Hôm nay,  

Quốc Tế: Các Quan Saigon Sợ Cải Tổ Vì Lợi Riêng

07/01/200100:00:00(Xem: 4262)
SAIGON (VB) - Mặc dù Sài Gòn được xem như là hang ổ đổi mới, nhưng sự thực các lãnh tụ Sài Gòn cũng vẫn gắn bó quyền lợi với các cơ chế guồng máy đảng. Đó là nội dung bản phân tích của Martin Gainsborough, chuyên gia về Việt Nam tại Đại Học Nghiên Cứu Phi Châu và Đông Phương ở London. Nhà nghiên cứu này không phải viết qua sự nghiên cứu hời hợt mà còn bằng kinh nghiệm sống của ông: Các năm 1996-99, ông tới nghiên cứu ngay tại Sài Gòn; còn làm nghề tư vấn cho các cơ quan nhà nước CSVN, các công ty đa phương và tư nhân.

Saigon được xem như là một thành trì cải tổ, còn là nơi khai sinh ra đổi mới. Nhiều nhà lãnh đạo của thành phố được xem như là các người đổi mới mà không ‘thò tay can thiệp’ nhiều hơn so với các viên chức ở những nơi khác. Saigon được xem có môi trường tốt cho lãnh vực tư nhân hơn các nơi khác trong nước.

Tuy nhiên những nhận xét này có đúng không" Thật ra, môi trường làm ăn đối với các công ty ngoại quốc và nội địa thì khó mà hoạt động ngay thẳng ngay tại Saigon.

Saigon là nơi cho thấy sự lớn mạnh về lãnh vực tư nhân trong thập niên 1990s, điều quan trọng là việc gia tăng các đầu tư quốc doanh mới ở thành phố, những đầu tư này được xem như là hoạt động của tư nhân núp dưới danh hiệu nhà nước, tạo nên những lằn ranh giữa kinh doanh và chính trị.

Ai chỉ huy Saigon"
Từ năm 1975 Saigon có 5 bí thư đảng và 6 Chủ tịch UBND. Có hai người giữ một lúc hai chức vụ bí thư đảng và Chủ tịch UBND là Võ Văn Kiệt và Trương Tấn Sang, trong khi đó Nguyễn Văn Linh giữ chức bí thư đảng hai lần ở Saigon. Nhiều cán bộ ra Hà Nội để giữ những chức vụ quan trọng. Bản liệt kê các nhà lãnh đạo của Saigon từ trước tới nay (sau 1975) là một Tổng Bí thư Đảng (Nguyễn Văn Linh), 2 Thủ tướng (Võ Văn Kiệt và Phan Văn Khải), 7 Ủy Viên Bộ Chính Trị (trong số đó có 3 người đang tại chức), một cố vấn đảng (Võ Văn Kiệt), và một Bộ Trưởng Nội Vụ (Mai Chí Thọ). Tất cả các người này đã giữ hai vị trí cao nhất trong thành phố vẫn còn sống.

Các Tổng Bí Thư Đảng và Chủ Tịch UBND Saigon, kể từ 1975-2000.

Bí Thư Đảng Ủy TPHCM:
Nguyễn Văn Linh (1976)
Võ Văn Kiệt (1976-81)
Nguyễn Văn Linh (1981-86)
Võ Trần Chí (1986-96)
Trương Tấn Sang (1996-00)
Nguyễn Minh Triết (đang tại chức năm 2000)

Chủ Tịch UBND/TPHCM:
Võ Văn Kiệt (1976)
Mai Chí Thọ (1976-1985)
Phan Văn Khải (1985-89)
Nguyễn Vĩnh Nghiệp (1982-92)
Trương Tấn Sang (1992-96)
Võ Viết Thanh (1996, bị lột chức hồi cuối năm 2000)

Đa số các lãnh đạo của thành phố Saigon được sinh ra ở miền nam, nhất là các tỉnh thuộc Mekong Delta. Trừ Nguyễn Văn Linh và Mai Chí Thọ sinh ra ở miền bắc. Tuy nhiên, cả hai đã trải qua những thời gian dài ở miền nam trong thời chiến tranh.

Nguyễn Văn Linh và Võ Văn Kiệt cả hai giữ những chức vị quan trọng ở Cục Trung Ương Miền Nam (Central Office for South Vietnam) vào cuối cuộc chiến. Trương Tấn Sang, là bí thư đảng của thành phố Saigon từ năm 1996 cho tới khi được bổ nhiệm chức lãnh đạo của Ủy Ban Kinh Tế trung ương đảng vào tháng Giêng năm 2000, Trương Tấn Sang là lãnh đạo của Liên đoàn Tuổi trẻ tỉnh Long An trong thời chiến tranh. Đầu thập niên 1970s Sang bị ở tù một thời gian. Chủ tịch đại diện UBND, Võ Viết Thanh, trong tình báo quân đội trước năm 1975. Sau chiến tranh Thanh trở thành giám đốc công an TPHCM và sau đó là phó bộ trưởng nội vụ dưới quyền Mai Chí Thọ, Võ Viết Thanh là người thân cận của Mai Chí Thọ. Bí thư đảng hiện thời là Nguyễn Minh Triết, người tỉnh Bình Dương, đã tham gia vào lực lượng liên kết lao động ở miền nam trong thời chiến tranh.

