Hôm nay,  

TC: 30 Năm Làm Kinh Tế

23/03/201500:00:00(Xem: 3292)

Tờ báo Le Figaro của Pháp mới đây có đi một phóng sự dài, có hai sự kiện chấn động. Trung Cộng 30 năm làm kinh tế thị trường theo định hướng xã chủ nghĩa để lại ở nông thôn 60 triệu trẻ em Trung Quốc bị bỏ rơi và ở thành thị 260 triệu ngươi lao công không hộ khẩu coi như sanh vô gia cư tử vô địa táng. Những trẻ em đáng thương này coi như trẻ mồ côi dù còn cha mẹ nhưng cha mẹ phải ra làm công do Đảng Nhà Nước phát triển kinh tế ở thành thị, tương đương với 22% tổng số trẻ em của cả nước TQ. Và 260 triệu nam nữ nông dân bỏ ruộng rẫy ra thành làm công nhân, không hộ khẩu, lương rẻ mạc, không nhà không cửa như chiếc lá bị rứt khỏi cành cũng vì Đảng Nhà Nước tổ chức sản xuất ở thành thị. Trước những con số kinh hồn này, Loài Người tự hỏi TC đang thống trị đất nước và nhân dân Trung Hoa đông dân nhứt hành tinh, tới 1 tỷ 300 triệu người “làm kinh tế” kinh thế để làm gì, phải chăng chỉ đế cho đảng viên, cán bộ CS và những kẻ cơ hội chủ nghĩa ăn theo CS được hưởng.

Một, về 60 triệu trẻ em bị Đảng Nhà Nước TC bỏ rơi ở nông thôn. Theo phóng sự của báo Le Figaro, 60 triệu trẻ em bị bỏ rơi này không phải là những trẻ mồ côi, cha mẹ chết hay những trẻ vô thừa nhận, nên không được hưởng phúc lợi hay tình thương của những người có lòng nhơn đạo hay cơ quan từ thiện, xã hội của Nhà Nước. Các em này có cha mẹ nhưng cha mẹ phải tha phương cầu thực, ra thành kiếm việc làm vì Đảng Nhà Nước mở mang các cơ sở sản xuất ở các tỉnh vùng ven biển Trung Hoa hay ở trong và ngoại ô các thành phố.

Cha mẹ tha phương cầu thực bỏ chúng lại tại quê nhà ở nông thôn. Nhiêu cha mẹ đi làm công quá xa, ba ngày tư ngày Tết theo truyền thống Trung Hoa là ngày đoàn tụ gia đình, nhiều người không đủ tiền đi xe hay không mua được vé để về quê sống ít ngày với con cái.

Theo điểm báo của RFI, báo Le Figro có dẩn dụ “một em nhỏ 9 tuổi tên Xiaohai kể với phóng viên Le Figaro là năm trước vì không mua được vé tàu bố mẹ em đã không về với em dịp đón năm mới và vì thế mà đã hai năm cậu bé không gặp được cha mẹ. Cậu bé cũng không thể biết bố mẹ đang sống và làm việc ở đâu, chỉ biết là ở rất xa và mỗi năm chỉ có thể về với em một lần.

Theo Hiệp hội All-China Womens Federation (ACWF) cho biết trong năm 2013 ở Trung Quốc có 61 triệu «trẻ em bị bỏ rơi» ở nông thôn theo kiểu như vậy. Còn theo giáo sư dân số học tại Đại học Nhân dân bắc Kinh, Đoàn Thành Vinh (Duan Chengrong), người tham gia chương trình nghiên cứu của ACWF thì con số những trẻ «bị bỏ rơi» giờ phải là từ 65 đến 66 triệu và con số người từ nông thôn lên thành thị kiếm sống phải là 250 triệu.

Người Trung Quốc gọi những trẻ em bị bỏ rơi này là «nhi đồng lưu thủ”. Các em này là nạn nhân, là thành phần dân TQ phải hy sinh vì chính sách phát triển kinh tế của Đảng Nhà Nước TC. Các em là miếng mồi của không biết bao nhiêu lạm dụng trẻ em, bao nhiêu tệ nạn, tai nạn xã hội, bao nhiêu bơ vơ, thiếu thốn tình cảm gia đình.

