Hôm nay,  

Ánh Chân Phỏng Vấn Carlyle Thayer: “việt Nam Và Á Châu Thế Kỷ 21”

04/01/200000:00:00(Xem: 5216)
Dưới đây là bài phỏng vấn của Ánh Chân, Đài Á Châu Tự Do, với Tiến sĩ Carlyle Thayer, một trong những chuyên gia hàng đầu về vấn đề Việt Nam và vấn đề an ninh trong toàn vùng. Đài Á Châu Tự Do đã phát chương trình này vào lúc 7:30 tối Chủ Nhật 2 tháng Giêng năm 2000 về Việt Nam. Việt Báo trân trọng cảm ơn về sự cho phép đăng lại nơi đây.

Vào giữa thập niên 90, Tiến sĩ Thayer là Giáo sư tại Học viện Quốc phòng Úc ở Canberra. Đến năm 1997 ông là Giám đốc Nghiên cứu của Hội đồng An Ninh Úc Châu. Và từ năm 1999 tới nay, ông giữ chức vụ Phó Chủ tịch Học viện Á Châu-Thái Bình Dương về An Ninh, trụ sở đặt tại Hawaii, Hoa Kỳ.

AC - Thưa Giáo sư, trong bài thuyết giảng tại Hội nghị Âu châu - Việt Nam lần thứ 4 họp tại Đại học đường Passau hồi tháng Chín vừa qua, sau khi duyệt qua năm lần Hội nghị của BCHTƯ /ĐCSViệt Nam trong năm 1999, giáo sư có nói đến các bè phái trong nội bộ Đảng. Nếu có thể, xin giáo sư cho biết: trong Bộ Chính trị và BCHTƯ có bao nhiêu phái" Có những chỉ dấu nào có thể giúp nhận ra rằng ông A thuộc bè này, ông B thuộc phái kia" Có các yếu tố như: gốc cùng một địa phương, gốc quân đội hay là công an, gốc là cấp ủy có thực quyền hay là chỉ làm công tác nghiên cứu, hoặc là tuổi tác già trẻ vv... các yếu tố đó có khiến cho một số ủy viên cùng một gốc kết hợp với nhau thành từng bè phái"

CT - Tôi muốn trả lời câu hỏi này là có và không. Nếu ta dùng ý nghĩa thông thường của từ bè phái là: một nhóm người trong một tổ chức có chung những điều tín điều nhưng không phải là bao giờ cũng đồng ý với tổ chức, theo ý nghĩa đó thì có tình trạng bè phái. Những tín điều này đôi khi được coi như có khả năng gây tranh luận hoặc là dùng đưa mình lên vv... Nói rằng có tình trạng bè phái cũng bởi vì chính các nhà lãnh đạo đảng có những lúc đã chỉ ra rằng chủ nghĩa bè phái trong nội bộ là nguyên nhân của sự mất đoàn kết trong đảng, đặc biệt là ở cấp tỉnh, thành và cấp địa phương. Nhưng xét theo một phía khác, tôi nói không có bè phái, chữ bè phái dùng ở đây không đúng chỗ, bởi vì trong nền chính trị của Việt Nam có những sự điều hướng chính sách theo cá nhân người lãnh đạo. Những bè phái mà chúng ta đang nói đây có lẽ không ngoài các phe cánh đi theo một cá nhân nào đó. Tôi cũng thể nói là không có tình trạng bè phái theo một ý nghĩa khác, bởi vì thường khi không một ai ở Việt Nam có thể biết rằng chính sách của Đảng là như thế nào, bởi vì nó mơ hồ khó hiểu quá, và bởi vì nó là một sự thỏa hiệp, như vậy không phải người ta trở thành chống đảng, hoặc không đồng ý với đường lối đảng, mà chỉ là người ta có hành động theo như ý tưởng của mình. Tôi không nghĩ rằng hiện đang có những bè phái rõ rệt, dù rằng người ta có thể nhận ra có một nhóm người quy tụ chung quanh cựu Tổng bí thư Đỗ Mười và đó là điều gần nhất ta thấy được. Nói về tình trạng bè phái, nếu ta trở lại việc họp Đại hội 8, khi mà Đào Duy Tùng và Nguyễn Hà Phan chống với Võ Văn Kiệt, hồi đó rõ ràng là có tranh chấp. Nhưng đối với tôi thì thay vì dùng chữ bè phái, tôi thấy rằng qua thời gian đã xuất hiện những nhóm thuộc các khối khác nhau, đó là cánh nhân danh đảng, cánh nhân danh nhà nước và cánh nhân danh quân đội. Nói như vậy chỉ là một phác họa thô sơ mà thôi. Lấy thí dụ giữa cánh nhân danh đảng và cánh nhà nước thì có tranh chấp giữa trung ương và các tỉnh... tôi nhận ra là cánh nhà nước thì muốn tiến hành đổi mới, cánh nhân danh đảng thì muốn nắm vững kiểm soát tư tưởng và cánh nhân danh quân đội thì muốn nắm vững an ninh. Đôi khi những chủ trương này va chạm với nhau, nhưng điều quan trọng nhất vẫn là các tranh chấp cá nhân.