Nhiều năm trôi qua kể từ khi chấm dứt cuộc chiến, thành tích của những người leo lên các địa vị ở thành phố Saigon đã thay đổi. Tiêu chuẩn ngày nay dành cho các người làm chính trị của thành phố là có kinh nghiệm về các quận huyện và các khu hành chánh thành phố, thay vì trong rừng sâu.

Trương Tấn Sang đáp ứng tốt được điều kiện này.

Được trao cho chức chủ tịch UBND vào năm 1992, Trương Tấn Sang phục dịch như là bí thư đảng ở quận Bình Chánh và sau đó là giám đốc Bộ Nông Nghiệp, tiếp đến là phó chủ tịch UBND Lê Thanh Hải cũng có những thành tích giống như Trương Tấn Sang, Lê Thanh Hải là phó chủ tịch từ năm 1996, là cựu bí thư đảng ở Quận 5. Lê Thanh Hải cũng phục dịch như là giám đốc của Bộ Nhà Đất và Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư. Phó chủ tịch UBND Vũ Hùng Việt và Trần Ngọc Con trông coi về Bộ Xây Dựng và Kỹ Nghệ. Còn tại chức trong Bộ Kỹ Nghệ gần mười năm.

Phó Chủ Tịch được bổ nhiệm mới đây nhất là Nguyễn Thiên Nhàn, giám đốc Bộ Khoa Học, Kỹ Thuật và Môi Sinh.

Những ngôi sao đang lên"
Một số ngôi sao đang lên của thành phố có thể được tìm thấy trong số người được đề bạt trong Đại Hội Đảng năm 1994 gồm có: Lê Hồng Liêm 46 tuổi, một cựu bí thư đảng ở Quận 5 và hiện là giám đốc của Bộ Văn Hòa và Thông Tin.

Ngôi sao khác đang lên là Phan Trung Kiên. Kiên hiện là chỉ huy của Quân Khu 7, trong đó gồm có thành phố Saigon, tuy nhiên Kiên cũng là một thành viên của Ủy Ban Thường Vụ đảng ở thành phố và có một ghế ở Ủy Ban Trung Ương.

Lê Thanh Hải, hay một vài chủ tịch UBND trẻ tuổi hơn, có thể lên chức vụ cao hơn.

Những đầu tư kinh doanh mới
Một trong những thay đổi mạnh mẽ nhất trong số người giữ vai trò chính trị ở thành phố Saigon là sự gia tăng về các đầu tư kinh doanh nhờ vào địa vị của họï vào cuối thập niên 1970s và đầu thập niên 1980s. Tuy nhiên, từ lúc có chuyển hướng về kinh tế thị trường cuối thập niên 1980s, sự thay đổi trở nên lan rộng. Nhiều cơ hội được xem là lớn lao nhất cho những người giữ các chức vụ ở quận và bộ.

Sự tham gia vào thương mại của những người làm chính trị được thấy dưới nhiều hình thức khác nhau.

Đối với một vài người, nghề nghiệp trong kinh doanh quốc doanh là dấu hiệu báo trước cho nghề làm chính trị. Nhiều người khác đã chuyển đổi thành công từ lãnh vực chính trị qua kinh doanh và ngược lại. Vẫn có nhiều người thành lập nên các công ty tư nhân hay công ty trách nhiệm giới hạn, dùng tên những người trong gia đình để đứng tên công ty. Từ cuối thập niên 1980s và đầu thập niên 1990s nhiều người làm chính trị đã phục vụ trong hội đồng quản trị của các ngân hàng cổ phiếu quốc doanh, thí dụ như Lê Thanh Hải, một cựu chủ tịch hội đồng quản trị của Buidebank. Đỗ Văn Hoàng, cựu chủ tịch UBND quận 1, là chủ tịch hội đồng quản trị của Oricom Bank. Hoàng cũng là giám đốc của Saigon Tourist, một trong 10 công ty mạnh nhất ở Việt Nam.

Nghi vấn về cải tổ
Bất kể kết quả thế nào của cuộc chiến tranh giành các tích sản công ty lắm tiền tại Sàigon, thì điều này vẫn còn xa với cái hình ảnh một Saigon cấp tiến, năng động, và đổi mới. Quyền lợi của các hãng quốc doanh được gắn chặt trong TPHCM y hệt như mọi nơi khác, trong khi các cán bộ dính líu tới việc tìm cho thuê [nhà, đất, tài sản nhà nước...] và hành vi tham nhũng y hệt cán bộ nơi khác. Thêm nữa, với chính sách phân quyền, việc thực hiện cải tổ và tạo ra xã hội pháp trị hiển nhiên là khó xảy ra tại TPHCM cũng như ở các nơi khác.

Thế nên, đừng tưởng là các lãnh tụ Sài Gòn thật tâm muốn thay đổi.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.