Phóng sự có ghi tỷ lệ các em ở một trường học ở nông thông, trường học ở Thang Khê, có tới 70% học sinh không sống với cha mẹ. Giáo chức rất nhiều lần trình báo cho nhà cầm quyền nhưng không thấy một giúp đỡ nào. Phóng sự của báo le Figaro lấy lời cay đắng của một người ông đến đón cháu ở cổng trường để kết luận: «Bây giờ chuyện này đã trở thành bình thường», và mỉa mai «Chỉ có con cái nhà giàu mới được sống với bố mẹ».

Hai về 260 triệu lao công không hộ khẩu ở thành thị, trong đó nữ chiếm 33,6%. Số ngươi này tiếng TQ gọi là “dân công – Mingong”, chữ dùng để chỉ những người nông dân bỏ ruộng đồng lên thành thị làm lao công. Con số lên tới 20% dân số TQ, sống còn thua lao nô thời Trung Cổ, không hộ khẩu, ăn nhờ, ở đậu ờ phòng trọ chật hẹp nhưng giá rất mắc chiếm gần hết tiền lương tháng, bi công an thường xuyên sách nhiễu, chủ lợi dụng tình trạng cư trú không họp lệ trả lương thấp. Tiền công lao động của một người thợ máy Trung Quốc (0,6U SD/giờ) rẻ gấp 23 lần tiền công của một người thợ máy Pháp (17USD), và thấp hơn 40 lần một người thợ Đức (24USD).Theo Cục Thống kê Quốc gia cho thấy trong năm 2012, mức lương trung bình hàng tháng của một công nhân nhập cư chỉ là 2290 nhân dân tệ, so với 3897 nhân dân tệ cho cư dân đô thị thường trú. Khảo sát năm 2011 cho thấy chỉ 0.7 phần trăm người di cư đã mua nhà trong thành phố mà họ sinh sống. Con số này so sánh với tỷ lệ của người dân thường trú là từ 60 đến 80 phần trăm.

Trung tâm Nghiên cứu Pew thăm dò cho biết những mối lo ngại về sự bất bình đẳng đang xuất hiện khắp nơi. 52% công chúng hiện nay nhìn nhận bất bình đẳng là một “vấn đề rất lớn,”

Chính sách của TC là “kềm giá lương tiền” của công nhân rẻ là một yếu tố quan trọng hàng đầu trong việc tạo ra những sản phẩm mới, rẻ, dễ cạnh tranh, dễ kiếm lời trên thị trường toàn và thu hút các nhà đầu tư nước ngoài.

Các công ty bắt công nhân làm việc trong điều kiện tồi tệ. Một tuần 5,5 ngày và 1 ngày 9,5 giờ. Thường không trả tiền giờ phụ trội, lại trễ lương hay quịt lương. Ngày 22 tháng 12, 2014 Đài truyền hình trung ương Trung Quốc chiếu cảnh người phụ nữ tới từ tỉnh Hà Nam này đã tử vong sau khi xô xát với cảnh sát khi đi đòi khoản tiền lương cô chưa nhận được tại nơi làm việc, một công trường xây dựng ở thành phố Thái Nguyên, thủ phủ của tỉnh Sơn Tây. Việc nợ lương, nhất là nợ lương công nhân tại các công trường từ lâu vẫn là một vấn đề chưa được giải quyết tại quốc gia này.

Hồi tháng 7, Hội đồng Nhà nước Trung Quốc đổ nhà cầm quyền tại các địa phương sẽ là những người chịu trách nhiệm phục vụ lợi ích của công nhân nhập cư.

Ba và sau cùng, công nhơn còng lưng làm việc, đổ mồ hôi trán, rán mô hôi lưng để Đảng giàu cho Mỹ vai hàng ngàn tỷ Mỹ kim. Cán bộ đảng viên CS thành tư bản đỏ ở thành thị, cường hào ác bá đỏ ở nông thôn. Họ giàu nứt đố dổ vách. Không lãnh đạo Đảng Nhà Nước TC nào không gời tiển tỷ dấu ở ngoại quốc, cho con học tốn tiền triệu Dô la ở ngoại quốc. Còn những người cơ hội chủ nghĩa ăn theo CS cho con gái, con dâu sang Mỹ sanh tốn hàng trăm ngàn Đô la cho các dich vụ du lich sanh con để “trồng người lợi trăm năm” ở Mỹ. TC “làm kinh tế” kinh như thế đó. VNCS chắc cũng không thua quan thầy bao nhiêu đâu./.(Vi Anh)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.