AC - Khi điểm lại Hội nghị Trung ương 8, giáo sư có nói rằng từ nay tới giữa năm 2001 nghĩa là tới khi họp Đại hội 9, ông Lê Khả Phiêu sẽ phải đương đầu với sức ép gia tăng từ cả hai phái tả và hữu. Vậy xin ông giải thích rõ hơn về hai chữ tả và hữu mà ông đã dùng. Có phải là phái hữu có khuynh hướng cởi mở cải cách, thỏa hiệp rộng rãi, trong khi phái tả là giáo điều bảo thủ" Hoặc là phải hiểu theo nghĩa mà người cộng sản thường dùng là: tả có khuynh hướng quá khích để đối lại với hữu có khuynh hướng cơ hội chủ nghĩa. Như vậy, những người trong BCHTƯ hiện nay muốn nắm chắc ngọn cờ tư tưởng chính thống thì họ thuộc phái nào, tả hay là hữu"

CT - Câu hỏi cô đặt ra là rất trúng. Đó là những thuật ngữ làm cho người ta bối rối. Trong quá khứ vấn đề tả và hữu đã được nêu lên trong các cuộc tranh luận về tư tưởng. Ngày nay, khi mà hệ thống tư tưởng đã mất đi cái tính cách quan trọng nổi bật của nó, thì chế độ trở nên thực tiễn hơn nhiều trong việc định hướng chính sách. Người phương tây muốn tìm hiểu Việt Nam vẫn quen dùng thuật ngữ lưỡng phân “tả” và “hữu” mà vừa rồi tôi đã nói là ngày nay không còn thích hợp nữa. Chúng ta thường dùng những chữ như: thoáng (liberal), bảo thủ, cải cách và giáo điều, như thế là bởi vì hệ thống quyết định chính sách rất mù mờ, chúng ta thường chỉ nói đến những khuynh hướng chung và chỉ có được rất ít thông tin về công tác nội bộ của hệ thống này. Ngày nay đôi khi ta được nghe nói đến chữ “chệch hướng” — phải chăng vì cánh hữu lo sợ mất ổn định"— và nếu trường hợp này đúng thì ngày nay không có ai muốn đẩy tới một cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa đẫm máu, bởi vì người ta đã chiếm lĩnh được quyền lực rồi, như vậy chữ “tả” không còn ý nghĩa bao nhiêu. Tôi nghĩ rằng những chữ “tả” và “hữu” đã trở nên lỗi thời chính là bởi vì chuyện ý thức hệ đã hoàn toàn thuộc về quá khứ.

