Hôm nay,  

Cơng Tác Apollo Tiếp Diễn Từ Chiếc Xe Rờ-moọc Ơû Texas

23/07/199900:00:00(Xem: 5118)
(KL khảo dịch tổng kết từ các nguồn tin về Apollo)

Theo sự tường trình của Frank D. Roylance, gần ba chục năm qua, những chiếc gương phản chiếu do các phi hành gia của phi thuyền Apollo bỏ lại trên mặt trăng đã giúp ích cho những người thích thú trong tìm tòi và học hỏi về khoa học.
Ba chục năm qua, chỉ có 12 người đã bước đi trên mặt trăng hoàn toàn yên lặng và đầy cát bụi. Những người này là các phi hành gia được phóng lên không trung trong ba năm chiến tranh sôi động tại Việt Nam, họ đã làm một cuộc hành trình mà con người đã mơ tưởng hằng thế kỷ. Tất cả đã có dịp ngắm cảnh trên cung hằng chưa tới 22 tiếng đồng hồ, mang về trái đất kỷ niệm không bao giờ xóa nhoà được. Kể từ phi hành gia đầu tiên của công tác Apollo bước xuống cung hằng tới nay, công tác này vẫn còn tiếp diễn trên một ngọn núi vắng tanh của miền Tây Texas.

Mỗi tháng, khoảng năm hoặc sáu lần các nhà khoa học mò tới chiếc rờ-moọc cũ kỹ tại đài thiên văn Mc Donald Observatory gần Fort Davis. Họ tới để chĩa ống kính thiên văn có đường kính 75 centi-mét và nhắm vào một trong ba khu của mặt trăng mà trước đây phi thuyền Apollo đã đáp xuống, họ phóng từng loạt tia sáng LASER vào mục tiêu này.

Nếu các nhà khoa học gia ngắm ống kính thiên văn đúng mục tiêu, một tia sáng xanh lá cây nhỏ như kim phóng ra trúng ngay một trong ba chiếc gương phản chiếu to bằng cái cặp xách tay mà người bước xuống mặt trăng trước đây bỏ lại. Tia sáng xanh này sẽ dội ngược trở lại và đi ngay vào họng kính thiên văn.

Thời gian tia sáng này vừa đi và vừa về được đo đúng và chính xác vào khoảng hai giây rưỡi với sự xê xích của ống kính nhắm vào mặt trăng trong vòng 38 ly-mét.
Tất cả các khí cụ do Apollo để lại, hiện nay chỉ có ba gương phản quang là còn hữu dụng. Trong ba mươi năm qua, các tấm gương này đã giúp cho các chuyên gia về nghiên cứu khoa học tìm ra nhiều điều mới lạ về lịch sử và số mệnh có liên hệ giữa chị hằng và trái đất.

Khi Apollo chưa thám hiểm mặt trăng, các khoa học gia đã đưa ra ba lý thuyết về nguồn gốc của Mặt trăng để tranh cãi. Lý thuyết dựa trên phân hạt nguyên tử cho rằng trước đây Mặt trăng quay vọt ra khỏi Trái đất và để lại trên Trái đất một vết thẹo. Vết thẹo đó là lỗ hủng trong lòng Thái Bình Dương. Lý thuyết khác được đưa ra và cho rằng Mặt trăng là một hành tinh nhỏ bé lang thang gần Trái đất và bị Hấp lực trái đất hút vào chạy theo Qũy đạo vòng quanh Trái đất. Lý thuyết thứ ba cho rằng Mặt trăng và Trái đất là anh em sinh đôi, cả hai cùng kết tụ và cùng biến sinh như là hai thiên thể nằm kề nhau.

Khi các phi hành gia của Apollo mang mẫu đá và đất của Mặt trăng về để nghiên cứu tuổi tác và các thành phần hóa chất, cả ba lý thuyết trên bị loại bỏ. Lý thuyết mới thích hợp hơn được mang ra, lý thuyết này cho Mặt trăng phát sinh ra là một thiên thể có cỡ lớn như Hỏa tinh đụng mạnh vào một hành tinh. Hành tinh này bị nổ tung và phát sinh ra Mặt trăng và phần còn lại là Trái đất ngày nay. Lý thuyết mới được các khoa học gia gọi là “Giant Impact Theory” và một đôi khi người ta còn gọi là “Big Whack Model”.

