Hôm nay,  

Toàn Cầu Hóa Tội Phạm

08/01/200100:00:00(Xem: 4942)
Thế giới quanh ta vẫn nhiều hung hiểm. Một bản tường trình hôm 15/12/2000 của chính phủ Clinton dày 120 trang đã báo nguy rằng các băng tội phạm toàn cầu đã trở thành một khủng hoảng an ninh quốc gia cho Hoa Kỳ, tương đương với nạn khủng bố quốc tế. Đối với nhiều nước khác trên thế giới, tình hình thực sự còn nguy ngập hơn nhiều.

Bài báo trên tờ San Francisco Chronicle hôm Chủ Nhật đã chiếu rọi thêm nhiều tia sáng vào thế giới của bọn tội phạm. Điều bất ngờ là mạng lưới tội phạm quốc tế lại có mặt cả nhiều người Việt Nam, và còn cung cấp phương tiện cho nhiều người Việt di dân lậu nữa.

Phóng viên Frank Viviano ghi nhận là riêng trong một vụ án được phá vỡ năm 1997, liên hệ tới các di dân lậu Việt Nam và Trung Hoa được đưa lậu vào Đức thì “có hơn 140 lệnh khám nhà được thực hiện tại 27 thành phố Đức, có 12,000 cú điện thoại gọi qua lại trên 5 đường dây phone, có 170 nghi can bị nhận diện và 280 vụ nhập di dân lậu đã được dò ra,” theo lời Inperpol. Nghĩa là mạng lưới di dân lậu người Việt và Hoa này trải rộng địa bàn làm ăn rất quy mô. Mà cứ thử nhìn tuyến đường của họ đi thì cũng biết là phải qua bao nhiêu gian nan và biên giới: từ Việt Nam tới Đức.

Hay như tuyến đường của anh Mohammed Hodrat, đi từ quê hương Tajikistan tới Tây Âu để tìm đời sống thoải mái hơn. Anh đã được mạng lưới Mafia đưa lên chuyến đi kéo dài 2 tháng, bằng đường bộ và đường biển nơi xuyên qua biển Adriatic - anh Hodrat và 3 người nữa trong gia đình đã xuyên qua A Phú Hãn, Iran, Đông Thổ Nhĩ Kỳ và Nam Tư, vượt qua nhiều biên giới quốc gia nguy hiểm mà không hề có giấy tờ chiếu khán gì. Hodrat, tên giả anh dùng khi nói với phóng viên Chronicle, kể là tại mỗi biên giới đều có người chờ sẵn trong một chiếc xe minivan, một chiếc tàu hay 1 xe tải với khoang giấu người đặc biệt để đưa gia đình anh tới một nơi ẩn náu cho tới thời điểm lại đi qua một biên giới kế tiếp. Trước khi họ đi thì lệ phí 24,000 đô la đã nộp đủ bởi một thân nhân ở Na Uy cho một ‘doanh gia’ người Serb trước khi họ lên đường. Không nơi nào mà họ bị ai vòi thêm tiền. Nghĩa là tổ chức mạng lưới này kể như tuyệt hảo.

Cảnh sát quốc tế Interpol ước tính là có 4 triệu người mỗi năm được nhập lậu qua các biên giới quốc tế bời các tổ chức tội phạm xuyên quốc gia: các băng tam hoàng Trung Hoa và các dòng họ Mafia Ý Đại Lợi, và các đồng chí của họ từ Liên Xô cũ, vùng Balkans, Do Thái, Lebanon, Việt Nam, Nigeria, Colombia và các nơi khác. Con số đó thiệt sự còn dè dặt lắm.

Theo tường trình của cơ quan Liên Hiệp Quốc - United Nations Interregional Crime and Justice Research Institute - thì việc chuyển di dân lậu bây giờ thu lợi cho các băng tội phạm 7 tỉ đô la một năm. Tuy nhiên, sở Immigration and Nationality Directorate của Anh Quốc tin là số di dân lậu liên hệ phải hơn 25 triệu người mỗi năm, và các băng mafia thu về phải tới 30 tỉ đô la.

Vấn đề là bây giờ Interpol vẫn không moi ra nổi đầy đủ các đường dây này, không biết ai điều hành và phân phối các chi phí, giữ các trương mục ngân hàng, chuyển vận và cất giấu - dù là hàng hóa đó là ma túy, súng lậu hay di dân lậu.

Hầu hết các “khách hàng” di dân lậu đã biến mất vào nền kinh tế bí mật của Âu Châu, làm cật lực nhiều năm để trả nợ. Trong khi đó, nhiều người khác, như gia đình Hodrat, bị bắt bởi cảnh sát và nằm nhiều năm trong các trại tị nạn, hay là bị trả về quê nhà trắng tay.

Họ vẫn là may mắn. Liên Hiệp Quốc ước tính là có 1 triệu phụ nữ và trẻ em mỗi năm - một số em chưa tới 8 tuổi - bị buộc vào các đường dây bán dâm.

Năm 1975, số di dân (hợp pháp và bất hợp pháp) toàn cầu ước tính chưa tới 85 triệu người. Bây giờ là gần 145 triệu người mỗi năm. Nghĩa là nơi để các băng chuyển lậu hốt bạc. Hầu hết là do lý do kinh tế. Như Enzo Bianco, Bộ Trưởng Nội Vụ Ý, nói, “Hố ngăn cách giữa các nước giàu và nghèo mới 40 năm trước là 30 đối 1. Nhưng vaò năm 1997 nó đã tăng tới 74 đối 1. Có liên hệ trực tiếp giữa những con số này và việc toàn cầu hóa các băng tội phạm.”

Dù vậy, bản tin không nói lên một mặt khác mà nhiều người dân tại các quốc gia cộng sản biết rõ: nhiều di dân lậu từ Việt Nam, Trung Quốc và Bắc Hàn thực sự là tị nạn chính trị. Đơn giản, họ không sống nổi dưới các chế độ này. Những người Việt tại Âu Châu, Nga và Đông Âu chắc chắn chứng kiến nhiều trường hợp đaò thoát chính trị như vậy. Như vậy không có nghĩa là mạng lưới tội phạm này cũng có ích, mà chỉ có nghĩa là các chế độ kia đã bất nhân tới mức nào.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.