AC - Thưa giáo sư, điều gì khiến ông lo ngại rằng “nếu không có những cải cách đến tận gốc thì sự ổn định xã hội và chính trị sẽ lâm nguy”" Và bao giờ thì sự ổn định sẽ có thể lâm nguy" Lâm nguy như thế nào" ở miền nào" trong những khu vực nào và hậu quả sẽ ra sao"

CT - Bản chất tính cách hợp pháp của chế độ cộng sản độc đảng đã thay đổi qua thời gian. Trong quá khứ, nền tảng của chế độ đặt trên sự lãnh đạo được thần thánh hóa của Hồ Chí Minh. Rồi nó được xây dựng trên chủ nghĩa dân tộc chống ngoại xâm. Và từ ngày có chính sách “đổi mới” nó được xây dựng trên cái mà các nhà khoa học gọi là “sự hợp thức do việc mình cai trị hữu hiệu” (performance legitimacy). Điều này có nghĩa là chế độ có thể mang đến cho dân chúng những lợi ích kinh tế. Khi mà chế độ thực hiện được mức phát triển kinh tế cao thì chế độ được coi như hợp pháp và nó đáp ứng lòng mong đợi của nhân dân. Bây giờ mọi cải cách đã khựng lại, phần chính là do các vấn đề nội bộ của Việt Nam, mức phát triển tụt dốc, và nhân dân thì phải hạn chế tới một mức nào đó lòng mong đợi của họ. Nếu chế độ không tự giải thoát khỏi cái thế bí hiện nay, mà chế độ vẫn tiếp tục kìm hãm mọi cải cách, thì nhân dân sẽ đặt câu hỏi một cách hữu lý rằng đảng vốn là toàn năng thì đảng phải sẵn có giải pháp đúng về mọi mặt. Thật khó mà có thể chỉ trích chính sách của nhà nước khi mà mọi sự diễn ra trôi chảy với tỷ lệ phát triển ở mức 7%. Bây giờ mức phát triển đang tụt xuống trong khi rối loạn đã xảy ra ở tỉnh Thái Bình và ở nhiều nơi khác. Như thế, khi tôi nói rằng nếu không có những cải cách tận nền móng thì chế độ sẽ bị đe dọa, nó bị đe dọa bởi vì tính cách hợp pháp của nó bị xói mòn ở nền móng. Thế nhưng có một nghịch lý nơi đây bởi vì cải cách thành công tốt đẹp lại cũng làm xói mòn quyền uy của đảng, bởi vì nó sẽ tạo ra khu vực tư doanh, tạo ra một giai cấp trung lưu mà hiện nay những cái đó đều không có chỗ đứng trong hệ thống chính trị cộng sản. Mặt khác hệ thống chính trị cộng sản cũng sẽ phải thích ứng với các thế lực mới này. Như thế, nhìn về tương lai, dù rằng việc cải cách có được hoàn thành tốt hay không, điều mà tôi nhìn thấy là sự chấm dứt chế độ cai trị của một đảng duy nhất (what I do see is an end to one-party rule). Nó phải thích ứng với xu thế đa nguyên đang phát triển trong xã hội Việt Nam. Nếu chế độ hiện hữu biết hợp tác theo đường lối mà các chế độ độc tài ở nhiều nơi tại Đông Á đã trải qua, nó có thể tồn tại như là một thành phần của chùm sao quyền lực mới. Nếu nó chống lại tiến trình này, tôi nghĩ rằng nó sẽ bị gạt sang một bên. Không phải thông qua một cuộc cách mạng bạo lực, mà là do nó đã lỗi thời không còn thích hợp nữa, và do sự bất lực của nó, và rồi những người khác sẽ nắm quyền lãnh đạo.

AC - Thưa giáo sư, khi phân tích mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc, ông có nói rằng hai nước cùng chia xẻ những lợi ích chung rất quan trọng. Nếu có thể, xin ông cho biết rõ thêm, đó là những lợi ích như thế nào"