Nhưng người ta đã chứng kiến các hiện tượng như đang xẩy ra hiện nay:


- Mặt trăng càng ngày càng trôi xa Trái đất đều đặn mỗi năm 3,82 centi-mét. Hiện nay Mặt trăng đã trôi xa được 112 centi-mét kể từ ngày 20 tháng bẩy 1969 khi Neil Armstrong người đầu tiên ra khỏi phân đoạn phi thuyền cung hằng (Lunar Module) để bước xuống Mặt trăng. Trước khi Apollo thám hiểm, các khoa học gia quan sát thấy nước thủy triều càng ngày càng dâng lên chậm lại và hình như Trái đất cũng quay chậm hơn trước mà không kiểu rõ nguyên do. Chỉ chừng vài tỷ năm nữa, mặt biển không còn thủy triều nữa và Mặt trăng sẽ chạy sang hẳn phía mặt bên kia của Trái đất. Như thế có nghĩa là Mặt trăng đang chầm chậm trôi dạt đi xa Trái đất.
- Mặt trăng di chuyển trên qũy đạo, quay lắc lư và bị kéo giật bởi Mặt trời và các hành tinh khác gần nó nằm trong hệ thống hành tinh của Mặt trời. Nhờ sự tìm ra sự sai lệch này, các khoa học gia có thể tính chính xác để điều chỉnh các cuộc không hành của các phi thuyền đi từ hành tinh này tới hành tinh khác.
- Nhờ vào những sự tính toán tỉ mỉ trong khi thay đổi vận tốc quay và quỹ đạo quay, các khoa họa gia có thể phác họa lại hình thể cấu trúc nội tâm của Mặt trăng. Vào tháng ba vừa qua, toán NASA đã mạnh dạn tường trình là nội tâm Mặt trăng ở thể lỏng và có lẽ chứa chất sắt và chất lưu huỳnh dưới dạng thể lỏng. Jim William, một nhà khoa học chuyên về các hành tinh làm việc cho Phòng Thí Nghiệm về Sức đẩy của Động cơ phản lực thuộc NASA cho biết: “Cách đây 30 năm hay 3 năm, người ta không biết chuyện này.”
- Dùng tia sáng LASER, người ta đã chứng minh được lý thyết về trọng lực của Gallileo và Einstein là đúng sự thật - các vật thể khi rơi đều có cùng một gia tốc, bất kể vật thể đó được làm bằng chất gì hay có khối lượng (mass) như thế nào. Như James Faller, nhà nghiên cứu khoa học tại JILA, ở Boulder, Colorado, một viện nghiên cứu hợp tác với Viện Nghiên cứu Quốc gia về các Tiêu chuẩn và các Kỹ thuật nằm tại Gaithersburg, Maryland, ông đã tuyên bố: “Những tấm gương phản chiếu tia sáng mà Apollo để lại trên Mặt trăng là vật hữu dụng nhất mà NASA đã làm.” Tấm gương phản quang này là sáng kiến của ông Fallers. Ngược về năm 1960, ông Fallers có nói: “Chúng ta biết Mặt trăng ở đâu và đo đạc sai lệch khoảng cộng hay trừ cả vài chục cây số.” Khi tốt nghiệp ra trường Princeton, ông Fallers đã tính ra hồi đó chỉ có tia sáng LASER là tia sáng mạnh nhất để cho gương phản quang trên Mặt trăng làm dội lại Trái đất. Thời gian di chuyển của tia sáng này giúp người ta đo khoảng cách tới Mặt trăng một cách chính xác sai lệch trong vài centi-mét, chứ không phải sai lệch cả vài cây số. Độ chính xác đo được đã tăng tiến gấp lên cả 100,000 lần. Theo ông Fallers: “Đó chỉ là mới tiên khởi mà người ta có thể làm được.”

Tất cả các nhà khoa học đều phải kiếm ra “Gương phản quang có góc cạnh của một hình lập thể” - có nghĩa là gương phản quang có nhiều mặt cắt như mặt kim cương, nó không khác gì kính phản quang của những người đi xe đạp vào đêm tối, được để lại trên Mặt trăng.
Gương phản quang phải được thiết kế như thế nào để chính nó có thể nhận tia sáng của nguồn sáng đến bất cứ từ hướng nào và phải phản chiếu ngược lại về chính nguồn đã phát sáng.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.