năm khi Nga bi Liên Âu trừng phạt kinh tế.

Về tâm lý, Bình cũng như Putin, trong thâm tâm không bao giờ chịu một rừng lại có hai chúa sơn lâm. Nga có một phần lớn lãnh thổ, biên giới dài giáp TC đất quá rộng, người quá thưa. TQ thì dân thừa đất thiếu. Suốt đời nhiều lãnh tụ Đảng Nhà Nước Liên xô và TC, vấn đề biên giới Xô Trung là vấn đề nhậy cảm, thường sanh xích mích và nghi ngờ nhau.

Cả hai nước Nga và TQ đều thấy hiện tại và tương lai của chế độ mình đều tuỳ thuộc tương quan với Tây Phương rất nhiều, mà muốn hay không muốn Mỹ vẫn là đệ nhứt siêu cường lãnh đạo Tây Phương. Nếu Mỹ tăng mạnh giá dầu, thì Ukraine và Liên Âu sẽ nghiêng về Nga. Còn nếu Mỹ dan xa TQ, thì Nga và TQ sẽ trở lại liên minh cũ dù có thể họ không muốn như hồi trước. Dù Bình và Putin đều muốn phục hồi giấc mộng vang bóng một thời Liên xô và Trung Hoa, nhưng cả hai đồng mộng nhưng dị sàng, không có cái nhìn giống nhau về trật tự thế giới mới trong thời họ.

Trong thời Chiến tranh Lạnh, TC và Liên xô cùng là CS nhưng Bắc Kinh không hướng về Moscow. Hiên thời cũng thế, dù Putin bị Mỹ và Liên Âu trừng phạt kinh tế tài chánh, Putin chỉ cần TC ủng hộ ngoại giao, nhưng TC hầu như không ủng hộ. Trong vụ TC đưa giàn khoan vào vùng đặc quyền kinh tế của VN, Putin im hơi lặng tiếng.

Tương quan kinh tế giữa hai nước gần đây tăng gia, năm 2014 giao thương lên gần $100 tỷ. TC ký mua của Nga 400 tỷ Mỹ Kim dầu khí, họp đồng kéo dài 30 năm. Nhưng giao thương của hai nước rất bấp bênh. Ba món hàng mũi nhọn của giao thương này là, dầu, khí đốt, và vũ khí, nhưng số ngoại thương của Nga chỉ chiếm có 2% trên tổng ngạch ngoại thương cũa TQ. Trong khi đó Liên Âu mới là đối tác hàng đầu của giao thương Nga. Giao thương Nga và TQ này không phải hai bên đều có lợi. Trái lại cái lợi của bên này là cái hại của bên kia vì ba món hàng mũi nhọn nếu 1 bên làm eo, làm xách thì, sẽ có biền động kinh tế của bên kia. Nga bớt dầu là TC kẹt vì TC cần như hơi thở. Về vũ khí, Nga là nước bán nhiều nhứt cho TC, nhưng TC là chế độ mua rồi tái chế, làm thành của mình không những để xài mà bán giá rẻ cho các nước.

Về địa lý chánh tri, TQ là một siêu cường của Á Châu. Nhưng Nga coi mình là một quốc gia Tây Phương, suốt lịch sử các sa hoàng, quốc sách là tây phương hoá, tìm đường ra biển Đại Tây dương và Địa Trung Hải của Âu Châu. Tham vọng của TQ là chiếm cứ đất đai, kiểm soát biển đảo của Á châu.

Còn Mỹ vẫn là đệ nhứt siêu cường muốn hay không muốn đang lãnh đạo thế giới. Nga và Tàu không dại gì tự minh, hay móc ngoặc với nhau để chống Mỹ. Chiến tranh với Mỹ là từ chết tới bị thương. Vậy thì chỉ còn có một con đường, là thoả hiệp với Mỹ để cùng sống, nếu có thể được như tam cường lãnh đạo thế giới, thì lợi nhứt cho hai nước này./. (Vi Anh)

Ý kiến bạn đọc
25/03/201508:36:58
Khách
chuyen ro nhu ban ngay.. tau - nga bat tay nhau de cuop nuoc khat
- nga cuop cremie
- tau cuop bien dong va cuop nuoc viet nam.
the gioi hien tai chan co dam lam gi khi 2 ten con do hoanh hanh.
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.