CL - Hiện nay trên thế giới còn năm quốc gia vẫn tự xưng là theo xã hội chủ nghĩa, đó là: Trung Quốc, Việt Nam, Bắc Triều Tiên, Lào và Cuba. Nhưng đúng ra, chỉ có hai nước là Trung Quốc và Việt Nam theo đúng kiểu mẫu này. Hai nước có một loạt những lợi ích chung, bởi vì họ vẫn còn dính kết tới một mức nào đó với tư tưởng Mác-Lênin, tỷ dụ như chủ nghĩa bình đẳng. Họ muốn duy trì một nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa do nhà nước nắm quyền kiểm soát chứ không do những thế lực thị trường. Điều quan trọng hơn là: họ muốn giữ chế độ độc đảng, muốn chế độ nắm vững quyền lực. Hai nước đã trao đổi nhiều phái đoàn qua lại thăm viếng nhau dồn dập để bàn bạc làm cách nào giữ vững ổn định chính trị, làm thế nào để chuyển nền sản xuất tập thể hóa ở nông thôn sang nền sản xuất gia đình, làm thế nào cải tổ các xí nghiệp quốc doanh, làm thế nào để tiến hành cải cách hành chánh trong bộ máy thơ lại nhà nước. Họ cũng bàn bạc về vai trò của quân đội trong kinh tế. Hiện nay hai nước không đồng ý với nhau về toàn bộ các vấn đề đã lên danh sách, đặc biệt là vì Việt Nam có dân số chỉ bằng cỡ một tỉnh của Trung Quốc. Thí dụ như họ chưa đồng ý với nhau về vai trò của quân đội. Nhưng về rất nhiều các lãnh vực khác họ có thể nói rằng chúng tôi cùng chia xẻ một đường hướng — chẳng hạn như chúng tôi giữ vững quyền kiểm soát kinh tế trong khi vẫn hội nhập thị trường toàn cầu — và chúng tôi cần bàn bạc với nhau để làm thế nào thực hiện sự chuyển tiếp này mà vẫn giữ vững được trật tự chính trị và ổn định, nhất là giữ cho đảng cộng sản nắm chắc quyền lực. Đó là những điều họ cùng chia xẻ.

AC - Như vậy, trong bang giao Việt Nam - Trung Quốc, bên nào có lợi hơn"

CT - Tôi nghĩ rằng khó mà phán đoán được... Vào thời gian bình thường hóa giữa đôi bên năm 1991, Việt Nam bị hoàn toàn cắt đứt với thế giới bên ngoài bởi lệnh cấm vận mà nguyên nhân là Việt Nam xâm lược và chiếm đóng Cambodia, khi đó mở cửa thông thương với Trung Quốc, Việt Nam thoát được một phần khó khăn. Họ gác sang bên mâu thuẫn chính yếu để có những quan hệ hợp tác. Việt Nam làm việc đó theo đường lối mà họ gọi là “coi tất cả các quốc gia là bạn”. Việc này đưa Việt Nam gia nhập khối ASEAN, ký các thỏa hiệp với Liên Hiệp Âu châu và bình thường hóa quan hệ với Mỹ. Như vậy các sức ép nhằm biến Việt Nam thành một quốc gia nghèo khổ được chấm dứt và điều này đã giúp Việt Nam rất nhiều. Nhưng đồng thời hàng hóa của Trung Quốc tràn ngập Việt Nam, biên giới phòng ngự trở thành cửa ngõ buôn lậu, và việc này dường như đã phá hoại nền công nghiệp của Việt Nam. Xét về lâu dài thì tôi nghĩ rằng việc bình thường hóa sẽ mang lại lợi lộc cho Trung Quốc nhiều hơn. Việt Nam không có một nước đồng minh nào hết, theo ý nghĩa xưa nay. Việt Nam đã gia nhập khối ASEAN mà đó là một tổ chức yếu. Sức mạnh của Trung Quốc sẽ gia tăng với những bước tiến nhảy vọt về quân sự và về kinh tế, trong khi khối ASEAN sẽ không bao giờ có thể đủ mạnh để chống lại. Như vậy Việt Nam bị mắc kẹt giữa một bên là Trung Quốc lớn mạnh và bên kia là Hiệp hội các nước Đông Nam Á luôn luôn bị phân cách bởi nhiều mối bất đồng. Nhưng vì đã gia nhập ASEAN cho nên ít ra Việt Nam cũng phải đi theo đường lối chung của ASEAN. Về lâu dài, chúng ta sẽ thấy TQ lớn mạnh trong khu vực Á Châu Thái Bình Dương, và Việt Nam sẽ phải thích ứng với thực tế này.

AC: Trong cả thập niên 80, mặc dù Vietnam rất yếu và rất nghèo, nhưng đã quyết liệt chống lại TQ trên mọi lãnh vực. Hiện nay Hà Nội tỏ ra không hề lo sợ phải đối phó với một cuộc xâm lược quân sự trên đất liền từ phiá TQ. Vấn đề còn lại chỉ là chủ quyền một số hải đảo trên biển Đông, vậy còn điều gì khiến Việt Nam phải nể sợ TQ"

CT: Ta không thể hoàn toàn bỏ qua vùng Biển Đông. Bởi vì từ năm 1992, Việt Nam đã bất đầu chi thêm rất nhiều tiền cho quốc phòng. Việt Nam bắt dầu mua tàu chiến, máy bay phản lực cho hải quân, tên lửa địa địa, không nhằm mục đích nào khác là đối phó với sự hiện diện quân sự của TQ trong vùng Biển Đông. Điều này cho thấy Việt Nam đánh giá sự đe dọa của TQ là rất nghiêm trọng. Mặt khác, trên đất liền rất khó có thể dự liệu hai nước đi đến chiến tranh theo cái nghĩa xưa nay, là nước này sẽ xâm lấn nước kia. Như thế Việt Nam không bị sức ép. Nhưng Việt Nam phải rất quan tâm đến những ý đồ của TQ, vì đôi bên có thể bị lôi cuốn vào một cuộc đấu mà không bên nào có lợi. Cả hai nước đều viện dẫn lịch sử để cho rằng mình có chủ quyền trên toàn vùng Biển Đông. Đây là một chủ đề theo cảm tính, đặc biệt đối với những nước đang phát triển. TQ có sức mạnh lớn nhất, và đã cho thấy rằng họ biết chụp lấy thời cơ, biết chiếm đóng, củng cố và xây dựng căn cứ trên các hải đảo. Bất cứ lúc nào mà Việt Nam không chú tâm thì ta có thể dự liệu một sự chuyển động về phía TQ. Đó là một loại tiến trình mà Việt Nam không có đủ khả năng để phòng ngừa.

AC: Trước xu thế toàn cầu hóa hiện nay, có phải là Việt Nam đang coi TQ là mẫu mực để noi theo"

CT - Điều trước hết và là điều căn bản, giới lãnh đạo hai nước vẫn trung thành với chủ thuyết Mác-Lênin đã lỗi thời, và điều này dung dưỡng một nhà nước thơ lại, dung dưỡng công an mật vụ, và như thế họ có một cung cách giống nhau coi báo chí là công cụ đấu tranh giai cấp, coi tôn giáo là thuốc phiện đâù độc quần chúng. Và mặc dù những điều này nghe như là luận điệu trong thời Chiến Tranh Lạnh, nhưng không hẳn là như vậy. Những người bất đồng chính kiến ở cả hai quốc gia đều bị trừng trị. Các nhóm tôn giáo, đặc biệt là những người theo đạo Tin Lành ở Việt Nam, và giáo phái Pháp Luân Công ở TQ, những người này bị đối xử theo cùng một kiểu. Có điều đó bởi vì cả hai nước đều cùng một nguồn gốc, đều du nhập một hệ tư tưởng ngoại lai vào nước mình, mà hệ tư tưởng đó chống lại đa nguyên, chống lại tôn giáo. Và mặc dù cả hai nước có thể có tranh chấp về chủ nghĩa dân tộc đưa tới căng thẳng, nhưng trong thâm tâm của giới lãnh đạo đôi bên, họ đều cho rằng chế độ độc đảng nắm quyền là do lịch sử, và họ cho rằng đa nguyên về tôn giáo cùng các hình thức phát biểu khác đều là đối kháng, và giới lãnh đạo hai nước đều có cách đối phó tương tự và cách đó là đàn áp.

AC - Giữa tháng 11, TQ và Hoa Kỳ đã ký thỏa hiệp mậu dịch. Đáng lẽ Việt Nam và HK có thể ký thỏa hiệp trước đó 2 tháng. Như vậy có phải là Việt Nam đã bỏ lỡ một dịp may quá tốt" Đến bao giờ dịp may này có thể trở lại"

CT - Lý do căn bản khiến Việt Nam không ký thỏa hiệp thương mại song phương với Hoa Kỳ xảy ra khi bản dự thảo đã được đồng ý, được dịch sang tiếng Việt và phân phát trong giới cao cấp của đảng, đó là lần đầu tiên một số quan chức nhận ra rằng quyền lợi của họ đang bị đe dọa. Đó là những quan chức điều khiển những xí nghiệp quốc doanh đang bị phá sản, hoặc có quyền lợi trong các khu vực kinh tế mà nhà nước quản lý, như vô tuyến viễn thông. Nếu như Việt Nam ký thỏa hiệp này và phải chấp nhận các tiêu chuẩn quốc tế, Việt Nam sẽ được mở cửa, các quan chức đó sẽ bị mất những quyền lợi mà họ đang nắm giữ, và Đảng Cộng Sản sẽ không còn khả năng kiểm soát những khu vực rộng lớn trong nền kinh tế. Đối với những quan chức này, nếu ta muốn dùng chữ “cánh hữu” để gọi họ cũng được; họ là những người kém hiểu biết, và họ hành động một cách mù quáng. Họ vận động bằng mọi cách và kiến nghị với cựu tổng bí thư Đảng là ông Đỗ Mười và ông này đã can thiệp. Lý do là không có được một sự đồng thuận trong đảng, Việt Nam không ký. Tôi không nghĩ rằng TQ đã thuyết phục Việt Nam đừng ký. Hơn thế nữa, cả Việt Nam lẫn TQ đều đã bàn bạc với nhau về vấn đề này, và phía Việt Nam vì thiếu hiểu biết, chỉ muốn nghe những điều gì mà mình thích. Và phía TQ cũng gặp khó khăn trong việc thương thuyết với Hoa Kỳ, điều này càng khiến cho Việt Nam muốn thối lui. Sau đó, TQ vì lý do riêng của mình đã có quyết định rất quan trọng là ký thỏa hiệp thương mại với Hoa Kỳ, thế là Việt Nam bị lâm vào cái thế “hỏng giò” (caught flat-footed). Như vậy, vấn đề cần phải xét lại vì rằng TQ gia nhập thị trường Hoa Kỳ trước, mà TQ và Việt Nam vốn dĩ vẫn cạnh tranh nhau. Vì thế, cho đến khi nào tình trạng này tồn tại, thì TQ được lợi nhiều hơn Việt Nam. Bởi vậy giới lãnh đạo Việt Nam cần phải xem xét lại tình hình, phải nhìn vào lịch tranh cử tổng thống ở Hoa Kỳ. Đã có những dấu hiệu từ giới thân cận của các nhà lập pháp Mỹ thuộc Đảng Cộng hòa tại Quốc Hội cho biết rằng nếu như Việt Nam tiến tới hành động trễ nhất là vào tháng Giêng năm 2000, chúng ta có thể thấy thỏa hiệp song phương này có thể được ký vào quý đầu năm. Các nhà lập pháp thuộc Đảng Cộng hòa Mỹ sẵn sàng ủng hộ việc ký kết này. Nếu sự thể không diễn ra như vậy thì việc ký kết có thể coi như bỏ qua. Có một yếu tố khác khiến cho tôi lạc quan chút ít là: theo như chương trình làm việc trong quý đầu năm 2000 của Tổng thống Hoa kỳ Clinton, và thông qua ông Đại sứ Mỹ ở Hà Nộị, Tổng thống tỏ ý muốn viếng thăm Việt Nam trước khi ông hết nhiệm kỳ. Dự tính này có thể được coi như một khuyến khích nhỏ. Như vậy tôi nghĩ rằng chúng ta có thể thấy việc ký thỏa hiệp thương mại giữa Hoa kỳ và Việt Nam diễn ra trong quý đầu của năm 2000. Nhưng sau khi ký kết, tôi nghĩ rằng phía Việt Nam vẫn còn đi chậm lắm về mặt này (we’ll see foot dragging on Việt Nam’s part).

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Bốn người được báo cáo đã bị giết chết hôm Thứ Năm sau một vụ cảnh sát rượt đuổi qua nhiều quận đã kết thúc trong trận đấu súng trên đường Miramar Parkway theo sau một tên cướp có vũ khí tại Coral Gables, tiểu bang Florida.
Mỗi năm lên tuổi già đi, tưởng đâu đã được an nhàn, nào ngờ đảng Cộng sản Việt Nam vẫn phải tối mắt đấu tranh để tồn tại vì các chứng nan y: Suy thoái tư tưởng; Đạo đức xuống cấp; Tham nhũng; và, Lợi ích nhóm trong trong cán bộ,đảng viên.
Bản thông báo của cảnh sát đưa ra hôm Thứ Năm ngày 5 tháng 12/2019, cho biết cô bé mất tích tên Lara Nguyen, 12 tuổi, cư dân thị trấn Menda. Lần cuối cô bé được nhìn thấy là tại nhà cô bé này ở đường Coppice Street, khoảng 8 giờ sáng hôm Thứ Tư ngày 4 tháng 12/2019.
Sài Gòn: Trong 11 tháng kiều hối đạt 4,3 tỷ USD, dự kiến cả năm 2019 dự kiến 5,3 tỷ USD, tăng trên 9% so với năm 2018. Kiều hối về đã giúp sản xuất kinh doanh, giải quyết khó khăn đời sống người thân, giải quyết việc làm, tạo điều kiện cho kinh tế Tp SG phát triển.
Do dự đoán thời tiết sẽ có 40-50% cơ hội mưa rào vào Thứ Bảy tới, 7 tháng 12 - ngày sự kiện ‘Winter in the Grove’, Thành phố sẽ dời sự kiện này đến ngày thứ Năm tuần sau, vào ngày 12 tháng 12, và chương trình sẽ bắt đầu lúc 5:00 giờ chiều đến 8:00 giờ tối
Tại nhà hàng Diamond 3, Westminster, Nam California, Tối thứ Sáu, ngày 29 tháng 11 năm 2019, Hội Đồng Hương Quảng Nam – Đà Nẵng (QNĐN) đã tổ chức buổi tiệc tri ân các mạnh thường quân và các ân nhân đã ïđóng góp cho chương trình cứu trợ Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa Quảng Nam Đà Nẵng.
Hôm biểu tình 17/11, lãnh tụ trẻ Joshua Wong hô lớn khẩu hiệu "Hồng-kông là Bá-linh mới !" trước đông đảo dân Hồng-kông tụ tập tại Công trường Edimbourg trong khu phố doanh thương.
Chính phủ Trump đang thắt chặt các đòi hỏi làm việc đối với một số người nhận phiếu thực phẩm, một sự thay đổi dự kiến sẽ loại bỏ các lợi ích của Chương Trình Hỗ Trợ Dinh Dưỡng Bổ Sung (SNAP) cho 688.000 người lớn.
Tổng Thống Donald Trump hôm Thứ Tư đã đột ngột bãi bỏ cuộc họp báo đã được lên lịch trình để kết thúc chuyến đi đầy tranh cãi tới Anh cho cuộc họp năm thứ 70 của Tổ Chức Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương gọi tắt là NATO.
Có 422.9 triệu khẩu súng đang lưu hành, khoảng 1.2 khẩu cho một người Mỹ, và 8.1 tỉ dây đạn được bán vào năm ngoái, chứng tỏ súng là phổ biến tại Mỹ, theo National Shooting Sports Foundation cho biết.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.